CAY CÀ PHÊ
Chia sẻ bởi Võ Phương Thảo |
Ngày 23/10/2018 |
41
Chia sẻ tài liệu: CAY CÀ PHÊ thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
BÁO CÁO QUY TRÌNH KĨ THUẬT CANH TÁC CÂY CÀ PHÊ
NHÓM 2:
Danh Sơn Hữu Lộc
Phan Thị Diễm
Trương Thị Anh Đào
Trần Thị Bích Loan
Huỳnh Thị Diệu
Trường:ĐH QUY NHƠN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Khoa: SINH (KTNN) Độc Lập-Tự Do-Hạnh Phúc
Lớp: NÔNG HỌC
NGUỒN GỐC CÂY CÀ PHÊ
Xuất xứ cây cà phê
Theo một truyền thuyết được ghi lại trên giấy vào năm 1671, những người chăn dê ở KAFFA (thuộc ethiosia ngày nay) phát hiện ra một số con dê trong đàn sau khi ăn một cành cây có hoa trắng và quả đỏ đã chạy nhảy cho đến tận khuya. Họ bèn đem kể chuyện này cho các thầy tu ở tu viện gẩn đó. Khi một người chăn dê trong số đó ăn thứ quả màu đỏ và ông ta đã phát hiện ra công hiệu của nó. Sau đó các thầy tu đã đi xem xét lại khu vực ăn cỏ của bầy dê và phát hiện một loại cây có lá xanh thẩm và quả giống như quả Anh Đào. Họ uống nước ép ra từ lọai quả đỏ và tỉnh táo cầu nguyện chuyện trò cho đến tận đêm khuya. Như vậy có thể coi Cà Phê rằng nhờ chính đàn dê này con người được biết được cây Cà Phê.
Ở Việt Nam
Cây Cà Phê lần đầu tiên đưa vào việt nam từ năm 1897 và được trồng thử từ năm 1888. Giai đoạn đầu, Cà Phê chủ yếu trồng ở Ninh Bình, Quảng Bình,.. Đến đầu thế kỉ 20 mới được trồng ở Nghệ An và một số nơi ở Tây Nguyên. Từ 1920 trở đi cây cà phê mới có diện tích canh đáng kể đặc biệt ở Buôn Ma Thuộc. Khi mới bắt đầu quy mô các đồn điền từ 200-300ha và năng suất chỉ đạt từ 400-600kg/ha. Cho đến nay diện tích Cà Phê trên cả nước khoảng 500 ngàn ha.sản lượng 900.000 tấn. Hiện nay Việt Nam là nước xuất khẩu Cà Phê đứng thứ 2 trên thế giới.
II.ĐẶC TÍNH THỰC VẬT HỌC
1. Rễ: cây cà phê có 3 loại rễ
1.1 Rễ cọc:
Rễ có độ dài từ 0,3-0,5m, mọc từ thân chính. Nhiệm vụ chính là dùng làm trục giữ thân tránh đỗ ngã.
1.2 Rễ nhánh
Là những rễ nhánh mọc ra từ rễ cọc, ăn sâu vào đất để hút nước. Rễ nhánh có thể ăn sâu xuống đất tới 1,2-1,5m. Rễ nhánh càng ăn sâu khả năng hút nước và chịu hạn càng tót.
1.3 Rễ con
Sự phát triển của rễ con phụ thuộc vào độ dày của tầng đất canh tác, giống cà phê, chế độ bón phân, tưới nước, cạnh tác. Hệ thống rễ này hầu hết tập chung ở tầng đất mặt từ 0-30 cm. nhiệm vụ chính là hút chất dinh dương x và nuôi cây
2.` Thân cành:
Cây cà phê thân gỗ, phát triển tự do có thể cao tới hàng chục mét. Cành mọc từ thân chính gọi là cành cơ bản. Trong điều kiện chăm sóc tốt, các cành cơ bản của cây cà phê bắt đầu xuất hiện sau trồng 20-40 ngày.
3. Lá
Lá có từ thọ từ 7-10 tháng. Các tác động về thời tiết hoặc chế độ dinh dưỡng không tốt có thể làm cho lá rụng sớm hơn. Cành và lá có tương quan chặt chẽ với năng suất cà phê .
4. Hoa
Hoa cà phê thường nở về đêm và nở hết khoảng 4-5h sáng. Hoa mọc ra từ chồi nách lá của cành cành sơ cấp và cành thứ cấp.
5. Quả
Sau khi thụ phấn ,quả phát triển nhanh, thường qyar cà phê có 1-2 nhân (tùy theo lượng nước tưới và chế độ dinh dưỡng). Thời gian sinh trưởng đối với quả cà phê thường từ 9-11 tháng
III.ĐIỀU KIỆN NGOẠI CẢNH
1-Nhiệt độ: cây cà phê sinh trưởng phát triển thích hợp nhất ở nhiệt độ từ 22-26oc
2-Ánh sáng: thích hợp với ánh sáng trực xạ yếu, do đó cần trồng cây che bóngđể điều hòa ánh sáng cho cây cà phê hợp lý đặc biệt là giai đoạn kiến thiết cơ bản.
