Cấu trúc quần thể thủy sinh vật

Chia sẻ bởi Trần Văn Nam | Ngày 18/03/2024 | 8

Chia sẻ tài liệu: cấu trúc quần thể thủy sinh vật thuộc Sinh học

Nội dung tài liệu:

Chủ đề:

GVHD: Nguyễn Đình Huy
Nhóm TH: nhóm 1
1
Cấu trúc quần thể thủy sinh vật
01
Danh sách nhóm 1
Nguyễn Hồng Tươi Thắm
Vũ Thái Hòa
Đặng Thị Tem
Nguyễn Văn Hảo
Đoàn Thị Dung
Trương Kỳ Nam
Trần Văn Nam
Biện Kim Thống
Đỗ Hải Đăng (49NT2)
2
02
Nội dung chính
I) Khái niệm quần thể
II) Cấu trúc quần thể
Kích thước quần thể
Mật độ quần thể
Các dạng phân bố của quần thể
Cấu trúc tuổi và giới tính
3
03
I) Khái niệm quần thể
Quần thể là một nhóm cá thể của loài, khác nhau về kích thước, tuổi, giới tính, phân bố trong vùng phân bố của loài và có khả năng giao phối tự do với nhau để tái sản xuất số lượng.
4
04
Quần thể là dạng tồn tại cơ bản của loài trong những điều kiện cụ thể của môi trường
Vd:
1 loài có thể có nhiều quần thể sống ở các môi trường khác nhau.
Quần thể cá mè hoa ở các vực nước nội địa của Việt Nam thích nghi với điều kiện môi trường ấm áp, quần thể cá mè hoa ở các vực nước miền Bắc Trung Quốc lại thích nghi với điều kiện khí hậu lạnh.
5
05
Quần thể vi khuẩn ưa nhiệt dưới đáy biển Bắc Băng Dương
6
Quần thể cá đuối đang di cư
06
II) Cấu trúc quần thể
1) Kích thước quần thể
Kích thước của quần thể được xác định bởi số lượng hoặc tổng khối lượng hoặc năng lượng của các cá thể hình thành nên quần thể, phù hợp với không gian mà chúng sống.
Những loài có kích thước cơ thể nhỏ thường tồn tại trong quần thể có kích thước lớn và ngược lại, những loài có kích thước cơ thể lớn thường sống trong quần thể có kích thước nhỏ.
7
07
Vd: một quần thể tảo Chlorella có thể có tới 20-30 triệu tb tại một thủy vực nhưng tổng sinh khối lại thấp hơn nhiều so với một quần thể cá trích có khoảng vài trăm nghìn con
quần thể tảo Chlorella
8
Quần thể cá trích tại khu vực eo biển Queen Charlotte
08
Kích thước tối thiểu : là số lượng cá thể ít nhất mà quần thể cần có để duy trì và phát triển
Kích thước tối đa : là giới hạn cuối cùng về số lượng mà quần thể có thể đạt được, phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường
Kích thước các quần thể loài trong các vực nước khác nhau cũng rất khác nhau.
Vd:
Quần thể tảo lục Chlorophyta ở khu vực hạ lưu sông Cái (huyện Diên Khánh ) có kích thước lớn hơn nhiều ở khu vực Hòn Đỏ (TP Nha Trang)
9
09
Các yếu tố ảnh hưởng đến kích thước quần thể:
+ Mức độ sinh sản của quần thể
+ Mức tử vong của quần thể
+ Phát tán cá thể của quần thể (gồm cả nhập cư và xuất cư)
10
10
2) Mật độ quần thể
Mật độ quần thể là số lượng cá thể trên một đơn vị diện tích hoặc một đơn vị thể tích mà chúng chiếm.
Vd:
Mật độ quần thể tảo lục ở Hòn Đỏ khoảng 300tb/m3
Mật độ quần thể thể hiện sự cân bằng giữa tiềm năng sinh sản và nguồn sống có thể có của môi trường
11
11
Mật độ quần thể quy định tổng lượng trao đổi chất của quần thể. Khi kích thước của cơ thể giảm, mật độ quần thể cao → cường độ trao đổi chất của quần thể tăng.
