CÂY ĂN QUẢ
Chia sẻ bởi Võ Phương Thảo |
Ngày 23/10/2018 |
41
Chia sẻ tài liệu: CÂY ĂN QUẢ thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ VÀ CÁC BẠN SINH VIÊN ĐẾN VỚI BÀI BÁO CÁO THƯC TẾ CỦA NHÓM “TLKH”
TÓM TẮT CÁC PHẦN CHÍNH CỦA BÀI BÁO CÁO
PHẦN THỰC TẾ:các cơ sở đã tham quan
PHẦN CHUYÊN ĐỀ:”quy trình kỹ thuật canh tác cay ăn quả”
CHI CỤC THÚ Y TỈNH BÌNH ĐỊNH
CHỨC NĂNG ,NHIỆM VỤ:phòng chống dịch bệnh trên cạn và dưới nước.
TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH:phòng chẩn đoán bệnh ,trạm vật tư và thuốc thú y,phòng khám và trị bệnh…
TỔ CHỨC PHÒNG CHỐNG:
CÔNG TÁC NĂM 2009:
QUY TRINH KY THUAT TRONG THANH LONG
1. Chuẩn bị đất
Công việc chuẩn bị đất tương đối đơn giản: cắm cọc, đào lỗ xuống trụ. Sau khi chôn xong trụ thì đào âm quanh trụ sâu độ 10 - 20 cm, đường kính 1,5 m, bón lót phân chuồng rồi phủ lớp đất mặt lên sau đó đặt hom.
2. . Chuẩn bị cây trụ
Cây thanh long cần bám vào cây trụ nên việc chọn lựa trụ và chuẩn bị là công việc người lập vườn thanh long cần quan tâm trước tiên, chi phí về cây trụ chiếm tỉ lệ cao nhất trong số tiền đầu tư ban đầu
Cây trụ thường được chọn có đường kính trên 25 cm, dài 2,5 - 2,7 m, sau khi chôn còn cao khoảng 2,0 m. Hiện nay xu hướng của nông dân là hạ thấp trụ xuống, nghĩa là sau khi chôn trụ xong còn cao trung bình từ 1,6 m đến 1,8 m, còn đường kính sử dụng chỉ còn khoảng 15 cm. Nguyên nhân làm nông dân hạ thấp trụ và tận dụng cây có đường kính nhỏ là vì các loại gỗ tết hiếm và đắt, ngoài ra trụ cao khiến việc chăm sóc trở nên khó khăn hơn, tốn nhiều công hơn.
Trụ thấp có lợi điểm: - Giảm được tiền đầu tư ban đầu. - Cành thanh long mau lên đến đầu trụ, chăm sóc và thu hoạch dễ hơn. Qua nhiều năm cắt tỉa các cành nhánh chồng chất trên đầu trụ sẽ làm cây cao dần, việc dùng trụ thấp sẽ hãm bớt sự cao dần lên của cây.
3. Chuẩn bị hom giống
Đã có thí nghiệm nuôi cấy mô thanh long do Lê Quang Luận thực hiện (ĐHNL, 1993). Thanh long có thể trồng bằng hột nhưng lâu có trái. Hiện nay, chủ yếu các nhà vườn trồng bằng hom (cắm cành). Hàng năm việc tỉa cành tạo nên nguồn hom giống dồi dào, nhưng để cành phát triển tốt thì cần chọn những cành có tiêu chuẩn sau:
- Tuổi cành trung bình từ l - 2 năm tuổi trở lên, cành non không tốt.
- Chiều dài hom tốt nhất là từ 50 cm đến 70 cm.
- Trước đây ở Long An hom dài >70 cm.
- Hom mập, có màu xanh đậm.
- Hom không có khuyết tật, sạch sâu bệnh.
- Các mắt mang chùm gai phải tốt, mẩy, khả năng nẩy chồi (mụt) tốt.
Sau khi chọn hom xong, hom được dựng nơi thoáng mát, trên nền đất khô ráo, trong vòng 10 - 15 ngày hom bắt đầu nhú rễ thì đem trồng.
4. Thời vụ trồng
Thường trồng vào tháng 10 - 11 dương lịch, ưu điểm của vụ này là:
- Nguồn hom giống dồi dào do trùng vào lúc tỉa cành.
- Lợi dụng được ẩm độ vào cuối mùa mưa.
- Ở các vùng đất thấp thì mùa này tránh được nguy cơ ngập úng.
Tuy nhiên, trồng mùa này có nhược điểm là cây chưa lớn đủ để có thể chống chịu nắng hạn, vì vậy cần chú trọng tưới nước và giữ ẩm cho cây trong mùa nắng tới.
Ở những vùng thiếu nước tưới thì nên trồng vào đầu mùa mưa (tháng 4 - 5). xuống giống trong thời gian này sẽ gặp khó khăn vì là mùa thanh long ra hoa nên thiếu hom, phải có kế hoạch giâm hom từ trước.
5. Bón lót và đặt hom
Trên đất cao trước khi đặt hom người ta làm âm xuống một khoảng quanh trụ có cạnh độ l,0 - l,5m, sâu 20 - 30 cm, rồi bón lót độ 10 kg phân chuồng + 0,5 kg Super lân.
Trên đất thấp phải lên mô trước khi trồng, xới đất và rải phân quanh mô.
- Đặt từ 3 - 4 hom quanh cây chống (trụ), cần chú ý:
- Đặt hom cạn 0 - 5 cm để tránh thối gốc do đất ẩm.
- Đặt áp phần phẳng của hom vào mé trụ để sau này hom ra rễ và bám nhanh vào trụ.
Cột hom vào trụ để gió khỏi làm lung lay lúc đầu vì rễ trên không chưa phát triển để bám vào cây trụ
Sau khi đặt hom, ở các vùng đất cao hễ đất khô và hết mưa thì cần tủ gốc để giữ ẩm…
Bón phân thúc hàng năm
6.1. Để cây ra hoa tụ nhiên
Giai đoạn kiến thiết cơ bản: Chỉ kéo dài từ 1 đến 2 năm. Tổng lượng phân bón thúc thường được áp dụng là 30 kg Urê + 20 kg NPK (16-16-8)/100 trụ/năm.
Chia ra:
- Sau trồng 15 - 20 ngày thúc 1/3 lượng phân.
Tháng 3 hoặc tháng 4 năm sau thúc 113 lượng phân.
- Tháng 6 - 7 thúc nốt 1/3 lượng phân còn lại, cuối năm thứ 1 bắt đầu có trái bói.
Giai đoạn kinh doanh. Năm thứ 3 trở đi năng suất đã khá ổn định cần chú trọng tới K, một loại phân cần thiết để làm quả ngon ngọt và chắc hơn. Lượng phân trung bình cho mỗi trụ như sau:
Phân chuồng : 15 - 50 kg; Phân lân (Super lân) : 0,5 kg; Urê : �0,5 kg; NPK (16-16-8) : 1,5 kg; KCl : 0,5 kg; Chia phân ra làm 3 lần:
Lần thứ 1 sau khi tỉa cành (tháng 10 - 11) gồm: tất cả phân chuồng + tất cả lân + 1/3 Urê. Mụe đích là để thúc các đợt lộc cành đầu tiên ra nhanh để nó mau trưởng thành làm cơ sở cho việc ra quả vào mùa tới.
- Lần thứ 2 cách lần thứ l độ 40 ngày gồm 1/3 Urê + 1/5 NPK + 1/2 KCl để thúc đợt cành thứ 2.
- Lần thứ 3 vào tháng 3 gồm 1/3 Urê + 2/5 NPK + 1/2 KCl thúc đợt cành cuối cùng và làm đợt cành thứ 1 phân hóa mầm hoa.
Sau ba lần thúc thì bụi thanh long có 3 - 4 lớp cành và đợt nụ đầu tiên bắt đầu xuất hiện, rồi lớp nụ này kế tiếp lớp nụ hoa, lớp quả này kế tiếp lớp quả kia, người làm vườn quan sát sự ra hoa và năng suất mà bón bổ sung từng đợt NPK cho hết 2/5 còn lại bằng cách chia nhỏ lượng phân này rải làm nhiều đợt trong thời gian cây nuôi quả. Ngoài ra còn bổ sung các chất vi lượng bằng cách phun Mymix hoặc HVP,...
6.2. Bón phân cho các vườn thanh long được xử lý ra hoa bằng đèn
Do kích thích cây ra hoa và nuôi quả nhiều đợt trong năm và để cây bớt kiệt sức nên lượng phân bón và số lần bón đã phải tăng lên. Qua khảo sát 30 vườn có xử lý thanh long ra hoa bằng đèn Phan Văn Thu (14) đã đúc kết tổng lượng phân bón trong năm cho mỗi trụ như sau:
- Phân chuồng hoai: từ 15 kg đến 50 kg.
- Phân NPK (16-16-8 hoặc 20-20-15) từ 1 kg tới 3 kg tùy tuổi cây và sản lượng mà cây đã cho mùa trước.
- Phân KCl từ 0,1 kg tới 0,2 kg (bón lúc nuôi quả).