3-Độ ẩm: cây cà phê thích hợp trong điều kiện độ ẩm cao,gần như bão hòa.
4-Lượng mưa: cây cà phê sinh trưởng phát triển tốt ở những vùng có lượng mưa hàng năm 1800-2000mm, có một mùa khô ngắn vào cuối và sau vụ thu hoạch để phân hóa mầm hoa.
5-Gió: gió nóng hay lạnh hay gió mạnh đều gây ảnh hưởng cho sinh trưởng và phát triển cây cà phê. khi lập vườn cần trồng cây chắn gió phù hợp cho vườn cà phê
IV. ĐẤT ĐAI
Cây cà phê không đòi hỏi khắt khe về đất, nó có thể phát triển tốt trên nhiều loại đất khác nhau như: đất nâu đỏ, nâu vàng hoặc đất xám…trong đó, đất đỏ badan cây cà phê sinh trưởng tót cho năng suất cao. Yêu cầu cơ bản là có tầng đất mặt sâu từ 70cm trở lên, có thành phần cơ giới trung bình đến hơi nặng (đất thịt nhẹ-sét)
Vườn ươm Cà phê
IV. MỘT SỐ GIỐNG CÀ PHÊ Ở VIỆT NAM
Cà phê trồng ở nước ta bao gồm cà phê vối (ROBUSTA) chiếm 90%diện tích, Cà Phê (ARABICA) 10% và Cà Phê Mít (EXCELSA) 1%.
Hiện nay viện khoa học Tây Nguyên đã chọn lọc và đưa ra sản xuất nhiều dòng Cà Phê. Đó là các dòng:
Dòng TR5: Cây sinh trưởng khỏe, năng suất 3,5 tấn/ha trọng lượng 100 nhân đạt 20,6g (giống cũ đạt được 13-14g/100 nhân).
Dòng TR6: Cây sinh trưởng khỏe,kháng rỉ sắt rất cao,năng suất đạt được 5,4 tấn/ha. Trọng lượng 100 nhân đạt được 17,1gram.
Dòng TR4: Cây sinh trưởng khỏe, kháng rỉ sắt, phân nhiều cành,cành ngang hơi rũ, năng suất đạt được 7,3 tấn/ha.trọng lượng nhân đạt 17,1gram
Dòng TR8: Cây sinh trưởng khỏe ,kháng rỉ sắt, phân cành trung bình,năng suất đạt 4,2 tấn/ha. Trọng lượng 100 nhân đạt 17,6gram.
V. KĨ THUẬT NHÂN GIỐNG
Chọn cây lấy hạt giống
Chọn cây đã cho trái 6-8 năm năng suất cao và ổn định,kháng sâu bệnh,dạng hình đẹp. Chọn trái chín có hai nhân phát triển cân đối.
2. Xử lý hạt giống và gieo hạt
- Hạt đã nảy mầm đem gieo vào bầu đất trong túi nhựa PE (kích thước túi
17x25cm. Có đục 8 lỗ nhỏ 0.5cm phía gần đáy)
Đất trong bầu là đất mặt tốt, tươi xốp, hàm lượng mùn trên 3%. Dọn sạch lớp cây cỏ, cây và vật lạ trên mặt, lấy lớp đất màu trong độ sâu 10cm làm tơi nhỏ.trộn đều với phân hữu cơ thật hoai và phân lân. Hỗn hợp đất phân được sàng qua lưới sàng 5mm.
Bầu phải chặt, cân đối, thẳng đứng chừa trồng miệng bầu tè 0,5-1cm đã rải trấu
hoặc mùn cưa sau khi đã ươm hạt.
Trước khi gieo hạt và bầu hạt giống phải được xử lý cho nảy mầm theo trình tự sau:
Hòa nước vôi theo tỉ lệ 1kg vôi/50 lít nước để lắng gạn lấy phần nước trong đem đun nóng 54 – 60oc (3 phần nước sôi 2 phần nước lạnh) và cho hạt giống vàongâm 18h,sau đó vớt ra đãi hết nhớt bằng nước sạch. ủ hạt giống trong luống chìm rộng 1-1,2m, sâu 0.6-0,8m kể từ đáy luống lên có những bước sau:
thân lá xanh còn tươi (20-25cm)
phân chuồng chưa hoai (20-25cm)
lớp vôi mỏng (0,5kg/m2)
lớp bao tải
Lớp hạt giống thời kì đầu dày chừng 10-15cm tưới đẵm nước (khi hạt bắt đầu nảy mầm thì rải mỏng từ 5-8cm)
Lớp bao tải khô.
Rơm khô (càng dày càng tốt)
Chung quanh khu luống ủ có vách cao 2m,có liếp che phía trên để mở được ban ngày đậy được ban đêm.
Khi cây có 2 lá mầm tiến hành nhổ cây con, chon những cây có một rễ đuôi chuột vào bầu đã chuẩn bị ở vườn ươm.
