Cay mau.chuyen de 1

Chia sẻ bởi Van Thai Lai | Ngày 18/03/2024 | 11

Chia sẻ tài liệu: cay mau.chuyen de 1 thuộc Sinh học

Nội dung tài liệu:

CHUYÊN ĐỀ 1
ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT HỌC CỦA
CÂY NGÔ



RỄ NGÔ
NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ 1
THÂN NGÔ
HẠT NGÔ

HOA NGÔ

LÁ NGÔ
1. RỄ NGÔ
1.1. Các loại rễ:
Rễ mầm
Rễ đốt
Rễ chân kiềng
Vị trí
Thời gian
Đặc điểm




1.2. Quy luật phát triển của rễ
Hạt ngô mới nảy mầm: Rễ mầm
Sau 7-10 ngày: Rễ đốt
Sau khoảng 1 tháng: Rễ chân kiềng



Rễ mầm
Rễ đốt
Rễ chân kiềng
Phạm vi ăn sâu và lan rộng của rễ ngô

Thời kỳ 3 lá lan rộng 10 - 12 cm, ăn sâu 18 - 20 cm
Thời kỳ 5 - 6 lá lan rộng 30 - 35 cm, ăn sâu 50 - 60 cm
Thời kỳ trổ cờ lan rộng 60 - 70 cm, ăn sâu 80 - 90 cm
Hình thành hạt lan rộng 90 - 100 cm, ăn sâu khoảng 200 cm.
Ảnh hưởng của hiện tượng đứt rễ ở các thời kỳ khác nhau
2. THÂN NGÔ
2.1. Đặc điểm:
Đặc, đường kính khoảng 2 - 4 cm
Trên thân ngô phân ra nhiều lóng. Chiều dài của các lóng/thân không đều nhau
Trong điều kiện bình thường cây ngô cao 1,8 - 2 m có số lóng thay đổi tùy thuộc giống.
Giống ngắn ngày:cao cây 1,2 - 1,5 m có 14 - 15 lóng
Giống trung ngày: cao cây 1,8 - 2,0 m có 18 - 22 lóng
Giống dài ngày: cao cây 2,0 - 2,2 m có 20 - 22 lóng
Nghiên cứu hình thái của lóng liên quan đến tính chống đỗ và một số đặc tính khác.
Thân ngô có nhiều nhiệm vụ
2. THÂN NGÔ
2.2. Quy luật phát triển của thân
Giai đoạn 3 - 4 lá: chiều cao cây phát triển chậm, đường kính lóng tăng nhanh.
Từ 6 - 7 lá đến trước trổ cờ tung phấn, phun râu: tốc độ phát triển chiều cao cây ngày càng nhanh tạo điều kiện cho trổ cờ thuận lợi.
Sau trổ cờ: chiều cao cây phát triển chậm.
Chín sáp - chín hoàn toàn: chiều cao cây ngừng phát triển
Chậm
Nhanh
Chậm
Ngừng
3. LÁ NGÔ
3.1. Đặc điểm
Lá ngô mọc từ mắt trên đốt và mọc đối xứng xen kẽ nhau
Từ gốc đến khoảng 2/3 chiều cao cây, lá có chiều dài tăng dần, càng về phía bông cờ chiều dài lá giảm dần.
Lá ngô có rất nhiều khí khổng. Trung bình một lá ngô có 2 - 6 triệu khí khổng, trên 1mm2 lá có từ 500 - 900 khí khổng.
3.1. Đặc điểm
Một khảo sát chi tiết cho thấy:
Số khí khổng trên 1 cm2 biểu bì trên là: 9.300
Số khí khổng trên 1 cm2 biểu bì dưới là: 7.684
Tổng số khí khổng trên 1 cm2 cả hai mặt lá là: 16.984
Tổng diện tích lá trung bình một cây là: 6.100 cm2
Số khí khổng trung bình một cây là: 104.057.850



