Cay mia
Chia sẻ bởi Lê Thị Nga |
Ngày 23/10/2018 |
30
Chia sẻ tài liệu: cay mia thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA NÔNG HỌC – LỚP TC07NH
MÔN: CÂY LÚA
Chuyên Đề:
HÌNH THỂ HỌC
VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CÂY LÚA
NHÓM SV THỰC HIỆN:
Lê Công Nhật
Nguyễn Thành Nhân Nguyễn Minh Nghị
Lê Thị Nga
Nguyễn Văn Nam
Huỳnh Thanh Phong
Nguyễn Văn Phụng
Nguyễn Tấn Phước
Dũ Đông Phương
Trần Minh Phụng
HÌNH THỂ HỌC VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CÂY LÚA
1/Rễ lúa
Rễ lúa phát triển từ phôi gọi là rễ nguyên thủy (hay còn gọi là rễ mộng hay rễ mầm) chỉ có 1 chiếc duy nhất.
+ Rễ mầm có tác dụng hút nước trong thời gian đầu để cung cấp cho mầm phát triển,ít ăn sâu, ít phân nhánh,dài từ 10-15 cm, sau một thời gian ngắn (khoảng một tháng) sẽ chết đi và được thay thế bằng các lớp rễ phụ
Rễ mầm
+ Rễ phụ (còn gọi là rễ bất định, rễ chân kiềng): là bộ rễ hút chất dinh dưỡng trong suốt quá trình sinh trưởng và giúp cây bám vào.
Giai đoạn đầu, bộ rễ này được phát triển từ những đốt ở dưới thấp (dưới mặt đất) và bộ rễ được chia thành 2 lớp: lớp rễ mặt ở phía trên và lớp rễ thường ở sâu hơn. Ở những giai đoạn phát triển về sau của cây lúa, những đốt ở phía trên cũng bắt đầu sinh rễ và phát triển theo chiều ngang tạo thành lớp rễ trên bề mặt. Những mắt đầu chỉ ra được trên dưới 5 rễ, nhưng những mắt sau có thể đạt 5-20 rễ và tập hợp các hớp rễ tạo thành bộ rễ chùm.
. Bộ rễ lúa phân bố ở lớp đất 0-20cm là chính, trong đó phần lớn ở tầng mặt 0-10cm. Ở lớp đất sâu trên 20cm cũng có rễ phân bố nhưng không đáng kể.
Những rễ già hoặc những phần già của rễ có màu nâu, còn những rễ mới hoặc những phần non của rễ có màu trắng.
Thời kỳ mạ: Nếu mạ gieo thưa, rễ mạ có thể dài 5-6 cm. Tiêu chuẩn của mạ tốt là bộ rễ ngắn,nhiều rễ trắng.
Thời kỳ sau cấy: Bộ rễ tăng dần về số lượng và chiều dài ở thời kỳ đẻ nhánh, làm đòng
Thời kỳ trỗ bông : Bộ rễ đạt giá trị tối đa vào thời kỳ trỗ bông. Số lượng rễ có thể đạt tới 500 – 800 cái. Chiều dài rễ đạt 2- 3 km/ cây khi cây được trồng riêng trong chậu.
Khi cấy lúa quá sâu (>5 cm), cây lúa sẽ tạo ra 2 tầng rễ, trong thời gian này cây lúa chậm phát triển giống như hiện tượng lúa bị bệnh ngẹt rễ. Cấy ở độ sâu thích hợp (3-5cm) sẽ khắc phục được hiện tượng trên. Để tạo điều kiện cho bộ rễ phát triển tốt, cần làm cỏ sục bùn điều chỉnh lượng nước hợp lí, tạo điều kiện cho tầng đất vùng rễ thông thoáng, bộ rễ phát triển mạnh. Cây lúa sinh trưởng tốt, chống chịu được sâu bệnh, nâng xuất cao.
HÌNH THỂ HỌC VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CÂY LÚA
2/ Thân lúa(Stem)
a. Hình thái
Thân gồm nhiều mắt và lóng. Trước thời kỳ lúa trỗ, thân lúa được bao bọc bởi bẹ lá.