3. Chăm sóc cây con
Tưới nước: cây nhỏ tưới ít và nhiều lần, cây lớn tưới nhiều và ít lần trong ngày.
Tưới phân thúc: tưới dung dịch urê va cloruakali theo tỉ lệ 2-1 (với nồng độ 1%), xen kẽ với dung dịch phân hữu cơ ngâm(phân trâu,bò,phân xanh,bánh dầu…) cho hoai mục,cây nhỏ tưới loãng, cây lớn tưới đẫm hơn.
Chăm sóc: nhổ cỏ,phá váng không để bầu ngập nước.trong vườn ươm lưu ý bệnh lỡ cổ rễ và bệnh vàng lá.
Đảo cây: cây con có 3-4 đôi lá thật, tiến hành đảo cây, xếp cây lớn vào giữa luống, cây nhỏ ở 2 bên luống để cây phát triển đều. Lưu ý xếp thưa dần khi cây lớn.
4. Tiêu chuẩn cây giống:
a/ cây thực sinh
Cây con được ươm từ hạt trước khi trồng phải đạt các tiêu chuển sau:
Tuổi cây: 6-8 tháng
Chiếu cao thân kể từ mặt bầu: 25-35cm, thân mặt thẳng.
Số cặp lá thật 5-7 lá.
Đường kính gốc 3-4mm.
Cây không bị sâu bệnh,dị hình và được luyện dưới ánh sáng hoàn toàn từ 10-15 ngày trước khi trồng.
Kích thước bầu đát là 14-15 x 24-25cm.
b/ Cây ghép:
Ngoài tiêu chuẩn cây thực sinh cây ghép cần phải đạt:
Chồi ghép có chiều cao trên 10cm và có ít nhất một cặp lá phát triển hoàn chỉnh
Chồi đươc ghép tối thiểu 1 tháng trước khi trồng.
VI. KĨ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC
Chuẩn bị đất:
Đất phẳng được dọn sạch tàn dư thực vật, đào mương thoát nước. Mương chính
rộng,sâu 0.8m và mương phụ rộng sâu 0,5m.
2. Kĩ thuật trồng
2.1. thời vụ trồng
Trồng vào đầu mùa mưa (tháng 5-6)
2.2. khoảng cách và mật độ
Đất tốt ,điều kiên thâm canh cao thì trồng thưa và ngược lại
Khoảng cách: đất tốt và bằng phẳng 3 x 3 m.(1.118 cây/ha); đất trung bình và dốc
3 X 2.5m (1.330cây/ha)
2.3. đào hố và trộn phân lấp hố:
Đào hố trước khi trồng một tháng. Kích thước hố đào 60 x 60x 60cm. Lớp đất mặt
để một phía, sau đó trộn 10-20g phân chuồng hoai mục với 0,5kg supe lân+0,5kg
vôi bột đưa xuống hố. Lớp đất dưới để mọt phía sau dùng làm bồn quanh gốc. Lúc
trồng bón lót ngoài tán lá cây 100gram N-P-K 16-16-8-13s.
*Chú ý: Dặm chặt đất ở xung quanh gốc, sau cơn mưa lớn cần vét bồn,để phòng cây bị lấp.
2.4. Tỉ gốc và che túp
Ngay sau khi trồng sau cần tiến hành tủ gốc cho cà phê. Dùng rỏm rạ, cỏ khô, cây phân xanh.. Tủ gốc với đôc dày 5-10cm, cách gốc 5-10cm để tránh mối làm hại cây.ở những nơi sau thời gian trồng mới thường gặp hạn cần che túp. Mùa mưa không cần che túp, song mùa đông che túp co tác dụng chống gió, chống hạn,chống rét.
3. Chăm sóc
3.1. Trồng dặm
Đối với cà phê trồng mới, sau khi trồng 10-15 ngày phải kiểm tra,trồng dặm kịp thời những cây chết và còi cọc. Chấm dứt trồng dặm trước khi kết thúc mùa mưa 1,5-2 tháng. Kỹ thuật trồng dặm chỉ đào hố trồng lại trên cây chết,các thao tác như trồng mới .
3.2. Làm cỏ tủ gốc
Trong suốt thời kì sinh trưởng của cây cà phê,đặc biết ở thời kì kiến thiết cơ bản phải diệt cỏ kịp thời,đảm bảo cây cà phê không bị cỏ lấn áp.
Thường xuyên tủ gốc cho cây cà phê để giữ ẩm,giảm được tưới nước và công làm cỏ. Đồng thời tủ gốc còn điều hòa nhiệt độ đất, giữ cho đất luôn tơi xốp.
3.3. cây che bóng và đai rừng chăn gió
-Cây che bóng tạm thời:trồng vào giữa 2 gốc cà phê hoặc trồng thành băng ở giữa 2 hàng cà phê bằng các cây phân xanh có thân đứng cao như muồng hoa vàng..
- Cây che bóng lâu dài:trồng cây keo dậu hay gọi là cây xina, khoảng cách trồng 5mx 6m. Sau khi cây xina lớn tỉa dần và cố định mật độ 10 x 12m.
