CAU VA PHAT NGON

Chia sẻ bởi Ngô Viết Dương | Ngày 09/05/2019 | 37

Chia sẻ tài liệu: CAU VA PHAT NGON thuộc Ngữ văn 12

Nội dung tài liệu:

VĂN HÓA 44A
Chương IV
Tiết 105
NGỮ NGHĨA CỦA CÂU
CÂU VÀ PHÁT NGÔN
Người soạn:ĐẶNG NGỌC KHƯƠNG
I. Tìm hiểu bài
Cho nhận xét về đề bài. Câu và phát ngôn có quan hệ với nhau không?
Có mối quan hệ với nhau:
+ Phát ngôn phải dùng câu
+ Câu có mặt trong phát ngôn
Khi đi học về các em sẽ chào mẹ như thế nào?
Câu được đưa vào hoạt động giao tiếp thì gọi là phát ngôn.
Phát ngôn là câu trong giao tiếp.
II. Khái quát về cách thức tìm hiểu câu
1. Cấu trúc ngữ pháp của câu
Hãy nhắc lại một số kiểu câu đã học?
Câu chia theo cấu trúc và câu chia theo mục đích nói.
Phân tích cấu trúc câu chính xác mới hiểu được nghĩa của câu.
Như vậy: Không chỉ cấu trúc câu trong văn bản mà cấu trúc câu trong phát ngôn cũng cần phải chính xác. Càng hiểu cấu trúc ngữ pháp thì phát ngôn càng đúng ngữ pháp.
II. Khái quát về cách thức tìm hiểu câu
2. Câu trong văn bản
Hãy đọc mẩu chuyện sau đây.

Có bao nhiêu câu trong văn bản này?
Mối liên hệ giữa các câu như thế nào?
Mối liên hệ giữa các câu chặt chẽ về nghĩa và về hình thức nhờ vào các phương tiện liên kết.

Các phương tiện liên kết gắn câu với toàn cục
+ Về hìnhthức
+ Về ý nghĩa
II. Khái quát về cách thức tìm hiểu câu
3. Câu trong phong cách ngôn ngữ
Nhận xét về phong cách ngôn ngữ ở các trường hợp, văn bản?
Có 2 phong cách ngôn ngữ khác nhau.
Như vậy trong mỗi văn bản câu phải thích hợp với từng loại phong cách ngôn ngữ nhất định.
II. Khái quát về cách thức tìm hiểu câu
3. Câu trong phong cách ngôn ngữ
Muốn góp ý với bạn học sinh hay nói chuyện riêng trong lớp khi ra chơi và trong giờ sinh hoạt, lớp trưởng phải nói thế nào?
Nhận xét về phong cách ngôn ngữ trong 2 trường hợp này?
Góp ý trong giờ ra chơi sử dụng phong cách ngôn ngữ sinh hoạt. Góp ý trong giờ sinh hoạt sử dụng phong cách ngôn ngữ gọt giũa.
Trong hoạt động giao tiếp cũng phải sử dụng ngôn ngữ phù hợp với từng phong cách phát ngôn, như vậy giúp ích cho việc sử dụng câu phù hợp với truyền thống nói viết của dân tộc.
ví dụ 1; ví dụ 2
II. Khái quát về cách thức tìm hiểu câu
4. Câu trong hoạt động giao tiếp.
Chú ý vào mẩu chuyện.
Phát ngôn của chàng trai diễn ra khi nào?
Hãy đánh giá thái độ của chàng trai trong phát ngôn?
Vậy: phát ngôn vừa trao đổi thông tin vừa thể hiện thái độ tình cảm.
-Phát ngôn diễn ra khi cô gái ra điều kiện.
-Mục đích câu có ý khẳng định: không có chàng trai nào như vậy.
-Thái độ của chàng trai: coi thường cô gái và không cầu hôn cô ta nữa.
III. Những nhân tố chủ yếu của hoạt động giao tiếp chi phối phát ngôn
Chỉ ra nhân tố chủ yếu trong hoạt động giao tiếp?
Có 4 nhân tố chủ yếu:
4 nhân tố chủ yếu trên đã chi phối toàn bộ phát ngôn.
PHIẾU HỌC TẬP
III. Những nhân tố chủ yếu của hoạt động giao tiếp chi phối phát ngôn
1. Sự chi phối của nhân tố người nói (người viết)
Trong văn bản ở bài tập 3 SGK hãy xác định nhân tố người nói, người nghe?
Thúy Kiều là người nói, Kim Trọng là người nghe.
Thúy Kiều là người tạo ra phát ngôn.
Kim Trọng không tạo ra phát ngôn nhưng là người tiếp nhận phát ngôn.
Người nói là người tạo ra phát ngôn
Quyết định tính hiệu lực của phát ngôn.
III. Những nhân tố chủ yếu của hoạt động giao tiếp chi phối phát ngôn
2. Sự chi phối của nhân tố người nghe (người đọc)

