Cautaodatuluongcudenthu

Chia sẻ bởi Đăng Thị Tuyết Lan | Ngày 23/10/2018 | 46

Chia sẻ tài liệu: cautaodatuluongcudenthu thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

seminar
ĐỘNG VẬT CÓ XƯƠNG SỐNG
ĐỀ TÀI
CẤU TẠO DA TỪ LƯỠNG CƯ ĐẾN THÚ


LỚP LƯỠNG CƯ
Da ếch nhái là cơ quan hô hấp và trao đổi nước và khí đặc biệt quan trọng.
- Da lưỡng cư mềm mại ẩm ướt không có vẩy và gồm nhiều lớp.
+ lớp ngoài là biểu bì có nhiều tầng tế bào.
+ lớp trong là bì có nhiều sợi đàn hồi.
+ trong cùng là lớp hạ bì tiêu giảm, dính với lớp cơ bên dưới, làm thành những vách ngăn giữa các túi bạch huyết chứa đầy bạch huyết.
- da thiếu sản phẩm sừng và có nhiều tuyến đa bào tiết chất nhầy
a. Biểu Bì
- mặt ngoài cùng có một tầng tế bào chết hoá sừng ngấm kêratin có tác dụng bảo vệ da khỏi bị khô tầng tế bào này thường tróc ra theo chu kì và được thay thế bởi tầng dưới. Đó là hiện tượng lột xác, thời gian lột xác có thể kéo dài từ vài giờ cho đến suốt cả ngày.
* ở lưỡng cư có đuôi quá trình lột xác bắt đầu từ miệng.

- biểu bì có thể sinh ra những phần phụ như răng, mô sừng của ấu trùng, vuốt sừng ở ngón chân một số loài thuộc giống răng cóc (hynobius) hay cóc có vuốt (xenopus).
- Hầu hết lưỡng cư không có vẩy. Tuy nhiên lưỡng cư không chân như ếch, rắn có những vẩy tròn nhỏ xếp như ngói lợp, ăn sâu trong lớp bì.

* ở lưỡng cư không đuôi sự lột xác bắt đầu tiến hành từ một rãnh dọc ở chính giữa lưng.
con vật thường ăn xác lột sau khi đã lột xác.
* tuyến đơn bào có ở nòng nọc, một vài loài cá cóc, ở mõm ấu trùng lưỡng cư có đuôi và không đuôi có nhiều tuyến đơn bào mà chất tiết có tác dụng hoà tan vỏ trứng để giải phóng ấu trùng.
* tuyến đa bào có ở lưỡng cư trưởng thành gồm tuyến nhầy và tuyến độc.
- tuyến da gồm tuyến đơn bào và tuyến đa bào.
.Tuyến nhầy ở ngực và ngón tay tiết chất dính giúp cho chúng bám vào nhau khi ghép đôi.
.Tuyến nhầy ở mặt trong giác bám của loài chẩu, nhái bám có dạng ống tiết chất dính giúp bám chặt vào giá thể
.Tuyến nhầy tiết ra chất musin kết hợp với nước cho chất nhầy làm da thườnh xuyên ẩm ướt. Một số tuyến nhầy biến thành tuyến xạ có vai trò hấp dẫn sinh dục.
. Tuyến độc có thể phân tán trên da hay tập trung vào những phần nhất định của cơ thể. Chất tiết của chất độc là một chất lỏng màu trắng sữa có chứa alcaloit độc với nhiều loài nhưng không độc cho đồng loại.
b. Bì.
dưới lớp biểu bì có nhiều sợi đàn hồi và có nhiều mao mạch, đảm bảo chức năng hô hấp của da. Trên lớp bì nằm sát lớp biểu bì có những tế bào sắc tố quyết định màu sắc của da.
C?t ngan da ?ch Rana
LỚP BÒ SÁT
Da bò sát khô và ít tuyến, tầng sừng dầy bảo vệ cho cơ thể khỏi thoát hơi nước và cách nhiệt, do đó da bò sát không có chức năng hô hấp như lưỡng thê.
+ biểu bì :tầng bên ngoài hoá sừng dầy, khi bong ra (lột sát) thì bị tầng tế bào biểu bì kế tiếp thay thế.
+ tầng sừng của lớp biểu bì trong một năm bong ra một số lần ( hiện tượng lột xác ).
+ tuyến da có rất ít nên da khô. Một số loài tuyến da tiết ra những mùi có tính chất kích thích sinh dục.