- Đai rừng chắn gió:xung quanh vùng trồng cà phê cần trồng các đai rừng chắn gió. -Đai rừng trồng thẳng gốc với hướng gió chính hoặc chếch một hướng 60o. Đai rừng rộng 9m,ở giữa tròng 3 hàng muồng đen, hàng cách hàng 1m và cây cách cây 3m. Hai bên mép đai rừng có thể trồng thêm cây ăn quả như Mít,Nhãn,Vãi,Xoài…
3.4. Bón phân thúc cho cây cà phê.
Phân hữu cơ: Mỗi năm bón cho cà phê 1 lần phân hữu cơ sau khi thu hoạch quả. Liều lượng 5-10kg/cây kết hợp với phân lân và phân vô cơ bón lần cuối cùng trong năm (tháng 11-12).
Cách bón: đào rãnh sâu 20cm,rộng 20cm xung quanh mép tán,rải đều phân hữu cơ va các tàn dư thực vật xung qưuanh, sau đó lấp lại.
Phân vô cơ:
Phân đạm và kali có thể bón 3 lần/năm vào tháng 2-3,6-7,11-12.
Trước kkhi bón phân cần làm sạch cỏ,trộn các loại phân với nhau rải đều xung quanh tán lá và lấp lại bằng lớp đất mặt để tránh bốc hơi hoặc phân bị rửa trôi khi gặp mưa.
3.5. Tạo hình tỉa cành
Tạo hình sữa cành cho cây cà phê là vmột trong nhhững kĩ thuật hết sức quan
trọng để tạo cho cây có bộ tán cân đối,cành quả phân bố đều trong không gian.giữ
cho cây đật năng suất cao và ổn định, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình chăm
sóc, thu hái, hạn chế bớt sự tấn công phá hoại của sâu bọ.
Tạo hình cơ bản
Là tạo hình đơn thân tức là mỗi hố chỉ để một thân chính.để tránh cho cà phê mọc
nhiều thân trên hố phải thường xuyên đánh tỉa các chồi vượt mọc từ gốc và nách
lá trên thân chính.
b. Tạo hình nuôi quả
Cắt bỏ các cặp cành cơ bản mọc sát đất (cách mặt đất từ 20-25cm)để cho cây
được thông thoáng và thuận lợi chop việc đi lại chăm sóc, thu hái.
Tỉa bớt một số cành cơ bản nhỏ, sinh trưởng kém và không có khả năng ra
cành thứ cấp đẻ cho cây được thông thoáng và tập trung dinh dưỡng để nuôi các
cành khác.
Cắt bỏ các cành thứ cấp mọc sát thân chính,các cành tăm nhớt,bị sâu bệnh.
Cắt ngắn các cành già cỗi do đã nhiều vụ quả để dồn chất dinh dưỡng nuôi những cành tơ khỏe moc từ phía trong.
Loại bỏ những chồi vượt mọc từ gốc,trên thân chính và trên đỉnh ngọn
VII. SÂU BỆNH HẠI CÀ PHÊ
Sâu Hại
Sâu đục thân
Là đối tượng nguy hiểm nhất đối với cây cà phê chè. Loại sâu này có khả năng
xuất hiện quanh năm. Mootj trong những biện pháp phòng trừ đó là sử dụng giống
thấp cây, tán nhỏ, lóng đốt ngắn, trồng với mật độ dày. Đồng thời thường xuyên
Kiểm tra vườn cây.phát hiện các cây bị sâu đục để cưa gom và đốt ngăn chặn sự
lây lan. Có thể dùng thuốc Linda 25EC,lindafo 90WP vv.. Liều lượng 2 -4 kg cho
một ha.
b. Các loại rệp
Rệp vảy xanh (cocus viridis), rệp vảy nâu (saissetia hemiphaerica), rệp sáp
(Pseudoccoccus sp) gây hại trên các chồi cành lá non.
c. Mọt Đục Quả
Mọt đục quả tấn công vào các giai đoạn quả già và quả chín, bằng cách đục 1 lỗ ở nuốm quả để chui vào bên trong hạt cà phê đẻ trứng sau đó phá hại hạt.
d. Mọt Đục Cành
Mọt thường xuất hiện trong những tháng mùa khô,tấn công chủ yếu ở các vườn cà
phê kiến thiết cơ bản và các cành tơ, cành non làm chết khô cành.
2. Bệnh Hại
Bệnh gỉ sắt
Bệnh tấn công phía dưới mặt lá cà phê, trên mặt vết bệnh có một lớp màu vàng da
Cam, đó là bào tử của mầm bệnh.
b. Bệnh khô cành, khô quả:
Nguyên nhân do sinh lý hoặc do nấm collectotrium cofeanum gây ra. Bệnh tấn
công ở cành, quả lúc còn non.
c. Bệnh lỡ cổ rễ
Bệnh thường xuất hiện tronh giai đoạn vườn ươm khác hoặc thời kì kiến thiết cơ
bản.
