Cay gia pha họ Thi Văn lang phúc ấm , triệu sơn, Thanh hóa

Chia sẻ bởi Tinh Mai Lan Long | Ngày 02/05/2019 | 87

Chia sẻ tài liệu: cay gia pha họ Thi Văn lang phúc ấm , triệu sơn, Thanh hóa thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:































gia phả họ thi
làng phúc ấm xã đồng tiến huyện triệu sơn
làng đoàn kết xã đông thịnh huyện đông sơn
tỉnh thanh hoá






















gia phả họ thi làng phúc ấm, triệu sơn - đoàn kết, đông sơn, tỉnh thanh hóa
=====================

Gia đình, dòng họ là tế bào của xã hội. Mỗi gia đình, dòng họ như những con suối, dòng sông còn đất nước như mênh mông biển cả. Trăm sông đổ về một biển. Biển muốn ăm ắp trong xanh, quanh năm rì rầm sóng vỗ thì sông suối phải là những lưu lượng tuôn chảy không ngừng đưa về muôn khối nước mát lành, ngọt ngào. Các dòng tộc có sáng láng thì văn hiến của đất nước mới rạng ngời. Gia đình, dòng họ có nền nếp kỷ cương thì luật pháp của nhà nước mới nghiêm minh. Đó là một sự gắn bó hữu cơ và rất quan trọng trong tiến trình phát triển của con người và cộng đồng.
Nước có những pho lịch sử thì nhà có những cuốn gia phả. Mỗi gia đình, dòng họ để biết công lao, sự nghiệp, ngôi thứ của tổ tiên, họ hàng con cháu mình phải ghi chép gia phả của dòng họ.
Người Việt Nam ta đã biết ghi chép gia phả từ hơn nghìn năm nay. Lúc đầu là sự ghi chép của các triều đại vua chúa mà người ta gọi là Ngọc phả, Quốc phả... Sau đó phát triển rộng ra đến các danh gia vọng tộc, cuối cùng là đến các dòng họ trong cả nước.
Họ Thi ta ở thôn Phúc biên soạn gia phả từ bao giờ, đến nay không còn tư liệu để khẳng định chắc chắn điều đó. Trong mộc bản() lưu giữ tại nhà trưởng họ, có đoạn mở đầu như sau :
保大五年十月初五日。

(Bảo Đại ngũ niên thập nguyệt sơ ngũ nhật
Phúc xã Thi tộc dữ biên tổ quang kỵ nhật liệt kế vu ngôn)
Nghĩa là : Ngày 5 tháng 10 niên hiệu Bảo Đại thứ 5 (năm 1929), họ Thi ở xã Phúc () cùng nhau ghi chép ngày giỗ của các bậc tiên tổ thành một văn bản.
Như vậy, trước đó có thể đã có gia phả (mà hiện nay không còn), đến ngày 5 tháng 10 năm 1929 thì dựa vào gia phả để tóm gọn, lập ra bản ghi ngày giỗ và viết vào gỗ, đặt tại bàn thờ nhà trưởng tộc.
Suy luận này hoàn toàn có sơ sở thực tế.
Người đứng viết mộc bản là cụ Thi Văn Kiệm, đời thứ 6 - trưởng tộc, cách cụ triệu tổ () khoảng gần 150 năm. Gần 150 năm, trải qua 6 thế hệ, với điều kiện sống như ngày xưa, nếu không dựa vào văn bản cũ thì chắc chắn không thể lập được ngày giỗ của nhiều bậc tổ tiên một cách chính xác từ cụ ông cho đến cụ bà các thế hệ ; từ người mất khi đã già cho đến người thất tự, người chẳng may chết sớm, chết yểu…
Như vậy, ta có thể cho rằng, họ ta đã chép phả muộn nhất là vào đầu thế kỷ XX, cách đây non một thế kỷ. Rất tiếc, vật đổi sao dời nên dấu vết chẳng còn lưu.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Tinh Mai Lan Long
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)