+Vảy bò sát phát sinh từ biểu bì, không giống như vảy cá là vảy bì.Tuy nhiên, mai và yếm rùa, tấm xương, ở lưng và bụng cá sấu, ở bụng thằn lằn đầu mỏ, là loại vảy bì.
vảy biểu bì bò sát gồm 2 loại:
Vảy thằn lằn và vảy rắn thường xếp chồng lên như lớp ngói lợp, chỉ ở phần gốc vảy liền với nhau. Vảy ở thân của một số thằn lằn biến đổi thành những mấu sừng.
Vảy rùa và cá sầu phát triển hơi khác và ghép bên nhau thành giáp cứng.
Các loại vảy ở bò sát, cũng như ở Lưỡng cư đều rung và được thay thế. Lột sát ở Bò Sát là quá trình sinh học thay thế vảy sừng cũ thành vảy mới.riêng vảy ở một số loài rùa không có sự thay thế.các vảy cũ không bong mà gắn với vảy mới làm cho mai rùa thêm gồ ghề.căn cừ vào tầng vảy có thể xát định tuổi con vật.
+ bì : có nhiều sắc tố và có nhiều tế bào sắc tố hơn lưỡng thê nên làm cho nhiều loài có màu sắc sặc sở. Màu sắc là do sự tương tác của những loại tế bào sắc tố khác nhau. Nhiều loài màu sắc cơ thể ổn định có tính chất nguỵ trang. Rắn ? Màu đen cá vàng, rắn lục màu xanh(sống trên cành lá)…màu sắc cơ thể một số loài có thể thay đổi theo điều kiện môi trường (chổ bám, ánh sáng, nhiệt độ… )màu sắc cơ thể giúp chúng thích nghi tự vệ và điều hoà nhiệt độ cơ thể.
L?t c?t da v?i cỏc v?y Bũ sỏt x?p l?p lờn nhau


LỚP CHIM
da chim mỏng khô và không có tuyến, các tế bào bề mặt lớp biểu bì hoá sừng. Mô liên kết của da phân hoá thành một lớp mỏng, nhưng gắn chặt vào da có phân bố nhiều mạch máu, gốc lông và các bó cơ cử động lông. Dưới cùng là những lớp xốp gồm những tế bào dự trữ.
tuyến da duy nhất là tuyến phao câu nằm ở các đốt sống đuôi tiết ra chất giống mỡ qua ống dẫn có bản chất là ergosteron. Khi chim rút mỏ vào tuyến chất mỡ dính vào mỏ, chim xaoa chất tiết này lên lông làm cho lông không thấm nước. Dưới tác dụng của ánh sáng mặt trời chất tiết này có thể biến thành vitamin D. chim sẻ nuốt chất này khi rỉa lông.
sự phát triển của lớp biểu bì hoá sừng tạo nên lớp sừng bao quanh mỏ, vẩy sừng tồn tại ở chân. Đầu ngón chân có vuốt sừng, con đực của một số loài có mấu sừng ở chân tạo thành cựa.
cơ thể chim được bao phủ bởi lớp lông vũ có cấu tạo phức tạp.
lông vũ rất nhẹ và rất bền và có độ đàn hồi lớn. bộ lông có tầm quan trọng rất lớn đối với đới sống của chim. bộ lông bảo vệ cơ thể khỏi mất nhiệt và giữ thân nhiệt cao. bộ lông giúp chim giảm ma sát khi bay. Lông ống, lông cánh và lông đuôi là thành phần quan trong nhất của bộ phận bay.
một lông điển hình gồm thân lông, 2 phiến lông ngoài và trong. Phần trên thân lông đặt mang phiến lông, phần dưới thân là gốc lông không có phiến lông, di tích mạch máu tới nuôi lông khi lông phát triển.
mỏi phiến lông gồm nhiều sợi râu lông sơ cấp hình tam giác, trên những sợi này dính những râu lông thứ cấp. Mỏi râu lông thứ cấp có nhiều sợi móc nhỏ ngoặc với gốc râu lông thứ cấp của râu lông bên cạnh làm phiến lông trơ thành tấm vững chắc.
lông vũ có nhiều loại, thực hiện chức năng khác nhau. Lông bao phủ thân lông cánh có vai trò quan trọng khi bay, lông đuôi làm nhiệm vụ bánh lái. Lông chi, lông tơ ở gốc mép của nhiều loài chim.
lông chim có nhiều màu so 2 loại sắc tố đen (melanin) tạo mau đen, nâu, xám và sắc tố tan trong mỡ (lipocrom) gần giống sắc tố loại caroten tạo màu đỏ vàng lục. sự pha trộn của 2 loại sắc tố này theo mức độ khác nhau và cấu trúc vi mô của lông với hệ thống tế bào lăng trụ làm lông chim nhiều màu.
Lụng bao cỏnh
C?u t?o da