- Ngoài ra quan sát cây để bổ sung phân đạm (Urê) từ 0,1 kg tới 0,2 kg (lúc ra chồi) và 0,1 kg tới 0,2 kg Super lân (trước lúc thắp đèn), phun kích phát tố Thiên Nông, Gibberelin và phân vi lượng.
40% số vườn được phỏng vấn có xử lý đèn cho ra quả trái vụ đã bón phân định kỳ 15 - 20 ngày một lần; 24% bón định kỳ 1 tháng/lần theo nhịp độ thắp đèn. Sự chia phân bón làm nhiều lần sẽ làm phân ít bị rửa trôi, cây sứ dụng hữu hiệu hơn... nhưng tốn nhiều công hơn.
7. Tưới nước
Mặc dù thanh long chịu hạn giỏi, nhưng nắng hạn kéo dài sẽ làm cây mất sức và làm giảm năng suất nhiều. Biểu hiện của sự thiếu nước là:
- Cành mới hình thành ít và phát triển rất chậm.
- Cành bị teo lại và chuyển sang màu vàng.
- Tỉ lệ rụng hoa ở các đợt hoa đầu tiên cao >80%.
- Quả bé.
Trên các chân đất phèn do đất thấp, thủy cấp gần mặt đất nên việc tưới nước ít được chú ý hơn, một số hộ đã dùng bơm tưới bổ sung thấy có kết quả, trừ phi nước phèn có độ pH quá thấp. Tại Phạm Văn Hai độ pH nước kênh > 4,5 đã có thể tưới được. Cũng cần lưu ý là các cây thuộc họ xương rồng chịu được nắng hạn giỏi nhưng lại khá mẫn cảm với độ mặn, nên các vùng mùa nắng bị nhiễm mặn cần chú ý điều này.
8. Tỉa cành
Năm thứ 2 tỉa nhẹ khi cần để tạo tán hình cây dù. Tới cuối năm thứ 3 mỗi trụ có độ 100 cành, với lượng cành này phân bố trên đầu trụ dày đặc. Một số cành già đã cho trái trong những năm trước nếu giữ lại sẽ không cho trái hoặc cho trái nhỏ. Sự tỉa cành làm thông thoáng tán cây và giúp cây tập trung dinh dưỡng nuôi cành mới. Sau tỉa, cành non đâm ra mạnh hơn. Có ba loại cắt tỉa:
8.1. Tỉa đau: Thực hiện sau thu hoạch hoặc trước đợt thu quả cuối cùng. Cắt cùng một lúc tất cả các cành già, các cành ốm yếu, khuyết tật, nằm khuất bên trong tán. Số cành giữ lại trên đầu trụ độ 50 cành. Dùng liềm hoặc dao chặt 3/4 chiều dài của toàn bộ các cành già phía dưới, các tược non sẽ nảy ra từ phần gốc cành được giữ lại.
Ưu điểm: Dễ làm, đỡ tốn công. Khuyết điểm: Qua nhiều năm các lớp cành chồng chất lên nhau nên bụi thanh long bị đôn lên cao.
8.2. Tỉa lựa. Lựa các cành cần tỉa rồi dùng liềm cán dài giựt đứt khỏi cây. Ưu điểm: Tạo được sự thông thoáng, qua nhiều năm trụ không đôn lên cao. Giữ được sự cân đối giữa các cành của tán cây. Khuyết điểm: Tốn công.
8.3. Tỉa sửa cành: Để kiểm soát số cành con trên cành mẹ (cành sừng trâu). Yêu cầu:
- Chỉ giữ lại 1 - 3 cành con/cành mẹ.
- Các cành con trên cành mẹ xa nhau, phân bố đều để tránh tán lệch.
- Giữ lại các cành mập, khỏe.
- Tỉa bỏ những cành mọc lòa xòa ra lối đi.
Do nhu cầu tạo quả trái vụ, một số cành già trước đây thường bị tỉa đi, nay được giữ lại để tạo cảm ứng ra hoa bàng thắp đèn.
9. Làm cỏ:
Trước mỗi đợt bón phân. 70% số hộ phỏng vấn làm cỏ thủ công, 30% còn lại dùng thuốc trừ cỏ. Trên đất phèn nơi đất ẩm thường xuyên, có rất nhiều loại cỏ có căn hành rất khó trị như cỏ tranh, cỏ ống, cỏ Paspalum... vì vậy muốn bớt cỏ cần áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp, như cày bừa kỹ vào mùa nắng trước khi trồng, xen canh, dùng thuốc trừ cỏ kết hợp với làm cỏ thủ công sớm...
10. . Tủ gốc
Vừa trừ cỏ vừa giữ ẩm, nhất là ở các vùng có mùa khô kéo dài và thiếu nước tưới. Dùng rơm, cỏ khô, xơ dừa... để tủ. Có thể tủ quanh gốc hay tủ toàn bộ liếp. Trong dài hạn ở những vùng có cỏ nhiều, giá nhân công đắt nên áp dụng phủ bạt như ngành trồng dưa hấu và trồng thơm đã làm.
11. Xử lý ra hoa:
Đã có một số thí nghiệm cảm ứng thanh long ra hoa bằng hóa chất (KNO3 và một số chất khác) bước đầu đã có kết quả. Hoa ra sớm hơn so với các liếp trồng thanh long khác trong vùng từ 1 - 1,5 tháng. Tuy nhiên, chưa đạt được cảm ứng ra hoa đồng loạt và mạnh như ở cây xoài, số hoa ra còn ít và rải rác. Thanh long có quả sớm giá bán cao gấp 5 - 8 lần so với giá lúc rộ. Trong vài năm gần đây nhiều người trồng thanh long đã thắp đèn để thúc thanh long ra hoa trái vụ. Sự thắp đèn dựa trên cơ sở thanh long là cây ngày dài, dùng ánh sáng đèn để cắt đêm dài
. Cách treo bóng: Bóng được treo giữa 2 trụ làm thành hàng, cách mặt đất từ 0,7 m tới 1,2 m. Nên câu điện để có thể thắp sáng luân phiên cho các phía của cây được hưởng ánh sáng đồng đều. Cũng có một số vườn câu một bóng điện ở giữa mỗi 4 trụ.
Thời gian thắp sáng: Trương Thị Đẹp (1998) đã sử dụng bóng đèn 100 watt để thắp sáng cho thanh long tác giả đã kết luận thời gian thắp đèn tốt nhất 4 giờ liên tục 10 - 15 đêm mới gây được cảm ứng ra hoa. Qua điều tra trên diện rộng của Phan Văn Thu và thí nghiệm của Đỗ Văn Bảo (1999) tại Hàm Thuận Nam và Phan Thiết thì trong 97 lần thắp sáng bằng đèn của các vườn được điều tra đã có đến 85% số vườn phải thắp đèn từ 8 đến 10 giờ/đêm và liên tục từ 15 đến 20 đêm tùy theo mùa, lúc ngày ngắn thì phải thắp nhiều đêm hơn lúc ngày tương đối dài hơn. Các vườn này đã đạt được bình quân 13,3 kg quả/trụ/lứa thắp đèn. Vào tháng hai một số vườn đã chỉ thắp có 7 giờ/đêm và kéo dài chỉ từ 10 tới 12 đêm. Nhưng nếu xử lý đèn liên tục, mỗi tháng xử lý một lần thì năng suất sẽ thấp và bất ổn, 5 lần xử lý liên tục trong các tháng từ cuối tháng 9 đến đầu tháng 1 sẽ thu được tổng số 56 quả/trụ hay 26,3 kg/trụ/5 lần xử lý, bình quân chỉ đạt được 5,3 kg/trụ. Như vậy cần chú trọng nghiên cứu sự bón phân, nhịp độ xử lý để có hiệu quả kinh tế cao, tránh lãng phí điện.
Sau 4 - 7 ngày sau ngưng thắp đèn, nụ hoa sẽ xuất hiện. Nó cần khoảng 20 - 21 ngày cho hoa phát triển, 3 ngày để nở và thụ quả trong vườn, sau đó cần từ 25 đến 28 ngày/ để quả phát triển. Như vậy từ khi ra nụ tới khi thu hoạch mất độ 50 - 52 ngày. Khoảng thời gian này dài ngắn chút ít tùy vào điều kiện khí hậu nơi trồng. Đối với một số loài cây thuộc họ xương rồng, có loài phải mất tới 150 ngày để quả phát triển (23). Như vậy thời gian nuôi quả của thanh long ở nước ta khá ngắn.
12. BẢO VỆ THỰC VẬT
Nhìn chung thanh long tương đối ít bị sâu bệnh phá hoại như nhiều cây ăn quả khác.
12.1. Côn trùng
12.1.1. Kiến: Cắn, đục khoét làm hư hom giống và các cành thanh long non, cắn mất tai lá trên trái, gây tổn thương vỏ trái, đây là loại côn trùng dễ phòng trừ.
Để phòng trị dùng Basudin (Diazinon) 10H, Padan 4G, 10G trộn đều với cát 2/1000 rải đều quanh gốc hoặc những nơi làm tổ. Khi tấn công vào các ổ kiến thì dùng Bi 58, Diazinon. ..