- Tổng số mắt trên thân chính bằng số lá trên thân cộng thêm 2. Chỉ vài lóng ở ngọn dài ra, số còn lại ngắn và dày đặc. Lóng trên cũng dài nhất. Một lóng dài hơn 5 mm được xem là lóng dài.
- Số lóng dài: Từ 3-8 lóng. Theo giải phẫu ngang lóng, lóng có một khoảng trống lớn gọi là xoang lỏi.
* Chiều cao cây: Được tính từ gốc đến mút lá hoặc bông cao nhất
* Chiều cao thân: Được tính từ gốc đến cổ bông.
Chiều cao thân và chiều cao cây liên quan đến khả năng chống đổ của giống lúa.
b. Nhánh lúa
Cây lúa có thể đẻ nhánh khi có 4-5 lá thật.
Ở ruộng lúa cấy, sau khi bén rễ hồi xanh cây lúa bắt đầu đẻ nhánh. Lúa kết thúc đẻ nhánh vào thời kỳ làm đốt, làm đòng.
Từ cây mẹ đẻ ra nhánh con (cấp 1), nhánh cấp 1 đẻ nhánh cấp 2 , nhánh cấp 2 đẻ nhánh cấp 3.
Sự phát triển của thân và các lóng cây lúa liên quan mật thiết đến sự phát triển của lá lúa. Số lá trên thân lúa là bao nhiêu thì số lóng trên thân cây lúa là tương đương và ngược lại. Mỗi một lóng được ngăn cách bởi đốt thân. Mỗi lóng thân có phần bên trong rỗng, còn phần vỏ lóng thân bao gồm rất nhiều các bó mạch hình ô van tròn với chức năng lưu dẫn nước và các chất dinh dưỡng khác để nuôi và điều tiết các quá trình sinh trưởng, phát triển của cây lúa.
Người ta gọi lóng trên cùng sát với bông lúa là lóng thứ nhất. Và các lóng tiếp theo được tính theo thứ tự: 2, 3, 4… cho đến lóng cuối cùng sát nằm sát phần gốc rễ cây lúa. Độ dài các lóng thân lúa cũng giảm dần theo thứ tự trên. Tỉnh đến lúc thu hoạch trên thân cây lúa thường có từ 4 – 6 lóng dài (trên 1 cm). Các lóng càng dài thì cây lúa càng dễ đổ rạp trên mặt đất, các lóng ngắn thì cây lúa thấp lùn và bộ lá phát triển kém, ảnh hưởng đến năng suất lúa.
Độ dài của lóng thân lúa phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: đặc điểm của giống, mật độ cấy, khí hậu thời tiết, lượng phân bón (đặc biệt là lượng đạm), chế độ chăm sóc… Vì vậy áp dụng các biện pháp kỹ thuật đồng bộ để điều chỉnh sự phát triển của cây lúa nói chung và các lóng, thân lúa nói riêng là vấn đề quan trọng trong sản xuất lúa, góp phần nâng cao năng suất cây lúa.
HÌNH THỂ HỌC VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CÂY LÚA
3/Lá lúa
Hình thái
- Lá lúa điển hình gồm: bẹ lá, phiến lá, lá thìa và tai lá.
+ Phiến lá: hẹp, phẳng và dài hơn bẹ lá ( trừ lá thứ hai).
+ Bẹ lá: là phần đáy lá kéo dài cuộn thành hình trụ và bao phần non của thân. Chống đỡ cơ học cho toàn cây.Dự trữ tạm thời các Hydratcacbon rước khi lúa trỗ bông
+ Cổ lá: là phần nối tiếp giữa phiến lá và bẹ lá
● Tai lá: Một cặp tai lá hình lưỡi liềm
● Lá thìa: là vảy nhỏ và trắng hình tam giác.
Cổ lá
Phiến lá
Bẹ lá
- Lá được hình thành từ các mầm lá ở mắt thân. Tốc độ ra lá thay đổi theo thời gian sinh trưởng và điều kiện ngoại cảnh.
+ Thời kỳ mạ non: trung bình 3 ngày ra được 1 lá.
+ Thời kỳ mạ khoẻ: từ lá thứ 4, tốc độ ra lá chậm lại, 7-10 ngày ra được 1 lá.
+Thời kỳ đẻ nhánh: 5-7 ngày /1lá ở vụ mùa.