ứng dụng trong NTTS. Khi nuôi ở mật độ cao dẫn đến sự cạnh tranh cùng loài về nguồn thức ăn, nơi sống, hơn nữa tổng lượng trao đổi chất tăng → chất thải nhiều, O2 giảm làm ảnh hưởng đến sức khỏe và tốc độ tăng trưởng của vật nuôi → nên nuôi ở mật độ vừa phải
12
12
13
Vẹm nuôi ở mật độ cao → không tốt cho vật nuôi
13
Mật độ cũng ảnh hưởng tới các chức năng sống của các cá thể trong quần thể
Vd:
- Thí nghiệm trên cá trích Murman
Cá hoàn toàn không ăn khi nuôi đơn độc. Nếu nuôi chung 5 con trong 1 bể, sau 3-4 ngày cá bắt đầu ăn. Nếu nuôi chung 20 con, cá bắt đầu ăn sau 1 ngày thả nuôi
- Thí nghiệm về khả năng lọc nước của động vật thân mềm Sphaerium corneum
14
14
Mật độ ảnh hưởng trực tiếp tới điều kiện và hoạt động sống của thủy sinh vật
+ Mật độ quá cao gây suy giảm điều kiện sống khi làm giảm mức đảm bảo thức ăn và những nhu cầu khác của cơ thể.
+ Mật độ giảm quá giới hạn gây cản trở cho việc tìm đồng loại của các cá thể ,nhất là những cá thể khác giới ,giảm sự gặp gỡ của tinh trùng và trứng trong nước trong mùa sinh sản, giảm khả năng bảo vệ đàn khỏi vật dữ…
15
15
3) Sự phân bố của quần thể
Có 3 dạng chính:
a/ phân bố ngẫu nhiên:
Xác suất bắt gặp mỗi cá thể là như nhau. Dạng này rất ít gặp trong tự nhiên.
b/ phân bố đều:
Trong điều kiện môi trường đồng nhất, các cá thể có khuynh hướng phân bố cách biệt nhau, khoảng cách của chung bằng nhau.
16
16
17
c/ phân bố theo nhóm
- Các cá thể tập trung theo nhóm một cách ngẫu nhiên phụ thuộc vào môi trường sống, thường thì những khu vực nào thuận lợi thì tập trung với mật độ cao
17
4. Cấu trúc tuổi và giới tính
a/ Cấu trúc tuổi
Cấu trúc tuổi của quần thể là tỉ lệ các nhóm tuổi của các cá thể trong quần thể.
Cấu trúc tuổi của quần thể được tái lập một cách thích nghi như một hệ thống tự điều chỉnh
Cấu trúc tuổi phần lớn phụ thuộc vào sự suy giảm cá thể của các nhóm tuổi do bị vật dữ sử dụng, nhất là nhóm con non và tuổi già.
18
18
Về mặt sinh sản, quần thể của bất kỳ sinh vật thường bao gồm 3 nhóm chính : trước sinh sản trong sinh sản và sau sinh sản.
19
19
b/ Cấu trúc giới tính và cấu trúc sinh sản
Cấu trúc giới tính là tỉ lệ giữa cá thể đực và cá thể cái trong quần thể.
Cấu trúc sinh sản là tỉ lệ đực cái tham gia sinh sản
Tỉ lệ giới tính của quần thể phụ thuộc vào tính di truyền của loài và đồng thời chịu sự kiểm soát của môi trường.
Nhiệt độ ảnh hưởng rất lớn đến cấu trúc giới tính của quần thể.
20
20
Cấu trúc giới tính và cấu trúc sinh sản của quần thể có ý nghĩa thích nghi cao nhằm nâng cao hiệu suất sinh sản trong điều kiện môi trường đa dạng và biến động.
21
21
Tài liệu tham khảo
Sinh thái thủy sinh vật (Vũ Trung Tạng)
Bài giảng sinh thái môi trường (Tôn Nữ Mỹ Nga)
www.wikipedia.org.vn
www.google.com.vn
www.tailieu.vn

22
22
23
Thanks for your listen
23
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Văn Nam
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)