12.1.2. Bọ xít. Hại thanh long từ khi có nụ hoa đến khi trái hình thành, chúng hại bằng cách chích hút nhựa, để lại những vết chích rất nhỏ nhưng đến khi quả chín nơi các vết chích sẽ xuất hiện một chấm đen, mất giá trị xuất khẩu. Việc phòng trừ dùng Trebon, Applaud Mipc, Bassa... nồng độ 0,2%. Phun lên khu vườn có bọ xít xuất hiện.
12.1.3. Ruồi vàng hay ruồi trái cây (Dacus dorsalis): là đối tượng nguy hiểm đang được báo động hiện nay. Trưởng thành chích và đẻ trứng vào quả gây thoái hóa phần thịt quả và phần nhựa chảy ra ngoài vỏ làm quả thanh long bị hư, không xuất vườn được. Là đối tượng mới xuất hiện trên thanh long nhưng ruồi trái cây đã phá rất nhiều loại quả ở nước ta, năm 1995 thị trường Nhật đã tạm đóng cửa vì họ cho ràng có dấu hiệu của ruồi trái cây, vì thế cần chú ý phòng trừ. Đề nghị nên đưa qui trình phòng trừ ruồi vàng ở ngành trồng cam quít vào đây, trong đó việc vệ sinh đồng ruộng như thu dọn và hủy các quả rụng, rải thuốc diệt nhộng dưới đất, đặt bả có chứa chất dẫn dụ trích từ cây é tía trộn với thuốc trừ sâu để diệt ruồi. Hiện nay các thuốc như Ruvacon 90L và Vizubon D đã có chứa sẵn chất dẫn dụ là Metyl eugenol 75% nên tiện cho nhà vườn hơn.
12.2. Bệnh
12.2.1. Bệnh thối đầu cành: Ngọn cành thanh long chuyển màu vàng, rồi mềm, sau đó thối. Cây tăng trưởng chậm, số cành giảm hẳn. Bệnh hay xảy ra vào cuối mùa nắng. Bệnh xảy ra không những trên đất phèn (đất thấp) mà còn cả trên đất cao nữa. Nguyên nhân chính là do nấm Alternaria sp. gây ra. Trị bằng cách phun Rovral 2 lần liên tiếp cách nhau 1 tuần.
12.2.2. Bệnh đốm nâu trên cành: Thân cành thanh long có những đốm tròn như mắt của màu nâu. Vết bệnh nằm rải rác hoặc tập trung, thường kéo dài thành từng vệt dọc theo thân cành. Có nhiều vết acervulus tròn đen năm rải rác. Tác nhân là nấm Gloeosporium agaves. Thuộc họ Nectrioidaceae, Bộ Melanconialea, Lớp Deuteromycetes.
12.2.3. Bệnh nám cành: Trên thân cành có một lớp màng mỏng màu xám tro, nhám. Tác nhân là nấm Macssonina agaves Syd và Sphaceloma sp. Họ Nectrioidaceae, Bộ Melanconiales, Lớp Deuteromycetes. Biện pháp phòng trị chung cho các bệnh thanh long là vệ sinh đồng ruộng, chống úng và chống hạn cho cây. Khi tới mức độ phải trị thì dùng thuốc Rovral, hoặc Anvil 5sc (30 - 100 g a.i./ha) phối hợp với Topas (10 - 50 g a.i./ha). Ngoài sâu bệnh kể trên thanh long còn bị dơi, chim, chuột phá hoại quả nữa.
12.3. Các hiện tượng sinh lý
12.3.1. Hiện tượng rụng nụ: Xuất hiện khi số nụ trên cành nhiều. Sau khi nụ xuất hiện 5 - 7 ngày thì nụ không phát triển nữa, vàng rồi rụng. Tỷ lệ rụng từ 10% đến 20%. Cây tự quân bình sinh lý để nuôi quả còn lại trên cây. Để hạn chế sự rụng quả sinh lý cần bón phân tưới nước đầy đủ và quân bình.
12.3.2. Hiện tượng nứt vỏ trái: Do thời tiết, trời hạn ở giai đoạn vỏ quả phát triển, sau đó mưa nhiều hoặc tưới nhiều vào lúc ruột qua phát triển nên quả nứt. Mặt khác do nhà vườn treo quả lâu đợi dịp có giá mới bán. Để hạn chế nên kiểm soát độ ẩm đất, không để vườn khô hạn trong thời kỳ cây nuôi quả.
Kỹ thuật trồng xoài
I. Chuẩn bị đất trồng:
1. Đất: Xoài mọc tốt trên nhiều loại đất, nhưng tốt nhất là đất cát hay thịt pha cát có tầng đất mặt dày, thoát nước tốt, có thuỷ cấp không sâu quá 2,5m, chủ động và có đê bao chống lũ triệt để.
Đất nhẹ, kém màu mỡ giúp cây xoài dễ cho nhiều hoa và đậu trái nhưng trái nhỏ và phẩm chất kém. Đất màu mỡ và đủ nước thì giúp cây phát triển tốt, cho trái ít nhưng trái to, đẹp và phẩm chất tốt.
Xoài chịu được pH từ 5,5 – 7. Đất chua (pH nhỏ hơn hay bằng 5) làm cây phát triển kém (cần phải bón thêm vôi từ 1-2 tấn/ha).
2. Đào mương lên líp: Để tránh bị ngập úng trong mùa mưa cần đào mương lên líp. Líp trung bình rộng 6-8m, mương rộng 3-4m. Vùng ĐBSCL (đất thấp) nên lên mô, đường kính mô từ 80-100 cm, cao 30-60 cm.
3. Trồng cây chắn gió: Cây chắn gió được trồng thành rào chắn xung quanh vườn, dùng cây chắn gió như Bạch đàn nhằm ngăn chặn sự di chuyển của sâu bệnh hại theo gió xâm nhập vào vườn; tạo tiểu khí hậu thích hợp trong vườn, hạn chế thiệt hại do gió bão gây ra.
4. Mật độ trồng:
Vì cây xoài là cây đại thụ có khả năng sống rất lâu (từ 30-50 năm). Do đó trong thâm canh nên áp dụng khoảng cách là 5 x 6m hoặc 6 x 6m tương đương mật độ từ 270 - 300 cây/ha sau đó đốn tỉa dần.
II. Cây giống:
- Xoài được trồng phổ biến bằng cây tháp, phương pháp được áp dụng rộng rãi ở ĐBSCL để nhân giống cây con, cũng có thể dùng tháp mắt và tháp cành để cải tạo các vườn xoài có phẩm chất trái kém hoặc để tạo giống mới. Với phương pháp này xoài có thể cho trái sau 3-4 năm.
- Nên mua giống ở các cơ sở đã được cấp giấy phép đăng ký kinh doanh, sử dụng cây giống có chất lượng tốt.
+ Có từ 2-3 cơi đọt, cao từ 60-80 cm.
+ Đường kính gốc từ 1-1.5 cm.
+ Lá có màu xanh đậm, không nhiễm sâu bệnh.
III. Tưới nước:
Nhu cầu tổng lượng nước trung bình cung cấp cho 1ha xoài/năm khoảng 11.000 m3.
- Trong thời kỳ cây còn nhỏ, việc tưới nước có thể tiến hành quanh năm để đảm bảo cho cây phát triển liên tục, đặc biệt trong thời gian mới trồng.
- Đối với cây trưởng thành sau khi thu hoạch, duy trì đủ độ ẩm cho cây, giúp cây phát triển tốt (mùa nắng thường tưới 1 lần/tuần).
- Cây đang mang trái, cần cung cấp đầy đủ nước cho cây và trái phát triển bình thường (giữ cho mặt đất luôn ẩm). Tuy nhiên, nếu thừa hay thiếu nước đều làm rụng trái, thiếu nước tỷ lệ trái nhỏ nhiều. Nên quản lý cỏ hợp lý trong vườn để tránh xói mòn, đất được thông thoáng, giữ phân, nước và cải tạo đất.
IV. Tỉa cành tạo tán:
Mục đích tỉa cành tạo tán là để cây có bộ khung cân đối, cao vừa phải và cây được thông thoáng.
- Đối với vườn trồng mới: khi thân chính cao khoảng 0,6-1 m (khoảng 1 năm tuổi) tiến hành bấm đọt và chỗ cắt đọt sẽ ra nhiều chồi, chỉ giữ lại 3-4 chồi phân bố theo hướng đều nhau (không nên để nhiều chồi). Quá trình tỉa cành tạo tán nên tiến hành liên tục trong những năm về sau.
- Cây trong thời kỳ kinh doanh: sau khi thu hoạch và trước khi trổ bông (khi cây hoàn tất việc đâm tược) nên cắt những cành mọc trong tán, cành nhỏ, cành bị sâu bệnh, cành vượt, cành thấp sát mặt đất…
- Đối với những cây xoài quá lão: có thể làm trẻ hoá bằng cách cưa bớt, bỏ hết những nhánh con chỉ chừa lại bộ khung chính. Cây trẻ hoá cho cành lá rất mạnh và chỉ ra hoa 1-2 năm sau.