+ Cuối thời kỳ đẻ nhánh - làm đòng: khoảng 12 - 15 ngày / lá. cây lúa trỗ bông cũng là lúc hoàn thành lá đòng.
Số lá trên cây phụ thuộc chủ yếu vào giống, thời vụ cấy, biện pháp bón phân và quả trình chăm sóc. Thường số lá của các giống :
+ Giống lúa ngắn ngày: 12 - 15 lá
+ Giống lúa trung ngày: 16 - 18 lá
+ Giống lúa dài ngày : 18 - 20 lá
HÌNH THỂ HỌC VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CÂY LÚA
4/ Bông Lúa
Sau khi ra đủ số lá nhất định thì cây lúa sẽ trổ bông. Bông lúa là loại phát hoa chùm, gồm một trục chính mang nhiều nhánh gié bậc một, bậc hai và đôi khi có nhánh gié cấp 3. hoa lúa được mang bởi một cuống hoa ngắn mọc ra từng nhánh gié này.
Bông lúa có nhiều dạng: bông túm hoặc xòe, đóng hạt thưa và dày, cổ hở hay cổ kín, tùy đặc tính giống và môi trường.
Gốc bông
Cuốn bông
Từ khi hình thành đòng lua đến khi trổ bông kéo dài từ 17 – 35 ngày.thời gian trổ bông dài hay ngắn tùy giống, điều kiện mội trường và độ đồng đều trên đồng ruộng. Thời gian trổ càng ngắn thì tránh được thiệt hại do các tác động xấu của mội trường càng ít. Một bông lúa từ khi bắt đầu xuấthiện đến khi trổ hoàn toàn mất 3-4 ngày hoặc lâu hơn 5-6 ngày. Trình tự phân hóa và phát triển đòng trên một bụi lúa được bất đầu từ thân chính (bông cái), rồi đến các chồi cấp 1,chồi cấp 2…
HÌNH THỂ HỌC VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CÂY LÚA
5.Hoa lúa
Lúa là cây tự thụ, một bông hoa lúa (sau khi thụ phấn sẽ là 1 hạt thóc) là một bông hoa lưỡng tính có đầy đủ nhị và nhuỵ. Tuy nhiên, quần thể hoa lúa dày đặc và phấn của hoa lúa dễ bay theo gió nên hiện tượng thụ phấn chéo cũng dễ sảy ra trên đồng ruộng..
Việc nở hoa thụ phấn cũng phụ thuộc vào đặc điểm của giống lúa. Có giống tiến hành nở hoa thụ phấn ngay, nhưng cũng có giống phải chờ trỗ xong mới. tiến hành nở hoa thụ phấn. Khi nở hoa phơi màu, vảy cá hút nước trương to lên, đồng thời với áp lực của vòi nhị làm cho vỏ trấu mở ra. Khi vỏ trấu vừa hé mở thì bao phấn vỡ ra và hạt phấn rơi vào bầu nhuỵ để bầu nhuỵ phát triển thành hạt - quá trình thụ phấn đã hoàn thành. Tiếp sau đó vòi nhị vươn dài ra rất nhanh và đẩy bao phấn ra ngoài vỏ trấu - người ta đó là quá trình phơi màu. Tiếp đó, vòi nhị héo rũ và bao phấn rụng đi. Đến đây quá trình nở hoa thụ phấn đã hoàn thành.
Hoa lúa nở theo quy luật từ trên xuống dưới, từ ngoài vào trong cho nên trên một bông, những hoa ở đầu bồng và đầu gié thường nở trước, các hoa ở gốc bông thường nở cuối cùng. Trình tự nở hoa có liên quan đến trình tự vào chắc, các hoa ở gốc bông nở cuối cùng nên cùng vào chắc muộn và khi gặp điều kiện bất thuận thường dễ bị lép hoặc có trọng lượng hạt thấp.
Nhiệt độ và các điều kiện khí hậu, thời tiết khác như: mưa, gió, độ ẩm… có ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình nở hoa, thụ phấn, thụ tinh của cây lúa. Nhiệt độ thấp hay nhiệt độ quá cao đều gây trở ngại cho sự mở ra của bao phấn. Trong sản xuất lúa, người ta thường bố trí mùa vụ sao cho thời điểm trỗ hoa của cây lúa nằm trong khoảng điều kiện khí hậu, thời tiết an toàn.