3.1. Đặc điểm
Tỷ lệ diện tích lỗ khí khổng trên cả hai mặt lá so với diện tích toàn bộ lá là: 0,76%
Do cấu tạo đặc biệt nên hai tế bào đóng mở khí khổng của lá ngô rất mẫn cảm với điều kiện bất lợi
Trên mặt lá có nhiều lông tơ và có khả năng hạn chế quá trình bốc hơi nước
Lá ngô cong theo hình lồng máng nên có thể hứng dần nước từ trên lá xuống dù chỉ một lượng mưa rất nhỏ
3.1. Đặc điểm
Theo Nhegovolop với lượng mưa 7,7 mm thì 8% diện tích xung quanh gốc ngô và ở độ sâu 25 - 30 cm, lượng nước trong đất đã chiếm 50 - 70% tổng lượng nước mưa
Số lá, độ lớn của lá phụ thuộc vào giống, điều kiện thời tiết, kỹ thuật canh tác, mùa vụ (15 - 20 lá)
Diện tích lá tăng dần qua các thời kỳ và đạt lớn nhất trong khoảng từ trổ cờ đến ngậm sữa.
Chỉ số diện tích lá đạt năng suất cao nhất là 5,0 - 5,5
Lá ngô quang hợp theo chu trình C4
Các bộ phận của lá ngô
Bẹ lá hay cuốn lá (bao lá) bao chặt vào thân, trên mặt bẹ lá có nhiều lông.
Phiến lá (bản lá): thường rộng, dài, mép lá lượn sóng, một số giống mép lá có nhiều lông tơ.
Thìa lìa: được coi là sự phát triển tiếp tục của phiến lá.
3.2. Các loại lá
Căn cứ vào hình thái và vị trí trên thân, lá ngô được chia thành 4 loại như sau:
Lá mầm: lá đầu tiên khi cây còn nhỏ, có dạng hình loa kèn, chưa phân biệt được phiến lá với bẹ lá, thường gọi là lá lồng máng.
Lá thân: là những lá có mầm nách ở kẻ chân lá hay những lá mọc trên những đốt thân.
Lá ngọn: là những lá nằm ở phía trên bắp đến giáp bông cờ, không có mầm nách ở kẽ chân lá.
Lá bi: là những lá bao bắp, số lá bi tương ứng với số lá trên thân.
4. BÔNG CỜ VÀ HOA ĐỰC
4.1. Sự sắp xếp hoa đực trên bông cờ
Hoa đực nằm ở đỉnh cây, bao gồm các hoa đực sắp xếp theo kiểu chùm bông được gọi là bông cờ
Bông cờ gồm một trục chính, trên trục chính có nhiều nhánh, khoảng 1/3 trục chính phía dưới bông cờ có nhiều nhánh hơn.
Trên mỗi nhánh và cả trên trục chính có nhiều gié (bông nhỏ, bông chét nhánh nhỏ).
Các gié mọc đối diện nhau trên trục chính hay trên các nhánh, mỗi gié có hai chùm hoa (1 chùm cuống dài và 1 chùm cuống ngắn) mỗi chùm có hai hoa.
4.2.Cấu tạo hoa đực
Trên mỗi chùm hoa có hai vỏ trấu ngoài chung cho cả hai hoa
Bên trong hai vỏ trấu ngoài có chứa hai hoa, mỗi hoa có hai vỏ trấu trong, mỏng, màu trắng, ở giữa mỗi hoa có 3 nhị đực, mỗi nhị đực có 1 bao phấn, mỗi bao phấn có hai phòng (2 ô), trong mỗi ô có chứa khoảng 1.000 - 2.500 hạt phấn. Mỗi bông cờ có từ 700 - 1.400 hoa, tổng cộng cho từ 10 - 30 triệu hạt phấn.
4.2.Cấu tạo hoa đực
Một hoa đực gồm các bộ phận cơ bản sau:
1. Vỏ trấu ngoài (a)
2. Vỏ trấu trong (b và d)
3. Nhị đực (c và f)