V. Bón phân:
Lượng phân bón tuỳ theo tuổi cây, đất đai, tình trạng sinh trưởng của cây, năng suất cây của vụ trước, từng giai đoạn phát triển trái cần phân để phát triển. Thông thường có thể bón phân như sau:
- Cây tơ: Sử dụng phân hữu cơ khi mới trồng khoảng 2-3 kg/cây hoặc hữu cơ vi sinh từ 0,5-1 kg/cây và bón trước khi đặt cây 2-3 ngày.
Cần bón phân hoá học khoảng 300-500gr NPK(16-16-8) hoặc (20-20-15) và 300gr Urê cho mỗi cây/1 năm. Lượng phân của 1 năm nên được chia đều thành 5-6 lần, bón và cung cấp cho cây dưới dạng dung dịch (pha với nước) tưới quanh gốc.
- Cây trưởng thành:
Sử dụng phân hữu cơ từ 10-20 kg/cây/năm hoặc hữu cơ vi sinh từ 5-10 kg/cây/năm (bón 1 lần, đợt 1). Kết hợp bón khoảng 2-5 kg NPK (16-16-8) hoặc (20-20-15) và 2-3 kg Urê chia đều làm 4 lần bón cho cây theo các đợt sau:
Đợt 1: Sau khi tỉa cành tạo tán, để kích thích cây ra đọt (50% hữu cơ + 60% N + 40% P + 40% K).
Đợt 2: Trước khi ra hoa, kích thích hình thành mầm hoa, thúc hoa (25 % hữu cơ + 60% P + 30% K).
Đợt 3: Giai đoạn khi trái non đường kính 1cm (giai đoạn phát triển trái chậm, 25 % hữu cơ + 20% N + 15% K).
Đợt 4: Giai đoạn trái phát triển (khoảng 35-65 ngày sau đậu trái giai đoạn phát triển trái nhanh, 20% N + 15% P + 15% K).
Tưới đẫm cho cây sau mỗi lần bón phân.
- Việc bón thêm vôi từ 500-1000 kg/ha rất cần thiết để giảm độ chua của đất. Bón vôi vào cuối mùa nắng, rải vôi đều trên mặt đất sau đó xới nhẹ sâu khoảng 5-7 cm bên trong tán cây.
- Cần bổ sung thêm Canxi: giảm rụng trái, nứt trái, giảm sâu bệnh… phun giai đoạn từ khi đậu trái đến khi trái được 60 ngày. Nên lưu ý rằng Canxi không chuyển vị trong cây và không di chuyển trong đất, do đó khi cần bổ sung cho trái thì phải phun trực tiếp lên trái chứ không phun lên lá, lên cây và bón vào đất thì không giải quyết được nhu cầu vôi của trái.
- Bo làm tăng đậu trái, nên phun hai lần vào giai đoạn trước khi hoa nở và hoa nở được 3-4 ngày.
Ngoài ra hằng năm nên vét bùn mương bồi gốc xoài dày 1-2 cm.
VI. Xử lý ra hoa:
1. Những điều cần lưu ý trước khi xử lý:
Cần tạo cho cây có bộ khung tán hoàn chỉnh, thông thoáng, đủ ánh sáng.
Cây phải khoẻ mạnh không bị sâu, bệnh.
Bón phân cân đối, nhất là lân (P2O5) để tạo điều kiện thuận lợi cho cây ra hoa.
Cần xử lý cho cây ra đọt đồng loạt sau khi thu hoạch xoài. Cây xoài tơ có thể ra từ 2-3 cơi đọt, cây già chỉ cần ra 1 cơi đọt có thể ra hoa (cây già nếu khó ra đọt ta có thể xử lý bằng thioure, Urê 1-2 kg/100 lít nước).
2. Cách thực hiện:
Sau khi thu hoạch 1-1,5 tháng tiến hành các bước sau đây:
2.1. Xử lý xoài ra hoa mùa nghịch:
Bước 1: Tỉa cành + Bón phân
Tỉa cành khuất, cành bị sâu bệnh.
Bón phân: NPK, Trung vi lượng, hữu cơ (NPK: tỉ lệ 3:1:1).
Hữu cơ: 3-5 kg hữu cơ vi sinh (Humix, Sông Gianh … hoặc 20-50kg phân chuồng hoai mục)/cây.
Vôi: Dolomit: 2kg/cây
Phân vô cơ: 1,5kg Urea + 1,5kg (20-20-15)/cây.
Bón thêm: 50-100g Borax/cây (Tuy nhiên: liều lượng bón phân phụ thuộc năng suất vụ trước)
Bước 2: Kích thích chồi non ra đồng loạt
Phun: Dola 02 X: 50g /10 lít nước hoặc KNO3 150g /10 lít nước, 7-14 ngày sau toàn bộ các chồi nhú đọt non 3-5 cm. Chú ý phòng trừ sâu, bệnh bảo vệ đọt non (bệnh thán thư, bọ cắt lá, rầy…)
Giai đoạn này thích hợp nhất để tưới Paclo giúp cây phân hóa mầm hoa.
Bước 3: Xử lý Paclo
Dùng bàn chải sắt đánh sạch gốc cách mặt đất khoảng 30cm
Dùng len đào 1 rãnh nhỏ sâu 10cm, ngang 5cm xung quanh gốc cây (sát gốc).
Tưới Paclo theo liều lượng 1-2gr hoạt chất/1m đường kính tán.
Tưới dung dịch thuốc từ trên thân cây khoảng 50cm cho thuốc chảy dài và đọng vào rãnh. Cần tưới đẫm nước trong 3 ngày đầu và giữ ẩm cho cây 3 tuần để cây dễ hấp thu thuốc.
Bước 4: Phun phân MKP (0-52-34) liều 40gr /10 lít nước, phun đều 2 mặt lá cách nhau khoảng 10 ngày/lần, phun 3 lần.
Sau 2-3 tháng phun Dola 02X: 50g/10 lít, sau 5-7 ngày phun tiếp đợt 2 bằng nửa liều đợt 1 để thúc cây ra hoa đồng loạt (lưu ý nên kích thích ra hoa khi thời tiết khô ráo, rút nước trong mương vườn ra).
2.2. Xử lý xoài ra hoa chính vụ:
Sau thu hoạch, tiến hành tỉa cành tạo tán, bón phân cân đối, tưới nước, kích thích cho cây ra chồi đồng loạt. Sau đó phun phân MKP (0-52-34) liều 40gr /10 lít nước, cách nhau khoảng 10 ngày/lần, phun 3 lần để cây hấp thu nhiều lân và đối kháng đạm. Quan sát thấy tự nhiên có một số cây trong vườn ra một ít hoa (tháng 11-12, khi có tiết lạnh) ta tiến hành phun Dola 02 X: 50g / 10 lít, sau 5-7 ngày phun tiếp đợt 2 bằng nửa liều đợt 1 để thúc cây ra hoa đồng loạt, nên lưu ý cần cân đối nguồn lực và chia vườn ra làm 2-3 lần phun xịt để sau dễ đối phó với thời tiết bất lợi và tiêu thụ dễ dàng hơn.
VII. BVTV:
Cần theo dõi phòng trừ sâu, bệnh trong các giai đoạn sau:
- Khi cây ra đọt non phòng trừ sâu bệnh, đặc biệt là bệnh thán thư, sâu ăn lá, rầy bông xoài.
- Khi xoài “lú cựa gà”. Giai đoạn này có thể có rầy bông xoài, sâu ăn bông và bệnh thán thư. Cần cung cấp thêm nguyên tố Bo để gia tăng sức sống hạt phấn, hỗ trợ sự đậu trái.
- Khi phát hoa đạt kích thước tối đa và có một vài hoa trong cùng vừa nở, có thể xuất hiện nhiều dịch hại cùng một lúc như rầy bông xoài, bọ trĩ, sâu đo ăn bông, sâu nhiếu ăn bông, sâu đục lòn bông và bệnh thán thư.
- Khi hoa đang nở rộ, giai đoạn này cây rất cần thời tiết nóng ấm, khô ráo và cần nhiều côn trùng thụ phấn như ong mật, ruồi nhà bướm…Do vậy ngưng sử dụng thuốc trừ sâu, nhằm bảo vệ côn trùng có ích. Gió cũng được xem là tác nhân quan trọng giúp phấn xoài có thể tung đi xa và thụ phấn chéo. Bệnh thán thư là bệnh quan trọng ảnh hưởng lớn đến sự thành bại của mùa vụ.
- Khi xoài đã đậu trái non bằng đầu đũa ăn (hạt đậu) đến đầu ngón tay út (hạt sen) đồng thời cũng là giai đoạn rụng trái non nếu gặp điều kiện thời tiết bất lợi (cây bị Stress). Giai đoạn này bọ trĩ là đối tượng gây hại quan trọng số 1, kế đến là rầy bông xoài và bệnh thán thư.
- Sau khi đậu trái khoảng 40-45 ngày, tiến hành xử lý bệnh thán thư, sâu đục trái, rệp sáp để bao trái.