BÁO CÁO ĐẾN ĐÂY LÀ HẾT
CẢM ƠN CÁC BẠN
NHÓM 2:
Danh Sơn Hữu Lộc
Phan Thị Diễm
Trương Thị Anh Đào
Trần Thị Bích Loan
Huỳnh Thị Diệu
Trường:ĐH QUY NHƠN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Khoa: SINH (KTNN) Độc Lập-Tự Do-Hạnh Phúc
Lớp: NÔNG HỌC
NGUỒN GỐC CÂY CÀ PHÊ
Xuất xứ cây cà phê
Theo một truyền thuyết được ghi lại trên giấy vào năm 1671, những người chăn dê ở KAFFA (thuộc ethiosia ngày nay) phát hiện ra một số con dê trong đàn sau khi ăn một cành cây có hoa trắng và quả đỏ đã chạy nhảy cho đến tận khuya. Họ bèn đem kể chuyện này cho các thầy tu ở tu viện gẩn đó. Khi một người chăn dê trong số đó ăn thứ quả màu đỏ và ông ta đã phát hiện ra công hiệu của nó. Sau đó các thầy tu đã đi xem xét lại khu vực ăn cỏ của bầy dê và phát hiện một loại cây có lá xanh thẩm và quả giống như quả Anh Đào. Họ uống nước ép ra từ lọai quả đỏ và tỉnh táo cầu nguyện chuyện trò cho đến tận đêm khuya. Như vậy có thể coi Cà Phê rằng nhờ chính đàn dê này con người được biết được cây Cà Phê.
Ở Việt Nam
Cây Cà Phê lần đầu tiên đưa vào việt nam từ năm 1897 và được trồng thử từ năm 1888. Giai đoạn đầu, Cà Phê chủ yếu trồng ở Ninh Bình, Quảng Bình,.. Đến đầu thế kỉ 20 mới được trồng ở Nghệ An và một số nơi ở Tây Nguyên. Từ 1920 trở đi cây cà phê mới có diện tích canh đáng kể đặc biệt ở Buôn Ma Thuộc. Khi mới bắt đầu quy mô các đồn điền từ 200-300ha và năng suất chỉ đạt từ 400-600kg/ha. Cho đến nay diện tích Cà Phê trên cả nước khoảng 500 ngàn ha.sản lượng 900.000 tấn. Hiện nay Việt Nam là nước xuất khẩu Cà Phê đứng thứ 2 trên thế giới.
II.ĐẶC TÍNH THỰC VẬT HỌC
1. Rễ: cây cà phê có 3 loại rễ
1.1 Rễ cọc:
Rễ có độ dài từ 0,3-0,5m, mọc từ thân chính. Nhiệm vụ chính là dùng làm trục giữ thân tránh đỗ ngã.
1.2 Rễ nhánh
Là những rễ nhánh mọc ra từ rễ cọc, ăn sâu vào đất để hút nước. Rễ nhánh có thể ăn sâu xuống đất tới 1,2-1,5m. Rễ nhánh càng ăn sâu khả năng hút nước và chịu hạn càng tót.
1.3 Rễ con
Sự phát triển của rễ con phụ thuộc vào độ dày của tầng đất canh tác, giống cà phê, chế độ bón phân, tưới nước, cạnh tác. Hệ thống rễ này hầu hết tập chung ở tầng đất mặt từ 0-30 cm. nhiệm vụ chính là hút chất dinh dương x và nuôi cây
2.` Thân cành:
Cây cà phê thân gỗ, phát triển tự do có thể cao tới hàng chục mét. Cành mọc từ thân chính gọi là cành cơ bản. Trong điều kiện chăm sóc tốt, các cành cơ bản của cây cà phê bắt đầu xuất hiện sau trồng 20-40 ngày.
3. Lá
Lá có từ thọ từ 7-10 tháng. Các tác động về thời tiết hoặc chế độ dinh dưỡng không tốt có thể làm cho lá rụng sớm hơn. Cành và lá có tương quan chặt chẽ với năng suất cà phê .
4. Hoa
Hoa cà phê thường nở về đêm và nở hết khoảng 4-5h sáng. Hoa mọc ra từ chồi nách lá của cành cành sơ cấp và cành thứ cấp.
5. Quả
Sau khi thụ phấn ,quả phát triển nhanh, thường qyar cà phê có 1-2 nhân (tùy theo lượng nước tưới và chế độ dinh dưỡng). Thời gian sinh trưởng đối với quả cà phê thường từ 9-11 tháng
III.ĐIỀU KIỆN NGOẠI CẢNH
1-Nhiệt độ: cây cà phê sinh trưởng phát triển thích hợp nhất ở nhiệt độ từ 22-26oc
2-Ánh sáng: thích hợp với ánh sáng trực xạ yếu, do đó cần trồng cây che bóngđể điều hòa ánh sáng cho cây cà phê hợp lý đặc biệt là giai đoạn kiến thiết cơ bản.