Nếu Kim Trọng không về hộ tang chú thì có phát ngôn của Kiều không? Vậy vai trò của người nghe là gì?
Vai trò của người nghe là chi phối quá trình chuẩn bị tạo phát ngôn của người nói.
Người nghe tiếp nhận không tạo phát ngôn
Chi phối quá trình chuẩn bị tạo phát ngôn.
CÂU VÀ PHÁT NGÔN
III. Những nhân tố chủ yếu của hoạt động giao tiếp chi phối phát ngôn
3. Sự chi phối của nhân tố đối tượng được đề cập trong phát ngôn
Trong văn bản ở BT3 SGK hãy xác định nội dung của phát ngôn? Nội dung đó được tạo ra trong sự tình nào?
Nội dung phát ngôn thể hiện tình cảm của Thúy Kiều
- Thương Kim Trọng vất vả
- Thề nguyền thủy chung
- Hẹn nhớ nhau
Nội dung phát ngôn được tạo ra trong buổi chia tay của Thúy Kiều và Kim Trọng
III. Những nhân tố chủ yếu của hoạt động giao tiếp chi phối phát ngôn
3. Sự chi phối của nhân tố đối tượng được đề cập trong phát ngôn
Như vậy: Đối tượng được đề cập trong phát ngôn :
Tạo sự tình cho phát ngôn
Xác định cụ thể nội dung phát ngôn trong hiện thực
III. Những nhân tố chủ yếu của hoạt động giao tiếp chi phối phát ngôn
4. Sự chi phối của nhân tố văn bản chứa phát ngôn
Trong văn bản ở BT3 SGK hãy nhận xét mối quan hệ giữa các phát ngôn?
Toàn đoạn văn chứa 3 phát ngôn. Các phát ngôn có quan hệ rất logic với nhau
- Vì Kim Trọng nên mới có lời tâm sự của Kiều
- Kim Trọng đi xa nên Kiều mới hẹn thề, mới nhớ và lo lắng cho Kim Trọng
III. Những nhân tố chủ yếu của hoạt động giao tiếp chi phối phát ngôn
4. Sự chi phối của nhân tố văn bản chứa phát ngôn
Nếu đoạn văn bản trước Kim Trọng không về hộ tang chú thì nội dung phát ngôn có thay đổi không?
Vậy phần trước và sau phát ngôn có thể làm thay đổi hình thức nội dung diễn đạt.
Nhân tố văn bản chứa phát ngôn:
-Tạo lập văn bản
-Làm thay đổi nội dung và hình thức diễn đạt.
IV. Bài tập: Bài tập 2/SGK
ĐÁP ÁN
Đáp án
A B
Chị Dậu  Cai lệ
1/Cháu  Ông
2/Tôi  Ông
3/Bà  Mày
Trường hợp 1: Người nói tỏ ý tôn kính người nghe (ATrường hợp 2; Người nói tỏ ý xem người nghe ngang hàng với mình (A=B)
Trường hợp 3: Người nói tỏ ý coi thường căm ghét người nghe (A>B)
PHIẾU HỌC TẬP
Học sinh: ……………………………………….
Những nhân tố chủ yếu của hoạt động giao tiếp chi phối phát ngôn:
1. Sự chi phối của nhân tố người nói (người viết):
- Là:……………………………………
- Vai trò:……………………………...
2. Sự chi phối của nhân tố người nghe (người đọc):
- Là: …………………………………..
- Vai trò: ……………………………..
3. Sự chi phối của nhân tố đối tượng được đề cập trong phát ngôn:
- Là: …………………………………..
- Vai trò: ……………………………..
4. Sự chi phối của nhân tố văn bản chứa phát ngôn:
- Là: …………………………………..
- Vai trò: ……………………………..
MẨU CHUYỆN
Có một cô gái nọ xinh đẹp, giàu có.Nhiều chàng trai trong vùng muốn cưới cô làm vợ. Nhưng cô chưa ưng ý ai cả.
Một hôm, có một thanh niên tuấn tú đến thăm cô và ngỏ lời cầu hôn. Cô ta đáp:
-Tôi không lấy anh. Tôi muốn lấy một người biết chơi nhạc biết hát và biết kể chuyện hấp dẫn và biết dừng lại khi tôi đã chán nghe.
Người thanh niên dứng dậy và cáo từ. Trước khi ra cửa, anh ta nhếch mép nói với cô gái:
-Đấy mà là chồng à? Đấy là một cái ti vi.
(Trích Tiếng Việt lớp 10)




5
8
Hai đoạn văn bản sau đây đề nói về thời tiết Hà Nội cuối thu:
a) Từ chiều, lại bắt đầu trở rét.
Gió.
Mưa.
Não nùng.
Đường vắng ngắt. Chưa đến tám giờ mà đường đã vắng ngắt.
(Nguyễn Công Hoan)
b) Khu vực Hà Nội: Nhiều mây, có mưa nhỏ vài nơi. Gió đông- bắc cấp 3, cấp 4. Trời rét. Nhiệt độ cao nhất 18-20 độ, thấp nhất 15-18 độ.
(Bản tin dự báo thời tiết)
5
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG GIÁO ÁN
1/ Các dòng chữ được gạnh dưới và có màu xanh khi bấm vào sẽ dẫn đến đoạn văn bản nó nói đến. Khi học sinh đã đọc xong văn bản thì bấm vào các dòng chữ ở phía dưới để quay về nội dung tương ứng đang giảng dạy.
2/ Các câu mà trước nó có dấu là câu hỏi mà học sinh cần trả lời
Các câu mà trước nó có dấu là câu trả lời cho câu hỏi vừa đưa ra cho học sinh
Các câu mà trước đó có dấu là câu kết luận cho vấn đề vừa đưa ra cho học sinh
3/ Các dòng in nghiêng là nội dung chính của bài mà học sinh phải ghi chép vào vở của mình.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Ngô Viết Dương
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)