- Đối với cây không bao trái giai đoạn khoảng 55-60 ngày tuổi ngừa bệnh xì mũ, sâu đục trái, rệp sáp.
TÓM TẮT CÁC PHẦN CHÍNH CỦA BÀI BÁO CÁO
PHẦN THỰC TẾ:các cơ sở đã tham quan
PHẦN CHUYÊN ĐỀ:”quy trình kỹ thuật canh tác cay ăn quả”
CHI CỤC THÚ Y TỈNH BÌNH ĐỊNH
CHỨC NĂNG ,NHIỆM VỤ:phòng chống dịch bệnh trên cạn và dưới nước.
TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH:phòng chẩn đoán bệnh ,trạm vật tư và thuốc thú y,phòng khám và trị bệnh…
TỔ CHỨC PHÒNG CHỐNG:
CÔNG TÁC NĂM 2009:
QUY TRINH KY THUAT TRONG THANH LONG
1. Chuẩn bị đất
Công việc chuẩn bị đất tương đối đơn giản: cắm cọc, đào lỗ xuống trụ. Sau khi chôn xong trụ thì đào âm quanh trụ sâu độ 10 - 20 cm, đường kính 1,5 m, bón lót phân chuồng rồi phủ lớp đất mặt lên sau đó đặt hom.
2. . Chuẩn bị cây trụ
Cây thanh long cần bám vào cây trụ nên việc chọn lựa trụ và chuẩn bị là công việc người lập vườn thanh long cần quan tâm trước tiên, chi phí về cây trụ chiếm tỉ lệ cao nhất trong số tiền đầu tư ban đầu
Cây trụ thường được chọn có đường kính trên 25 cm, dài 2,5 - 2,7 m, sau khi chôn còn cao khoảng 2,0 m. Hiện nay xu hướng của nông dân là hạ thấp trụ xuống, nghĩa là sau khi chôn trụ xong còn cao trung bình từ 1,6 m đến 1,8 m, còn đường kính sử dụng chỉ còn khoảng 15 cm. Nguyên nhân làm nông dân hạ thấp trụ và tận dụng cây có đường kính nhỏ là vì các loại gỗ tết hiếm và đắt, ngoài ra trụ cao khiến việc chăm sóc trở nên khó khăn hơn, tốn nhiều công hơn.
Trụ thấp có lợi điểm: - Giảm được tiền đầu tư ban đầu. - Cành thanh long mau lên đến đầu trụ, chăm sóc và thu hoạch dễ hơn. Qua nhiều năm cắt tỉa các cành nhánh chồng chất trên đầu trụ sẽ làm cây cao dần, việc dùng trụ thấp sẽ hãm bớt sự cao dần lên của cây.
3. Chuẩn bị hom giống
Đã có thí nghiệm nuôi cấy mô thanh long do Lê Quang Luận thực hiện (ĐHNL, 1993). Thanh long có thể trồng bằng hột nhưng lâu có trái. Hiện nay, chủ yếu các nhà vườn trồng bằng hom (cắm cành). Hàng năm việc tỉa cành tạo nên nguồn hom giống dồi dào, nhưng để cành phát triển tốt thì cần chọn những cành có tiêu chuẩn sau:
- Tuổi cành trung bình từ l - 2 năm tuổi trở lên, cành non không tốt.
- Chiều dài hom tốt nhất là từ 50 cm đến 70 cm.
- Trước đây ở Long An hom dài >70 cm.
- Hom mập, có màu xanh đậm.
- Hom không có khuyết tật, sạch sâu bệnh.
- Các mắt mang chùm gai phải tốt, mẩy, khả năng nẩy chồi (mụt) tốt.
Sau khi chọn hom xong, hom được dựng nơi thoáng mát, trên nền đất khô ráo, trong vòng 10 - 15 ngày hom bắt đầu nhú rễ thì đem trồng.
4. Thời vụ trồng
Thường trồng vào tháng 10 - 11 dương lịch, ưu điểm của vụ này là:
- Nguồn hom giống dồi dào do trùng vào lúc tỉa cành.
- Lợi dụng được ẩm độ vào cuối mùa mưa.
- Ở các vùng đất thấp thì mùa này tránh được nguy cơ ngập úng.
Tuy nhiên, trồng mùa này có nhược điểm là cây chưa lớn đủ để có thể chống chịu nắng hạn, vì vậy cần chú trọng tưới nước và giữ ẩm cho cây trong mùa nắng tới.
Ở những vùng thiếu nước tưới thì nên trồng vào đầu mùa mưa (tháng 4 - 5). xuống giống trong thời gian này sẽ gặp khó khăn vì là mùa thanh long ra hoa nên thiếu hom, phải có kế hoạch giâm hom từ trước.
5. Bón lót và đặt hom
Trên đất cao trước khi đặt hom người ta làm âm xuống một khoảng quanh trụ có cạnh độ l,0 - l,5m, sâu 20 - 30 cm, rồi bón lót độ 10 kg phân chuồng + 0,5 kg Super lân.
Trên đất thấp phải lên mô trước khi trồng, xới đất và rải phân quanh mô.
- Đặt từ 3 - 4 hom quanh cây chống (trụ), cần chú ý:
- Đặt hom cạn 0 - 5 cm để tránh thối gốc do đất ẩm.
- Đặt áp phần phẳng của hom vào mé trụ để sau này hom ra rễ và bám nhanh vào trụ.
Cột hom vào trụ để gió khỏi làm lung lay lúc đầu vì rễ trên không chưa phát triển để bám vào cây trụ
Sau khi đặt hom, ở các vùng đất cao hễ đất khô và hết mưa thì cần tủ gốc để giữ ẩm…
Bón phân thúc hàng năm
6.1. Để cây ra hoa tụ nhiên
Giai đoạn kiến thiết cơ bản: Chỉ kéo dài từ 1 đến 2 năm. Tổng lượng phân bón thúc thường được áp dụng là 30 kg Urê + 20 kg NPK (16-16-8)/100 trụ/năm.
Chia ra:
- Sau trồng 15 - 20 ngày thúc 1/3 lượng phân.
Tháng 3 hoặc tháng 4 năm sau thúc 113 lượng phân.
- Tháng 6 - 7 thúc nốt 1/3 lượng phân còn lại, cuối năm thứ 1 bắt đầu có trái bói.
Giai đoạn kinh doanh. Năm thứ 3 trở đi năng suất đã khá ổn định cần chú trọng tới K, một loại phân cần thiết để làm quả ngon ngọt và chắc hơn. Lượng phân trung bình cho mỗi trụ như sau:
Phân chuồng : 15 - 50 kg; Phân lân (Super lân) : 0,5 kg; Urê : �0,5 kg; NPK (16-16-8) : 1,5 kg; KCl : 0,5 kg; Chia phân ra làm 3 lần:
Lần thứ 1 sau khi tỉa cành (tháng 10 - 11) gồm: tất cả phân chuồng + tất cả lân + 1/3 Urê. Mụe đích là để thúc các đợt lộc cành đầu tiên ra nhanh để nó mau trưởng thành làm cơ sở cho việc ra quả vào mùa tới.
- Lần thứ 2 cách lần thứ l độ 40 ngày gồm 1/3 Urê + 1/5 NPK + 1/2 KCl để thúc đợt cành thứ 2.
- Lần thứ 3 vào tháng 3 gồm 1/3 Urê + 2/5 NPK + 1/2 KCl thúc đợt cành cuối cùng và làm đợt cành thứ 1 phân hóa mầm hoa.
Sau ba lần thúc thì bụi thanh long có 3 - 4 lớp cành và đợt nụ đầu tiên bắt đầu xuất hiện, rồi lớp nụ này kế tiếp lớp nụ hoa, lớp quả này kế tiếp lớp quả kia, người làm vườn quan sát sự ra hoa và năng suất mà bón bổ sung từng đợt NPK cho hết 2/5 còn lại bằng cách chia nhỏ lượng phân này rải làm nhiều đợt trong thời gian cây nuôi quả. Ngoài ra còn bổ sung các chất vi lượng bằng cách phun Mymix hoặc HVP,...
6.2. Bón phân cho các vườn thanh long được xử lý ra hoa bằng đèn
Do kích thích cây ra hoa và nuôi quả nhiều đợt trong năm và để cây bớt kiệt sức nên lượng phân bón và số lần bón đã phải tăng lên. Qua khảo sát 30 vườn có xử lý thanh long ra hoa bằng đèn Phan Văn Thu (14) đã đúc kết tổng lượng phân bón trong năm cho mỗi trụ như sau:
- Phân chuồng hoai: từ 15 kg đến 50 kg.
- Phân NPK (16-16-8 hoặc 20-20-15) từ 1 kg tới 3 kg tùy tuổi cây và sản lượng mà cây đã cho mùa trước.
- Phân KCl từ 0,1 kg tới 0,2 kg (bón lúc nuôi quả).
- Ngoài ra quan sát cây để bổ sung phân đạm (Urê) từ 0,1 kg tới 0,2 kg (lúc ra chồi) và 0,1 kg tới 0,2 kg Super lân (trước lúc thắp đèn), phun kích phát tố Thiên Nông, Gibberelin và phân vi lượng.