KHOA NÔNG HỌC – LỚP TC07NH
MÔN: CÂY LÚA
Chuyên Đề:
HÌNH THỂ HỌC
VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CÂY LÚA
NHÓM SV THỰC HIỆN:
Lê Công Nhật
Nguyễn Thành Nhân Nguyễn Minh Nghị
Lê Thị Nga
Nguyễn Văn Nam
Huỳnh Thanh Phong
Nguyễn Văn Phụng
Nguyễn Tấn Phước
Dũ Đông Phương
Trần Minh Phụng
HÌNH THỂ HỌC VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CÂY LÚA
1/Rễ lúa
Rễ lúa phát triển từ phôi gọi là rễ nguyên thủy (hay còn gọi là rễ mộng hay rễ mầm) chỉ có 1 chiếc duy nhất.
+ Rễ mầm có tác dụng hút nước trong thời gian đầu để cung cấp cho mầm phát triển,ít ăn sâu, ít phân nhánh,dài từ 10-15 cm, sau một thời gian ngắn (khoảng một tháng) sẽ chết đi và được thay thế bằng các lớp rễ phụ
Rễ mầm
+ Rễ phụ (còn gọi là rễ bất định, rễ chân kiềng): là bộ rễ hút chất dinh dưỡng trong suốt quá trình sinh trưởng và giúp cây bám vào.
Giai đoạn đầu, bộ rễ này được phát triển từ những đốt ở dưới thấp (dưới mặt đất) và bộ rễ được chia thành 2 lớp: lớp rễ mặt ở phía trên và lớp rễ thường ở sâu hơn. Ở những giai đoạn phát triển về sau của cây lúa, những đốt ở phía trên cũng bắt đầu sinh rễ và phát triển theo chiều ngang tạo thành lớp rễ trên bề mặt. Những mắt đầu chỉ ra được trên dưới 5 rễ, nhưng những mắt sau có thể đạt 5-20 rễ và tập hợp các hớp rễ tạo thành bộ rễ chùm.
. Bộ rễ lúa phân bố ở lớp đất 0-20cm là chính, trong đó phần lớn ở tầng mặt 0-10cm. Ở lớp đất sâu trên 20cm cũng có rễ phân bố nhưng không đáng kể.
Những rễ già hoặc những phần già của rễ có màu nâu, còn những rễ mới hoặc những phần non của rễ có màu trắng.
Thời kỳ mạ: Nếu mạ gieo thưa, rễ mạ có thể dài 5-6 cm. Tiêu chuẩn của mạ tốt là bộ rễ ngắn,nhiều rễ trắng.
Thời kỳ sau cấy: Bộ rễ tăng dần về số lượng và chiều dài ở thời kỳ đẻ nhánh, làm đòng
Thời kỳ trỗ bông : Bộ rễ đạt giá trị tối đa vào thời kỳ trỗ bông. Số lượng rễ có thể đạt tới 500 – 800 cái. Chiều dài rễ đạt 2- 3 km/ cây khi cây được trồng riêng trong chậu.
Khi cấy lúa quá sâu (>5 cm), cây lúa sẽ tạo ra 2 tầng rễ, trong thời gian này cây lúa chậm phát triển giống như hiện tượng lúa bị bệnh ngẹt rễ. Cấy ở độ sâu thích hợp (3-5cm) sẽ khắc phục được hiện tượng trên. Để tạo điều kiện cho bộ rễ phát triển tốt, cần làm cỏ sục bùn điều chỉnh lượng nước hợp lí, tạo điều kiện cho tầng đất vùng rễ thông thoáng, bộ rễ phát triển mạnh. Cây lúa sinh trưởng tốt, chống chịu được sâu bệnh, nâng xuất cao.
HÌNH THỂ HỌC VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CÂY LÚA
2/ Thân lúa(Stem)
a. Hình thái
Thân gồm nhiều mắt và lóng. Trước thời kỳ lúa trỗ, thân lúa được bao bọc bởi bẹ lá.
- Tổng số mắt trên thân chính bằng số lá trên thân cộng thêm 2. Chỉ vài lóng ở ngọn dài ra, số còn lại ngắn và dày đặc. Lóng trên cũng dài nhất. Một lóng dài hơn 5 mm được xem là lóng dài.