4.2.Cấu tạo hoa đực
Số hoa trên 1 bông cờ nhiều hay ít phụ thuộc vào giống và điều kiện ngoại cảnh.
Ở nước ta trong điều kiện canh tác bình thường:
Giống ngắn ngày có 500 - 700 hoa
Giống trung ngày có 700 - 1.000 hoa
Giống dài ngày có > 1.000 hoa
Hoa đực nhiều, khỏe là một đặc tính tốt
4.3. Quá trình nở hoa và tung phấn
Từ trên xuống dưới, từ ngoài vào trong
Hoa đầu trục chính và đầu nhánh nở trước
Thời gian phơi màu của bông cờ trong mùa hè
khoảng 5 - 8 ngày, mùa đông khoảng 12 - 15 ngày.
Hoa thường nở tập trung vào ngày thứ 3,4,5 sau khi bắt đầu tung phấn.
4.3. Quá trình nở hoa và tung phấn
Trong một ngày tùy thuộc vào thời tiết, hoa nở rộ sớm hay muộn khác nhau
Hạt phấn rất nhạy cảm với nhiệt độ và ẩm độ
Thích hợp nhất cho phấn ngô là trời mát mẻ, nhiệt độ không khí khoảng 18 - 220C, trời lặng gió, độ ẩm không khí 80%.
Hạt phấn sau khi rời khỏi bao phấn sức sống giảm nhanh
4.3.Quá trình nở hoa và tung phấn
5. HOA CÁI VÀ BẮP NGÔ
5.1. Đặc điểm cấu tạo của hoa cái
Hoa tự cái (hay bắp ngô) được sinh ra từ nách lá phần giữa thân.
Một hoa cái đầy đủ boa gồm các bộ phận sau:
a) Râu ngô
b) Mày ngoài
c) Bầu hoa (hạch thứ cấp và tế bào trứng
d) Mày trong


e
5.2. Các bộ phận chính của bắp ngô
Cuống bắp (hay còn gọi là trục hoa): gồm nhiều đốt rất ngắn (có TH cuống dài), mỗi đốt trên cuống có 1 bi bao bọc nhằm bảo vệ bắp, lá bi thường không có phiến.
Lõi bắp: là trục chính của hoa tự cái, hoa cái cũng mọc thành từng đôi bông nhỏ hay đôi chùm, mỗi bông nhỏ có hai hoa nhưng hoa thứ 2 thoái hóa nên chỉ có 1 hoa tạo thành hạt.
5.3. Bắp phun râu
Sau khi cờ tung phấn khoảng 3 - 5 ngày hoặc 1 - 2 tuần thì bắp phun râu
Quá trình phun râu phụ thuộc vào giống, nhiệt độ, ẩm độ và cường độ chiếu sáng
Nhiệt độ thích hợp: 22 - 250C
Ẩm độ không khí thích hợp: 80%
Cường độ chiếu sáng mạnh
Trên một cây, bắp trên phun râu trước, bắp dưới phun sau, cách nhau khoảng 2 - 3 ngày
Trên một bắp các hoa gần cuống phun trước dần dần lên trên đầu bắp (phun râu từ dưới lên)
Đặc điểm hoa đực chính trước là một nhược điểm của cây ngô.
5.3. Vị trí đóng bắp và số bắp trên cây
Đối với các giống ngô có từ 14 - 15 lá, bắp thường đóng ở đốt thứ 7 - 8, vị trí khoảng 35 - 38% chiều cao cây.
Đối với các giống ngô có từ 18 - 22 lá, bắp thường đóng ở đốt thứ 10 - 14, vị trí khoảng 45 - 60% chiều cao cây.
Bắp đóng cao quá làm cây dễ đỗ, thấp qua thụ phấn khó khăn.
Đóng bắp cao hay thấp phụ thuộc vào giống, dinh dưỡng ,điều kiện khí hậu. Bắp ngô phát sinh từ mầm nách lá trên thân, số mầm nách nhiều nhưng chỉ có từ 1 - 3 mầm nách trên cùng phát triển thành bắp.
Số bắp trên cây phụ thuộc giống, vùng sinh thái, mật độ và phân bón.
6. Các bộ phận của hạt ngô
Hạt ngô thuộc loại quả dĩnh gồm các bộ phận
1. Vỏ hạt
2. Phôi nhũ
3. Phôi
4. Lá phôi
5. Thân mầm
6. Rễ mầm

Tỷ lệ của các bộ so với trọng lượng của hạt (%)

Vỏ hạt: 6-9
Lớp alơron: 6-8
Phôi nhũ: 70 – 85
Phôi: 8 - 15
Trọng lượng 1000 hat, mằu sắc hạt phụ thuộc
giống và chủng loại
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Van Thai Lai
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)