40% số vườn được phỏng vấn có xử lý đèn cho ra quả trái vụ đã bón phân định kỳ 15 - 20 ngày một lần; 24% bón định kỳ 1 tháng/lần theo nhịp độ thắp đèn. Sự chia phân bón làm nhiều lần sẽ làm phân ít bị rửa trôi, cây sứ dụng hữu hiệu hơn... nhưng tốn nhiều công hơn.
7. Tưới nước
Mặc dù thanh long chịu hạn giỏi, nhưng nắng hạn kéo dài sẽ làm cây mất sức và làm giảm năng suất nhiều. Biểu hiện của sự thiếu nước là:
- Cành mới hình thành ít và phát triển rất chậm.
- Cành bị teo lại và chuyển sang màu vàng.
- Tỉ lệ rụng hoa ở các đợt hoa đầu tiên cao >80%.
- Quả bé.
Trên các chân đất phèn do đất thấp, thủy cấp gần mặt đất nên việc tưới nước ít được chú ý hơn, một số hộ đã dùng bơm tưới bổ sung thấy có kết quả, trừ phi nước phèn có độ pH quá thấp. Tại Phạm Văn Hai độ pH nước kênh > 4,5 đã có thể tưới được. Cũng cần lưu ý là các cây thuộc họ xương rồng chịu được nắng hạn giỏi nhưng lại khá mẫn cảm với độ mặn, nên các vùng mùa nắng bị nhiễm mặn cần chú ý điều này.
8. Tỉa cành
Năm thứ 2 tỉa nhẹ khi cần để tạo tán hình cây dù. Tới cuối năm thứ 3 mỗi trụ có độ 100 cành, với lượng cành này phân bố trên đầu trụ dày đặc. Một số cành già đã cho trái trong những năm trước nếu giữ lại sẽ không cho trái hoặc cho trái nhỏ. Sự tỉa cành làm thông thoáng tán cây và giúp cây tập trung dinh dưỡng nuôi cành mới. Sau tỉa, cành non đâm ra mạnh hơn. Có ba loại cắt tỉa:
8.1. Tỉa đau: Thực hiện sau thu hoạch hoặc trước đợt thu quả cuối cùng. Cắt cùng một lúc tất cả các cành già, các cành ốm yếu, khuyết tật, nằm khuất bên trong tán. Số cành giữ lại trên đầu trụ độ 50 cành. Dùng liềm hoặc dao chặt 3/4 chiều dài của toàn bộ các cành già phía dưới, các tược non sẽ nảy ra từ phần gốc cành được giữ lại.
Ưu điểm: Dễ làm, đỡ tốn công. Khuyết điểm: Qua nhiều năm các lớp cành chồng chất lên nhau nên bụi thanh long bị đôn lên cao.
8.2. Tỉa lựa. Lựa các cành cần tỉa rồi dùng liềm cán dài giựt đứt khỏi cây. Ưu điểm: Tạo được sự thông thoáng, qua nhiều năm trụ không đôn lên cao. Giữ được sự cân đối giữa các cành của tán cây. Khuyết điểm: Tốn công.
8.3. Tỉa sửa cành: Để kiểm soát số cành con trên cành mẹ (cành sừng trâu). Yêu cầu:
- Chỉ giữ lại 1 - 3 cành con/cành mẹ.
- Các cành con trên cành mẹ xa nhau, phân bố đều để tránh tán lệch.
- Giữ lại các cành mập, khỏe.
- Tỉa bỏ những cành mọc lòa xòa ra lối đi.
Do nhu cầu tạo quả trái vụ, một số cành già trước đây thường bị tỉa đi, nay được giữ lại để tạo cảm ứng ra hoa bàng thắp đèn.
9. Làm cỏ:
Trước mỗi đợt bón phân. 70% số hộ phỏng vấn làm cỏ thủ công, 30% còn lại dùng thuốc trừ cỏ. Trên đất phèn nơi đất ẩm thường xuyên, có rất nhiều loại cỏ có căn hành rất khó trị như cỏ tranh, cỏ ống, cỏ Paspalum... vì vậy muốn bớt cỏ cần áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp, như cày bừa kỹ vào mùa nắng trước khi trồng, xen canh, dùng thuốc trừ cỏ kết hợp với làm cỏ thủ công sớm...
10. . Tủ gốc
Vừa trừ cỏ vừa giữ ẩm, nhất là ở các vùng có mùa khô kéo dài và thiếu nước tưới. Dùng rơm, cỏ khô, xơ dừa... để tủ. Có thể tủ quanh gốc hay tủ toàn bộ liếp. Trong dài hạn ở những vùng có cỏ nhiều, giá nhân công đắt nên áp dụng phủ bạt như ngành trồng dưa hấu và trồng thơm đã làm.
11. Xử lý ra hoa:
Đã có một số thí nghiệm cảm ứng thanh long ra hoa bằng hóa chất (KNO3 và một số chất khác) bước đầu đã có kết quả. Hoa ra sớm hơn so với các liếp trồng thanh long khác trong vùng từ 1 - 1,5 tháng. Tuy nhiên, chưa đạt được cảm ứng ra hoa đồng loạt và mạnh như ở cây xoài, số hoa ra còn ít và rải rác. Thanh long có quả sớm giá bán cao gấp 5 - 8 lần so với giá lúc rộ. Trong vài năm gần đây nhiều người trồng thanh long đã thắp đèn để thúc thanh long ra hoa trái vụ. Sự thắp đèn dựa trên cơ sở thanh long là cây ngày dài, dùng ánh sáng đèn để cắt đêm dài
. Cách treo bóng: Bóng được treo giữa 2 trụ làm thành hàng, cách mặt đất từ 0,7 m tới 1,2 m. Nên câu điện để có thể thắp sáng luân phiên cho các phía của cây được hưởng ánh sáng đồng đều. Cũng có một số vườn câu một bóng điện ở giữa mỗi 4 trụ.
Thời gian thắp sáng: Trương Thị Đẹp (1998) đã sử dụng bóng đèn 100 watt để thắp sáng cho thanh long tác giả đã kết luận thời gian thắp đèn tốt nhất 4 giờ liên tục 10 - 15 đêm mới gây được cảm ứng ra hoa. Qua điều tra trên diện rộng của Phan Văn Thu và thí nghiệm của Đỗ Văn Bảo (1999) tại Hàm Thuận Nam và Phan Thiết thì trong 97 lần thắp sáng bằng đèn của các vườn được điều tra đã có đến 85% số vườn phải thắp đèn từ 8 đến 10 giờ/đêm và liên tục từ 15 đến 20 đêm tùy theo mùa, lúc ngày ngắn thì phải thắp nhiều đêm hơn lúc ngày tương đối dài hơn. Các vườn này đã đạt được bình quân 13,3 kg quả/trụ/lứa thắp đèn. Vào tháng hai một số vườn đã chỉ thắp có 7 giờ/đêm và kéo dài chỉ từ 10 tới 12 đêm. Nhưng nếu xử lý đèn liên tục, mỗi tháng xử lý một lần thì năng suất sẽ thấp và bất ổn, 5 lần xử lý liên tục trong các tháng từ cuối tháng 9 đến đầu tháng 1 sẽ thu được tổng số 56 quả/trụ hay 26,3 kg/trụ/5 lần xử lý, bình quân chỉ đạt được 5,3 kg/trụ. Như vậy cần chú trọng nghiên cứu sự bón phân, nhịp độ xử lý để có hiệu quả kinh tế cao, tránh lãng phí điện.
Sau 4 - 7 ngày sau ngưng thắp đèn, nụ hoa sẽ xuất hiện. Nó cần khoảng 20 - 21 ngày cho hoa phát triển, 3 ngày để nở và thụ quả trong vườn, sau đó cần từ 25 đến 28 ngày/ để quả phát triển. Như vậy từ khi ra nụ tới khi thu hoạch mất độ 50 - 52 ngày. Khoảng thời gian này dài ngắn chút ít tùy vào điều kiện khí hậu nơi trồng. Đối với một số loài cây thuộc họ xương rồng, có loài phải mất tới 150 ngày để quả phát triển (23). Như vậy thời gian nuôi quả của thanh long ở nước ta khá ngắn.
12. BẢO VỆ THỰC VẬT
Nhìn chung thanh long tương đối ít bị sâu bệnh phá hoại như nhiều cây ăn quả khác.
12.1. Côn trùng
12.1.1. Kiến: Cắn, đục khoét làm hư hom giống và các cành thanh long non, cắn mất tai lá trên trái, gây tổn thương vỏ trái, đây là loại côn trùng dễ phòng trừ.
Để phòng trị dùng Basudin (Diazinon) 10H, Padan 4G, 10G trộn đều với cát 2/1000 rải đều quanh gốc hoặc những nơi làm tổ. Khi tấn công vào các ổ kiến thì dùng Bi 58, Diazinon. ..