3-Độ ẩm: cây cà phê thích hợp trong điều kiện độ ẩm cao,gần như bão hòa.
4-Lượng mưa: cây cà phê sinh trưởng phát triển tốt ở những vùng có lượng mưa hàng năm 1800-2000mm, có một mùa khô ngắn vào cuối và sau vụ thu hoạch để phân hóa mầm hoa.
5-Gió: gió nóng hay lạnh hay gió mạnh đều gây ảnh hưởng cho sinh trưởng và phát triển cây cà phê. khi lập vườn cần trồng cây chắn gió phù hợp cho vườn cà phê
IV. ĐẤT ĐAI
Cây cà phê không đòi hỏi khắt khe về đất, nó có thể phát triển tốt trên nhiều loại đất khác nhau như: đất nâu đỏ, nâu vàng hoặc đất xám…trong đó, đất đỏ badan cây cà phê sinh trưởng tót cho năng suất cao. Yêu cầu cơ bản là có tầng đất mặt sâu từ 70cm trở lên, có thành phần cơ giới trung bình đến hơi nặng (đất thịt nhẹ-sét)
Vườn ươm Cà phê
IV. MỘT SỐ GIỐNG CÀ PHÊ Ở VIỆT NAM
Cà phê trồng ở nước ta bao gồm cà phê vối (ROBUSTA) chiếm 90%diện tích, Cà Phê (ARABICA) 10% và Cà Phê Mít (EXCELSA) 1%.
Hiện nay viện khoa học Tây Nguyên đã chọn lọc và đưa ra sản xuất nhiều dòng Cà Phê. Đó là các dòng:
Dòng TR5: Cây sinh trưởng khỏe, năng suất 3,5 tấn/ha trọng lượng 100 nhân đạt 20,6g (giống cũ đạt được 13-14g/100 nhân).
Dòng TR6: Cây sinh trưởng khỏe,kháng rỉ sắt rất cao,năng suất đạt được 5,4 tấn/ha. Trọng lượng 100 nhân đạt được 17,1gram.
Dòng TR4: Cây sinh trưởng khỏe, kháng rỉ sắt, phân nhiều cành,cành ngang hơi rũ, năng suất đạt được 7,3 tấn/ha.trọng lượng nhân đạt 17,1gram
Dòng TR8: Cây sinh trưởng khỏe ,kháng rỉ sắt, phân cành trung bình,năng suất đạt 4,2 tấn/ha. Trọng lượng 100 nhân đạt 17,6gram.
V. KĨ THUẬT NHÂN GIỐNG
Chọn cây lấy hạt giống
Chọn cây đã cho trái 6-8 năm năng suất cao và ổn định,kháng sâu bệnh,dạng hình đẹp. Chọn trái chín có hai nhân phát triển cân đối.
2. Xử lý hạt giống và gieo hạt
- Hạt đã nảy mầm đem gieo vào bầu đất trong túi nhựa PE (kích thước túi
17x25cm. Có đục 8 lỗ nhỏ 0.5cm phía gần đáy)
Đất trong bầu là đất mặt tốt, tươi xốp, hàm lượng mùn trên 3%. Dọn sạch lớp cây cỏ, cây và vật lạ trên mặt, lấy lớp đất màu trong độ sâu 10cm làm tơi nhỏ.trộn đều với phân hữu cơ thật hoai và phân lân. Hỗn hợp đất phân được sàng qua lưới sàng 5mm.
Bầu phải chặt, cân đối, thẳng đứng chừa trồng miệng bầu tè 0,5-1cm đã rải trấu
hoặc mùn cưa sau khi đã ươm hạt.
Trước khi gieo hạt và bầu hạt giống phải được xử lý cho nảy mầm theo trình tự sau:
Hòa nước vôi theo tỉ lệ 1kg vôi/50 lít nước để lắng gạn lấy phần nước trong đem đun nóng 54 – 60oc (3 phần nước sôi 2 phần nước lạnh) và cho hạt giống vàongâm 18h,sau đó vớt ra đãi hết nhớt bằng nước sạch. ủ hạt giống trong luống chìm rộng 1-1,2m, sâu 0.6-0,8m kể từ đáy luống lên có những bước sau:
thân lá xanh còn tươi (20-25cm)
phân chuồng chưa hoai (20-25cm)
lớp vôi mỏng (0,5kg/m2)
lớp bao tải
Lớp hạt giống thời kì đầu dày chừng 10-15cm tưới đẵm nước (khi hạt bắt đầu nảy mầm thì rải mỏng từ 5-8cm)
Lớp bao tải khô.
Rơm khô (càng dày càng tốt)
Chung quanh khu luống ủ có vách cao 2m,có liếp che phía trên để mở được ban ngày đậy được ban đêm.
Khi cây có 2 lá mầm tiến hành nhổ cây con, chon những cây có một rễ đuôi chuột vào bầu đã chuẩn bị ở vườn ươm.
3. Chăm sóc cây con
Tưới nước: cây nhỏ tưới ít và nhiều lần, cây lớn tưới nhiều và ít lần trong ngày.