LỚP THÚ
Cấu tạo: gồm 2 lớp biểu bì và bì. +Lớp biểu bì : mỏng gồm tầng sừng dày ở bên ngoài, ở trong cùng có tầng manpighi có màng các sắc tố làm da có màu sắc. Tầng manpighi lượng lên lượng xuống thành hình gai. Biểu bì bảo vệ cho cơ thể khỏi va chạm cơ học của môi trường, chống sự xâm nhập của các loại vi khuẩn có hại, chất độc, giảm sự thoát hơi nước và toả nhiệt.
+ lớp bì dày hơn và đàn hồi, gồm mô liên kết với sợi thành mạng lưới. Mặt trên cùng của lớp bì tạo thành những gai bì khớp với mặt trong của tầng biểu bì, ở gai bì chứa mạch máu và các vi thể xúc giác. Trong tầng bì ?hạ bì có nhiều tế bào mỡ hợp thành từng đám hoặc thành một lớp mỡ liên tục nhiều khi rất dày (lợn, cá voi) có tác dụng chống rét, là nơi dự trữ năng lượng và làm cơ thể nhẹ (thú ở nước). Lớp bì nói chung có vai trò làm chổ dựa cho lớp biểu bì, nhờ đó da mới có độ bền chắc và nuôi dưỡng biểu bì.
Các sản phẩm của da :
+ Lông mao: lông là sản phẩm sừng rất đặc trưng của thú, do biểu bì sinh ra, chỉ ở một số ít loài thú : cá voi, tê giác thiếu lông.
+ Lông gồm thân lông và bao lông, bao bọc lấy thân ở phần cấm sâu vào da. Thân lông gồm: màng vỏ lông ở ngoài cùng gồm những tế bào dẹp hoá sừng có vai trò bảo vệ thân lông chắc và đàn hồi chính giữa thân lông có tuỷ lông và một mô xốp có nhiều khi hỏng, gồm những tế bào hoá sừng không có sợi.
Sắc tố chứa trong các tế bào tuỷ lông và vỏ lông làm lông có màu sắc. Bao lông bao bọc lấy thân lông ở phần cấm sâu vào trong da, gồm bao lông trong và bao lông ngoài. ở gốc lông có nhiều tế bào thuộc lớp bì (gai bì), có nhiều mạch máu nhỏ để nuôi lông.
Lông không mọc dài vĩnh viễn ( vài tháng hay vài năm ) đến một mức độ nào đó gai bì sẻ tiêu đi thân lông và bao lông sẻ hoá sừng cho đến tận gốc. Lông sẻ rụng và ở chổ đó sẻ mọc lên một lống mới.
Lông thú gồm 2 loại lông phủ và lông mịn, lông phủ nằm trên và lông nịm nằm dưới.
lông phủ: lông dài cứng thô, ở lớp trên có tuỷ lông lớn
lông mịn: ngắn mềm, phần tuỷ lông thiếu hoặc nhỏ( chỉ gồm dãi tế bào )
lông phủ che chở cho da và lông mịn giữ nhiệt cho cơ thể.
lông cơ thể biến đổi thành rìa cứng,gai.
rìa cứng: là cơ quan xúc giác phụ( thú có túi, thú ăn thịt, gặm nhắm ) thường phân bố ở các phần đầu (mép,má,phía trên mắt ) hoặc mọc ở ngực hay bàn chân
Rìa cứng gồm một thân lông cứng dài nằm trong bao lông, mô bên trong có nhiều xoang hổng chứa máu tạo thành mô xốp có khả năng cương cứng, trong mô xốp có phân bố nhiều nhánh thần kinh.
Vảy: ở một số loài thú có vảy sừng bao bọc cơ thể ( tê tê ) hoặc chỉ phần dưới ( chuột hải ly ), song khác bò sát da của loài thú ấy có nhiều tuyến và ? Giữa các vẩy vẩn có lông mao. Người ta cho rằng cẩy thú không phải là di tích vẩy bò sát ( tổ tiên thú ) mà là cấu tạo thứ sinh.
Vuốt, móng guốc: đầu các ngón chân ngón tay đều gồm 3 phần tấm sừng phủ mặt trên đốt cuối, đế ở mặt dưới, đim cũng ở mặt dưới. Đim có thể là da mỏng hay dày hoặc cũng hoá sừng.
móng: gồm một tấm sừng dẹp phủ mặt trên đó là một dỉa mỏng không phát triển .
vuốt: tấm sừng lan rộng sang 2 bên đốt ngón chân và quặp xuống khiến đế dẹp lại.
guốc: tấm sừng cuống thành ống đế và địm đều hoá sừng.
Sừng: là cấu tạo đặc trưng của nhóm có móng guốc, có 4 loại
sừng hươu nai.
sừng trâu, bò.
sừng hươu cao cổ.
sừng tê giác.
Da, lụng mao v� cỏc tuy?n da thỳ
THE END
CHÚC CÁC BẠN HỌC TỐT
THÀNH VIÊN TỔ 1:
TRẦN THỊ THÚY HƯỜNG
ĐẶNG THỊ TUYẾT LAN
TRẦN NHỰT LỆ
NGUYỄN THỊ XUÂN NƯƠNG
BÙI KIM NGÂN
LÊ THỊ MỸ NGÔN
HUỲNH CHÂU TUẤN.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đăng Thị Tuyết Lan
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)