- Số lóng dài: Từ 3-8 lóng. Theo giải phẫu ngang lóng, lóng có một khoảng trống lớn gọi là xoang lỏi.
* Chiều cao cây: Được tính từ gốc đến mút lá hoặc bông cao nhất
* Chiều cao thân: Được tính từ gốc đến cổ bông.
Chiều cao thân và chiều cao cây liên quan đến khả năng chống đổ của giống lúa.
b. Nhánh lúa
Cây lúa có thể đẻ nhánh khi có 4-5 lá thật.
Ở ruộng lúa cấy, sau khi bén rễ hồi xanh cây lúa bắt đầu đẻ nhánh. Lúa kết thúc đẻ nhánh vào thời kỳ làm đốt, làm đòng.
Từ cây mẹ đẻ ra nhánh con (cấp 1), nhánh cấp 1 đẻ nhánh cấp 2 , nhánh cấp 2 đẻ nhánh cấp 3.
Sự phát triển của thân và các lóng cây lúa liên quan mật thiết đến sự phát triển của lá lúa. Số lá trên thân lúa là bao nhiêu thì số lóng trên thân cây lúa là tương đương và ngược lại. Mỗi một lóng được ngăn cách bởi đốt thân. Mỗi lóng thân có phần bên trong rỗng, còn phần vỏ lóng thân bao gồm rất nhiều các bó mạch hình ô van tròn với chức năng lưu dẫn nước và các chất dinh dưỡng khác để nuôi và điều tiết các quá trình sinh trưởng, phát triển của cây lúa.
Người ta gọi lóng trên cùng sát với bông lúa là lóng thứ nhất. Và các lóng tiếp theo được tính theo thứ tự: 2, 3, 4… cho đến lóng cuối cùng sát nằm sát phần gốc rễ cây lúa. Độ dài các lóng thân lúa cũng giảm dần theo thứ tự trên. Tỉnh đến lúc thu hoạch trên thân cây lúa thường có từ 4 – 6 lóng dài (trên 1 cm). Các lóng càng dài thì cây lúa càng dễ đổ rạp trên mặt đất, các lóng ngắn thì cây lúa thấp lùn và bộ lá phát triển kém, ảnh hưởng đến năng suất lúa.
Độ dài của lóng thân lúa phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: đặc điểm của giống, mật độ cấy, khí hậu thời tiết, lượng phân bón (đặc biệt là lượng đạm), chế độ chăm sóc… Vì vậy áp dụng các biện pháp kỹ thuật đồng bộ để điều chỉnh sự phát triển của cây lúa nói chung và các lóng, thân lúa nói riêng là vấn đề quan trọng trong sản xuất lúa, góp phần nâng cao năng suất cây lúa.
HÌNH THỂ HỌC VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CÂY LÚA
3/Lá lúa
Hình thái
- Lá lúa điển hình gồm: bẹ lá, phiến lá, lá thìa và tai lá.
+ Phiến lá: hẹp, phẳng và dài hơn bẹ lá ( trừ lá thứ hai).
+ Bẹ lá: là phần đáy lá kéo dài cuộn thành hình trụ và bao phần non của thân. Chống đỡ cơ học cho toàn cây.Dự trữ tạm thời các Hydratcacbon rước khi lúa trỗ bông
+ Cổ lá: là phần nối tiếp giữa phiến lá và bẹ lá
● Tai lá: Một cặp tai lá hình lưỡi liềm
● Lá thìa: là vảy nhỏ và trắng hình tam giác.
Cổ lá
Phiến lá
Bẹ lá
- Lá được hình thành từ các mầm lá ở mắt thân. Tốc độ ra lá thay đổi theo thời gian sinh trưởng và điều kiện ngoại cảnh.
+ Thời kỳ mạ non: trung bình 3 ngày ra được 1 lá.
+ Thời kỳ mạ khoẻ: từ lá thứ 4, tốc độ ra lá chậm lại, 7-10 ngày ra được 1 lá.
+Thời kỳ đẻ nhánh: 5-7 ngày /1lá ở vụ mùa.
+ Cuối thời kỳ đẻ nhánh - làm đòng: khoảng 12 - 15 ngày / lá. cây lúa trỗ bông cũng là lúc hoàn thành lá đòng.