Tưới phân thúc: tưới dung dịch urê va cloruakali theo tỉ lệ 2-1 (với nồng độ 1%), xen kẽ với dung dịch phân hữu cơ ngâm(phân trâu,bò,phân xanh,bánh dầu…) cho hoai mục,cây nhỏ tưới loãng, cây lớn tưới đẫm hơn.
Chăm sóc: nhổ cỏ,phá váng không để bầu ngập nước.trong vườn ươm lưu ý bệnh lỡ cổ rễ và bệnh vàng lá.
Đảo cây: cây con có 3-4 đôi lá thật, tiến hành đảo cây, xếp cây lớn vào giữa luống, cây nhỏ ở 2 bên luống để cây phát triển đều. Lưu ý xếp thưa dần khi cây lớn.
4. Tiêu chuẩn cây giống:
a/ cây thực sinh
Cây con được ươm từ hạt trước khi trồng phải đạt các tiêu chuển sau:
Tuổi cây: 6-8 tháng
Chiếu cao thân kể từ mặt bầu: 25-35cm, thân mặt thẳng.
Số cặp lá thật 5-7 lá.
Đường kính gốc 3-4mm.
Cây không bị sâu bệnh,dị hình và được luyện dưới ánh sáng hoàn toàn từ 10-15 ngày trước khi trồng.
Kích thước bầu đát là 14-15 x 24-25cm.
b/ Cây ghép:
Ngoài tiêu chuẩn cây thực sinh cây ghép cần phải đạt:
Chồi ghép có chiều cao trên 10cm và có ít nhất một cặp lá phát triển hoàn chỉnh
Chồi đươc ghép tối thiểu 1 tháng trước khi trồng.
VI. KĨ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC
Chuẩn bị đất:
Đất phẳng được dọn sạch tàn dư thực vật, đào mương thoát nước. Mương chính
rộng,sâu 0.8m và mương phụ rộng sâu 0,5m.
2. Kĩ thuật trồng
2.1. thời vụ trồng
Trồng vào đầu mùa mưa (tháng 5-6)
2.2. khoảng cách và mật độ
Đất tốt ,điều kiên thâm canh cao thì trồng thưa và ngược lại
Khoảng cách: đất tốt và bằng phẳng 3 x 3 m.(1.118 cây/ha); đất trung bình và dốc
3 X 2.5m (1.330cây/ha)
2.3. đào hố và trộn phân lấp hố:
Đào hố trước khi trồng một tháng. Kích thước hố đào 60 x 60x 60cm. Lớp đất mặt
để một phía, sau đó trộn 10-20g phân chuồng hoai mục với 0,5kg supe lân+0,5kg
vôi bột đưa xuống hố. Lớp đất dưới để mọt phía sau dùng làm bồn quanh gốc. Lúc
trồng bón lót ngoài tán lá cây 100gram N-P-K 16-16-8-13s.
*Chú ý: Dặm chặt đất ở xung quanh gốc, sau cơn mưa lớn cần vét bồn,để phòng cây bị lấp.
2.4. Tỉ gốc và che túp
Ngay sau khi trồng sau cần tiến hành tủ gốc cho cà phê. Dùng rỏm rạ, cỏ khô, cây phân xanh.. Tủ gốc với đôc dày 5-10cm, cách gốc 5-10cm để tránh mối làm hại cây.ở những nơi sau thời gian trồng mới thường gặp hạn cần che túp. Mùa mưa không cần che túp, song mùa đông che túp co tác dụng chống gió, chống hạn,chống rét.
3. Chăm sóc
3.1. Trồng dặm
Đối với cà phê trồng mới, sau khi trồng 10-15 ngày phải kiểm tra,trồng dặm kịp thời những cây chết và còi cọc. Chấm dứt trồng dặm trước khi kết thúc mùa mưa 1,5-2 tháng. Kỹ thuật trồng dặm chỉ đào hố trồng lại trên cây chết,các thao tác như trồng mới .
3.2. Làm cỏ tủ gốc
Trong suốt thời kì sinh trưởng của cây cà phê,đặc biết ở thời kì kiến thiết cơ bản phải diệt cỏ kịp thời,đảm bảo cây cà phê không bị cỏ lấn áp.
Thường xuyên tủ gốc cho cây cà phê để giữ ẩm,giảm được tưới nước và công làm cỏ. Đồng thời tủ gốc còn điều hòa nhiệt độ đất, giữ cho đất luôn tơi xốp.
3.3. cây che bóng và đai rừng chăn gió
-Cây che bóng tạm thời:trồng vào giữa 2 gốc cà phê hoặc trồng thành băng ở giữa 2 hàng cà phê bằng các cây phân xanh có thân đứng cao như muồng hoa vàng..
- Cây che bóng lâu dài:trồng cây keo dậu hay gọi là cây xina, khoảng cách trồng 5mx 6m. Sau khi cây xina lớn tỉa dần và cố định mật độ 10 x 12m.