12.1.2. Bọ xít. Hại thanh long từ khi có nụ hoa đến khi trái hình thành, chúng hại bằng cách chích hút nhựa, để lại những vết chích rất nhỏ nhưng đến khi quả chín nơi các vết chích sẽ xuất hiện một chấm đen, mất giá trị xuất khẩu. Việc phòng trừ dùng Trebon, Applaud Mipc, Bassa... nồng độ 0,2%. Phun lên khu vườn có bọ xít xuất hiện.
12.1.3. Ruồi vàng hay ruồi trái cây (Dacus dorsalis): là đối tượng nguy hiểm đang được báo động hiện nay. Trưởng thành chích và đẻ trứng vào quả gây thoái hóa phần thịt quả và phần nhựa chảy ra ngoài vỏ làm quả thanh long bị hư, không xuất vườn được. Là đối tượng mới xuất hiện trên thanh long nhưng ruồi trái cây đã phá rất nhiều loại quả ở nước ta, năm 1995 thị trường Nhật đã tạm đóng cửa vì họ cho ràng có dấu hiệu của ruồi trái cây, vì thế cần chú ý phòng trừ. Đề nghị nên đưa qui trình phòng trừ ruồi vàng ở ngành trồng cam quít vào đây, trong đó việc vệ sinh đồng ruộng như thu dọn và hủy các quả rụng, rải thuốc diệt nhộng dưới đất, đặt bả có chứa chất dẫn dụ trích từ cây é tía trộn với thuốc trừ sâu để diệt ruồi. Hiện nay các thuốc như Ruvacon 90L và Vizubon D đã có chứa sẵn chất dẫn dụ là Metyl eugenol 75% nên tiện cho nhà vườn hơn.
12.2. Bệnh
12.2.1. Bệnh thối đầu cành: Ngọn cành thanh long chuyển màu vàng, rồi mềm, sau đó thối. Cây tăng trưởng chậm, số cành giảm hẳn. Bệnh hay xảy ra vào cuối mùa nắng. Bệnh xảy ra không những trên đất phèn (đất thấp) mà còn cả trên đất cao nữa. Nguyên nhân chính là do nấm Alternaria sp. gây ra. Trị bằng cách phun Rovral 2 lần liên tiếp cách nhau 1 tuần.
12.2.2. Bệnh đốm nâu trên cành: Thân cành thanh long có những đốm tròn như mắt của màu nâu. Vết bệnh nằm rải rác hoặc tập trung, thường kéo dài thành từng vệt dọc theo thân cành. Có nhiều vết acervulus tròn đen năm rải rác. Tác nhân là nấm Gloeosporium agaves. Thuộc họ Nectrioidaceae, Bộ Melanconialea, Lớp Deuteromycetes.
12.2.3. Bệnh nám cành: Trên thân cành có một lớp màng mỏng màu xám tro, nhám. Tác nhân là nấm Macssonina agaves Syd và Sphaceloma sp. Họ Nectrioidaceae, Bộ Melanconiales, Lớp Deuteromycetes. Biện pháp phòng trị chung cho các bệnh thanh long là vệ sinh đồng ruộng, chống úng và chống hạn cho cây. Khi tới mức độ phải trị thì dùng thuốc Rovral, hoặc Anvil 5sc (30 - 100 g a.i./ha) phối hợp với Topas (10 - 50 g a.i./ha). Ngoài sâu bệnh kể trên thanh long còn bị dơi, chim, chuột phá hoại quả nữa.
12.3. Các hiện tượng sinh lý
12.3.1. Hiện tượng rụng nụ: Xuất hiện khi số nụ trên cành nhiều. Sau khi nụ xuất hiện 5 - 7 ngày thì nụ không phát triển nữa, vàng rồi rụng. Tỷ lệ rụng từ 10% đến 20%. Cây tự quân bình sinh lý để nuôi quả còn lại trên cây. Để hạn chế sự rụng quả sinh lý cần bón phân tưới nước đầy đủ và quân bình.
12.3.2. Hiện tượng nứt vỏ trái: Do thời tiết, trời hạn ở giai đoạn vỏ quả phát triển, sau đó mưa nhiều hoặc tưới nhiều vào lúc ruột qua phát triển nên quả nứt. Mặt khác do nhà vườn treo quả lâu đợi dịp có giá mới bán. Để hạn chế nên kiểm soát độ ẩm đất, không để vườn khô hạn trong thời kỳ cây nuôi quả.
Kỹ thuật trồng xoài
I. Chuẩn bị đất trồng:
1. Đất: Xoài mọc tốt trên nhiều loại đất, nhưng tốt nhất là đất cát hay thịt pha cát có tầng đất mặt dày, thoát nước tốt, có thuỷ cấp không sâu quá 2,5m, chủ động và có đê bao chống lũ triệt để.
Đất nhẹ, kém màu mỡ giúp cây xoài dễ cho nhiều hoa và đậu trái nhưng trái nhỏ và phẩm chất kém. Đất màu mỡ và đủ nước thì giúp cây phát triển tốt, cho trái ít nhưng trái to, đẹp và phẩm chất tốt.
Xoài chịu được pH từ 5,5 – 7. Đất chua (pH nhỏ hơn hay bằng 5) làm cây phát triển kém (cần phải bón thêm vôi từ 1-2 tấn/ha).
2. Đào mương lên líp: Để tránh bị ngập úng trong mùa mưa cần đào mương lên líp. Líp trung bình rộng 6-8m, mương rộng 3-4m. Vùng ĐBSCL (đất thấp) nên lên mô, đường kính mô từ 80-100 cm, cao 30-60 cm.
3. Trồng cây chắn gió: Cây chắn gió được trồng thành rào chắn xung quanh vườn, dùng cây chắn gió như Bạch đàn nhằm ngăn chặn sự di chuyển của sâu bệnh hại theo gió xâm nhập vào vườn; tạo tiểu khí hậu thích hợp trong vườn, hạn chế thiệt hại do gió bão gây ra.
4. Mật độ trồng:
Vì cây xoài là cây đại thụ có khả năng sống rất lâu (từ 30-50 năm). Do đó trong thâm canh nên áp dụng khoảng cách là 5 x 6m hoặc 6 x 6m tương đương mật độ từ 270 - 300 cây/ha sau đó đốn tỉa dần.
II. Cây giống:
- Xoài được trồng phổ biến bằng cây tháp, phương pháp được áp dụng rộng rãi ở ĐBSCL để nhân giống cây con, cũng có thể dùng tháp mắt và tháp cành để cải tạo các vườn xoài có phẩm chất trái kém hoặc để tạo giống mới. Với phương pháp này xoài có thể cho trái sau 3-4 năm.
- Nên mua giống ở các cơ sở đã được cấp giấy phép đăng ký kinh doanh, sử dụng cây giống có chất lượng tốt.
+ Có từ 2-3 cơi đọt, cao từ 60-80 cm.
+ Đường kính gốc từ 1-1.5 cm.
+ Lá có màu xanh đậm, không nhiễm sâu bệnh.
III. Tưới nước:
Nhu cầu tổng lượng nước trung bình cung cấp cho 1ha xoài/năm khoảng 11.000 m3.
- Trong thời kỳ cây còn nhỏ, việc tưới nước có thể tiến hành quanh năm để đảm bảo cho cây phát triển liên tục, đặc biệt trong thời gian mới trồng.
- Đối với cây trưởng thành sau khi thu hoạch, duy trì đủ độ ẩm cho cây, giúp cây phát triển tốt (mùa nắng thường tưới 1 lần/tuần).
- Cây đang mang trái, cần cung cấp đầy đủ nước cho cây và trái phát triển bình thường (giữ cho mặt đất luôn ẩm). Tuy nhiên, nếu thừa hay thiếu nước đều làm rụng trái, thiếu nước tỷ lệ trái nhỏ nhiều. Nên quản lý cỏ hợp lý trong vườn để tránh xói mòn, đất được thông thoáng, giữ phân, nước và cải tạo đất.
IV. Tỉa cành tạo tán:
Mục đích tỉa cành tạo tán là để cây có bộ khung cân đối, cao vừa phải và cây được thông thoáng.
- Đối với vườn trồng mới: khi thân chính cao khoảng 0,6-1 m (khoảng 1 năm tuổi) tiến hành bấm đọt và chỗ cắt đọt sẽ ra nhiều chồi, chỉ giữ lại 3-4 chồi phân bố theo hướng đều nhau (không nên để nhiều chồi). Quá trình tỉa cành tạo tán nên tiến hành liên tục trong những năm về sau.
- Cây trong thời kỳ kinh doanh: sau khi thu hoạch và trước khi trổ bông (khi cây hoàn tất việc đâm tược) nên cắt những cành mọc trong tán, cành nhỏ, cành bị sâu bệnh, cành vượt, cành thấp sát mặt đất…
- Đối với những cây xoài quá lão: có thể làm trẻ hoá bằng cách cưa bớt, bỏ hết những nhánh con chỉ chừa lại bộ khung chính. Cây trẻ hoá cho cành lá rất mạnh và chỉ ra hoa 1-2 năm sau.