Số lá trên cây phụ thuộc chủ yếu vào giống, thời vụ cấy, biện pháp bón phân và quả trình chăm sóc. Thường số lá của các giống :
+ Giống lúa ngắn ngày: 12 - 15 lá
+ Giống lúa trung ngày: 16 - 18 lá
+ Giống lúa dài ngày : 18 - 20 lá
HÌNH THỂ HỌC VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CÂY LÚA
4/ Bông Lúa
Sau khi ra đủ số lá nhất định thì cây lúa sẽ trổ bông. Bông lúa là loại phát hoa chùm, gồm một trục chính mang nhiều nhánh gié bậc một, bậc hai và đôi khi có nhánh gié cấp 3. hoa lúa được mang bởi một cuống hoa ngắn mọc ra từng nhánh gié này.
Bông lúa có nhiều dạng: bông túm hoặc xòe, đóng hạt thưa và dày, cổ hở hay cổ kín, tùy đặc tính giống và môi trường.
Gốc bông
Cuốn bông
Từ khi hình thành đòng lua đến khi trổ bông kéo dài từ 17 – 35 ngày.thời gian trổ bông dài hay ngắn tùy giống, điều kiện mội trường và độ đồng đều trên đồng ruộng. Thời gian trổ càng ngắn thì tránh được thiệt hại do các tác động xấu của mội trường càng ít. Một bông lúa từ khi bắt đầu xuấthiện đến khi trổ hoàn toàn mất 3-4 ngày hoặc lâu hơn 5-6 ngày. Trình tự phân hóa và phát triển đòng trên một bụi lúa được bất đầu từ thân chính (bông cái), rồi đến các chồi cấp 1,chồi cấp 2…
HÌNH THỂ HỌC VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CÂY LÚA
5.Hoa lúa
Lúa là cây tự thụ, một bông hoa lúa (sau khi thụ phấn sẽ là 1 hạt thóc) là một bông hoa lưỡng tính có đầy đủ nhị và nhuỵ. Tuy nhiên, quần thể hoa lúa dày đặc và phấn của hoa lúa dễ bay theo gió nên hiện tượng thụ phấn chéo cũng dễ sảy ra trên đồng ruộng..
Việc nở hoa thụ phấn cũng phụ thuộc vào đặc điểm của giống lúa. Có giống tiến hành nở hoa thụ phấn ngay, nhưng cũng có giống phải chờ trỗ xong mới. tiến hành nở hoa thụ phấn. Khi nở hoa phơi màu, vảy cá hút nước trương to lên, đồng thời với áp lực của vòi nhị làm cho vỏ trấu mở ra. Khi vỏ trấu vừa hé mở thì bao phấn vỡ ra và hạt phấn rơi vào bầu nhuỵ để bầu nhuỵ phát triển thành hạt - quá trình thụ phấn đã hoàn thành. Tiếp sau đó vòi nhị vươn dài ra rất nhanh và đẩy bao phấn ra ngoài vỏ trấu - người ta đó là quá trình phơi màu. Tiếp đó, vòi nhị héo rũ và bao phấn rụng đi. Đến đây quá trình nở hoa thụ phấn đã hoàn thành.
Hoa lúa nở theo quy luật từ trên xuống dưới, từ ngoài vào trong cho nên trên một bông, những hoa ở đầu bồng và đầu gié thường nở trước, các hoa ở gốc bông thường nở cuối cùng. Trình tự nở hoa có liên quan đến trình tự vào chắc, các hoa ở gốc bông nở cuối cùng nên cùng vào chắc muộn và khi gặp điều kiện bất thuận thường dễ bị lép hoặc có trọng lượng hạt thấp.
Nhiệt độ và các điều kiện khí hậu, thời tiết khác như: mưa, gió, độ ẩm… có ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình nở hoa, thụ phấn, thụ tinh của cây lúa. Nhiệt độ thấp hay nhiệt độ quá cao đều gây trở ngại cho sự mở ra của bao phấn. Trong sản xuất lúa, người ta thường bố trí mùa vụ sao cho thời điểm trỗ hoa của cây lúa nằm trong khoảng điều kiện khí hậu, thời tiết an toàn.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Lê Thị Nga
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)