- Đai rừng chắn gió:xung quanh vùng trồng cà phê cần trồng các đai rừng chắn gió. -Đai rừng trồng thẳng gốc với hướng gió chính hoặc chếch một hướng 60o. Đai rừng rộng 9m,ở giữa tròng 3 hàng muồng đen, hàng cách hàng 1m và cây cách cây 3m. Hai bên mép đai rừng có thể trồng thêm cây ăn quả như Mít,Nhãn,Vãi,Xoài…
3.4. Bón phân thúc cho cây cà phê.
Phân hữu cơ: Mỗi năm bón cho cà phê 1 lần phân hữu cơ sau khi thu hoạch quả. Liều lượng 5-10kg/cây kết hợp với phân lân và phân vô cơ bón lần cuối cùng trong năm (tháng 11-12).
Cách bón: đào rãnh sâu 20cm,rộng 20cm xung quanh mép tán,rải đều phân hữu cơ va các tàn dư thực vật xung qưuanh, sau đó lấp lại.
Phân vô cơ:
Phân đạm và kali có thể bón 3 lần/năm vào tháng 2-3,6-7,11-12.
Trước kkhi bón phân cần làm sạch cỏ,trộn các loại phân với nhau rải đều xung quanh tán lá và lấp lại bằng lớp đất mặt để tránh bốc hơi hoặc phân bị rửa trôi khi gặp mưa.
3.5. Tạo hình tỉa cành
Tạo hình sữa cành cho cây cà phê là vmột trong nhhững kĩ thuật hết sức quan
trọng để tạo cho cây có bộ tán cân đối,cành quả phân bố đều trong không gian.giữ
cho cây đật năng suất cao và ổn định, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình chăm
sóc, thu hái, hạn chế bớt sự tấn công phá hoại của sâu bọ.
Tạo hình cơ bản
Là tạo hình đơn thân tức là mỗi hố chỉ để một thân chính.để tránh cho cà phê mọc
nhiều thân trên hố phải thường xuyên đánh tỉa các chồi vượt mọc từ gốc và nách
lá trên thân chính.
b. Tạo hình nuôi quả
Cắt bỏ các cặp cành cơ bản mọc sát đất (cách mặt đất từ 20-25cm)để cho cây
được thông thoáng và thuận lợi chop việc đi lại chăm sóc, thu hái.
Tỉa bớt một số cành cơ bản nhỏ, sinh trưởng kém và không có khả năng ra
cành thứ cấp đẻ cho cây được thông thoáng và tập trung dinh dưỡng để nuôi các
cành khác.
Cắt bỏ các cành thứ cấp mọc sát thân chính,các cành tăm nhớt,bị sâu bệnh.
Cắt ngắn các cành già cỗi do đã nhiều vụ quả để dồn chất dinh dưỡng nuôi những cành tơ khỏe moc từ phía trong.
Loại bỏ những chồi vượt mọc từ gốc,trên thân chính và trên đỉnh ngọn
VII. SÂU BỆNH HẠI CÀ PHÊ
Sâu Hại
Sâu đục thân
Là đối tượng nguy hiểm nhất đối với cây cà phê chè. Loại sâu này có khả năng
xuất hiện quanh năm. Mootj trong những biện pháp phòng trừ đó là sử dụng giống
thấp cây, tán nhỏ, lóng đốt ngắn, trồng với mật độ dày. Đồng thời thường xuyên
Kiểm tra vườn cây.phát hiện các cây bị sâu đục để cưa gom và đốt ngăn chặn sự
lây lan. Có thể dùng thuốc Linda 25EC,lindafo 90WP vv.. Liều lượng 2 -4 kg cho
một ha.
b. Các loại rệp
Rệp vảy xanh (cocus viridis), rệp vảy nâu (saissetia hemiphaerica), rệp sáp
(Pseudoccoccus sp) gây hại trên các chồi cành lá non.
c. Mọt Đục Quả
Mọt đục quả tấn công vào các giai đoạn quả già và quả chín, bằng cách đục 1 lỗ ở nuốm quả để chui vào bên trong hạt cà phê đẻ trứng sau đó phá hại hạt.
d. Mọt Đục Cành
Mọt thường xuất hiện trong những tháng mùa khô,tấn công chủ yếu ở các vườn cà
phê kiến thiết cơ bản và các cành tơ, cành non làm chết khô cành.
2. Bệnh Hại
Bệnh gỉ sắt
Bệnh tấn công phía dưới mặt lá cà phê, trên mặt vết bệnh có một lớp màu vàng da
Cam, đó là bào tử của mầm bệnh.
b. Bệnh khô cành, khô quả:
Nguyên nhân do sinh lý hoặc do nấm collectotrium cofeanum gây ra. Bệnh tấn
công ở cành, quả lúc còn non.
c. Bệnh lỡ cổ rễ
Bệnh thường xuất hiện tronh giai đoạn vườn ươm khác hoặc thời kì kiến thiết cơ
bản.
BÁO CÁO ĐẾN ĐÂY LÀ HẾT
CẢM ƠN CÁC BẠN
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Võ Phương Thảo
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)