V. Bón phân:
Lượng phân bón tuỳ theo tuổi cây, đất đai, tình trạng sinh trưởng của cây, năng suất cây của vụ trước, từng giai đoạn phát triển trái cần phân để phát triển. Thông thường có thể bón phân như sau:
- Cây tơ: Sử dụng phân hữu cơ khi mới trồng khoảng 2-3 kg/cây hoặc hữu cơ vi sinh từ 0,5-1 kg/cây và bón trước khi đặt cây 2-3 ngày.
Cần bón phân hoá học khoảng 300-500gr NPK(16-16-8) hoặc (20-20-15) và 300gr Urê cho mỗi cây/1 năm. Lượng phân của 1 năm nên được chia đều thành 5-6 lần, bón và cung cấp cho cây dưới dạng dung dịch (pha với nước) tưới quanh gốc.
- Cây trưởng thành:
Sử dụng phân hữu cơ từ 10-20 kg/cây/năm hoặc hữu cơ vi sinh từ 5-10 kg/cây/năm (bón 1 lần, đợt 1). Kết hợp bón khoảng 2-5 kg NPK (16-16-8) hoặc (20-20-15) và 2-3 kg Urê chia đều làm 4 lần bón cho cây theo các đợt sau:
Đợt 1: Sau khi tỉa cành tạo tán, để kích thích cây ra đọt (50% hữu cơ + 60% N + 40% P + 40% K).
Đợt 2: Trước khi ra hoa, kích thích hình thành mầm hoa, thúc hoa (25 % hữu cơ + 60% P + 30% K).
Đợt 3: Giai đoạn khi trái non đường kính 1cm (giai đoạn phát triển trái chậm, 25 % hữu cơ + 20% N + 15% K).
Đợt 4: Giai đoạn trái phát triển (khoảng 35-65 ngày sau đậu trái giai đoạn phát triển trái nhanh, 20% N + 15% P + 15% K).
Tưới đẫm cho cây sau mỗi lần bón phân.
- Việc bón thêm vôi từ 500-1000 kg/ha rất cần thiết để giảm độ chua của đất. Bón vôi vào cuối mùa nắng, rải vôi đều trên mặt đất sau đó xới nhẹ sâu khoảng 5-7 cm bên trong tán cây.
- Cần bổ sung thêm Canxi: giảm rụng trái, nứt trái, giảm sâu bệnh… phun giai đoạn từ khi đậu trái đến khi trái được 60 ngày. Nên lưu ý rằng Canxi không chuyển vị trong cây và không di chuyển trong đất, do đó khi cần bổ sung cho trái thì phải phun trực tiếp lên trái chứ không phun lên lá, lên cây và bón vào đất thì không giải quyết được nhu cầu vôi của trái.
- Bo làm tăng đậu trái, nên phun hai lần vào giai đoạn trước khi hoa nở và hoa nở được 3-4 ngày.
Ngoài ra hằng năm nên vét bùn mương bồi gốc xoài dày 1-2 cm.
VI. Xử lý ra hoa:
1. Những điều cần lưu ý trước khi xử lý:
Cần tạo cho cây có bộ khung tán hoàn chỉnh, thông thoáng, đủ ánh sáng.
Cây phải khoẻ mạnh không bị sâu, bệnh.
Bón phân cân đối, nhất là lân (P2O5) để tạo điều kiện thuận lợi cho cây ra hoa.
Cần xử lý cho cây ra đọt đồng loạt sau khi thu hoạch xoài. Cây xoài tơ có thể ra từ 2-3 cơi đọt, cây già chỉ cần ra 1 cơi đọt có thể ra hoa (cây già nếu khó ra đọt ta có thể xử lý bằng thioure, Urê 1-2 kg/100 lít nước).
2. Cách thực hiện:
Sau khi thu hoạch 1-1,5 tháng tiến hành các bước sau đây:
2.1. Xử lý xoài ra hoa mùa nghịch:
Bước 1: Tỉa cành + Bón phân
Tỉa cành khuất, cành bị sâu bệnh.
Bón phân: NPK, Trung vi lượng, hữu cơ (NPK: tỉ lệ 3:1:1).
Hữu cơ: 3-5 kg hữu cơ vi sinh (Humix, Sông Gianh … hoặc 20-50kg phân chuồng hoai mục)/cây.
Vôi: Dolomit: 2kg/cây
Phân vô cơ: 1,5kg Urea + 1,5kg (20-20-15)/cây.
Bón thêm: 50-100g Borax/cây (Tuy nhiên: liều lượng bón phân phụ thuộc năng suất vụ trước)
Bước 2: Kích thích chồi non ra đồng loạt
Phun: Dola 02 X: 50g /10 lít nước hoặc KNO3 150g /10 lít nước, 7-14 ngày sau toàn bộ các chồi nhú đọt non 3-5 cm. Chú ý phòng trừ sâu, bệnh bảo vệ đọt non (bệnh thán thư, bọ cắt lá, rầy…)
Giai đoạn này thích hợp nhất để tưới Paclo giúp cây phân hóa mầm hoa.
Bước 3: Xử lý Paclo
Dùng bàn chải sắt đánh sạch gốc cách mặt đất khoảng 30cm
Dùng len đào 1 rãnh nhỏ sâu 10cm, ngang 5cm xung quanh gốc cây (sát gốc).
Tưới Paclo theo liều lượng 1-2gr hoạt chất/1m đường kính tán.
Tưới dung dịch thuốc từ trên thân cây khoảng 50cm cho thuốc chảy dài và đọng vào rãnh. Cần tưới đẫm nước trong 3 ngày đầu và giữ ẩm cho cây 3 tuần để cây dễ hấp thu thuốc.
Bước 4: Phun phân MKP (0-52-34) liều 40gr /10 lít nước, phun đều 2 mặt lá cách nhau khoảng 10 ngày/lần, phun 3 lần.
Sau 2-3 tháng phun Dola 02X: 50g/10 lít, sau 5-7 ngày phun tiếp đợt 2 bằng nửa liều đợt 1 để thúc cây ra hoa đồng loạt (lưu ý nên kích thích ra hoa khi thời tiết khô ráo, rút nước trong mương vườn ra).
2.2. Xử lý xoài ra hoa chính vụ:
Sau thu hoạch, tiến hành tỉa cành tạo tán, bón phân cân đối, tưới nước, kích thích cho cây ra chồi đồng loạt. Sau đó phun phân MKP (0-52-34) liều 40gr /10 lít nước, cách nhau khoảng 10 ngày/lần, phun 3 lần để cây hấp thu nhiều lân và đối kháng đạm. Quan sát thấy tự nhiên có một số cây trong vườn ra một ít hoa (tháng 11-12, khi có tiết lạnh) ta tiến hành phun Dola 02 X: 50g / 10 lít, sau 5-7 ngày phun tiếp đợt 2 bằng nửa liều đợt 1 để thúc cây ra hoa đồng loạt, nên lưu ý cần cân đối nguồn lực và chia vườn ra làm 2-3 lần phun xịt để sau dễ đối phó với thời tiết bất lợi và tiêu thụ dễ dàng hơn.
VII. BVTV:
Cần theo dõi phòng trừ sâu, bệnh trong các giai đoạn sau:
- Khi cây ra đọt non phòng trừ sâu bệnh, đặc biệt là bệnh thán thư, sâu ăn lá, rầy bông xoài.
- Khi xoài “lú cựa gà”. Giai đoạn này có thể có rầy bông xoài, sâu ăn bông và bệnh thán thư. Cần cung cấp thêm nguyên tố Bo để gia tăng sức sống hạt phấn, hỗ trợ sự đậu trái.
- Khi phát hoa đạt kích thước tối đa và có một vài hoa trong cùng vừa nở, có thể xuất hiện nhiều dịch hại cùng một lúc như rầy bông xoài, bọ trĩ, sâu đo ăn bông, sâu nhiếu ăn bông, sâu đục lòn bông và bệnh thán thư.
- Khi hoa đang nở rộ, giai đoạn này cây rất cần thời tiết nóng ấm, khô ráo và cần nhiều côn trùng thụ phấn như ong mật, ruồi nhà bướm…Do vậy ngưng sử dụng thuốc trừ sâu, nhằm bảo vệ côn trùng có ích. Gió cũng được xem là tác nhân quan trọng giúp phấn xoài có thể tung đi xa và thụ phấn chéo. Bệnh thán thư là bệnh quan trọng ảnh hưởng lớn đến sự thành bại của mùa vụ.
- Khi xoài đã đậu trái non bằng đầu đũa ăn (hạt đậu) đến đầu ngón tay út (hạt sen) đồng thời cũng là giai đoạn rụng trái non nếu gặp điều kiện thời tiết bất lợi (cây bị Stress). Giai đoạn này bọ trĩ là đối tượng gây hại quan trọng số 1, kế đến là rầy bông xoài và bệnh thán thư.
- Sau khi đậu trái khoảng 40-45 ngày, tiến hành xử lý bệnh thán thư, sâu đục trái, rệp sáp để bao trái.
- Đối với cây không bao trái giai đoạn khoảng 55-60 ngày tuổi ngừa bệnh xì mũ, sâu đục trái, rệp sáp.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Võ Phương Thảo
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)