Cau trong van ban
Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Thủy Nguyên |
Ngày 21/10/2018 |
163
Chia sẻ tài liệu: Cau trong van ban thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
Trường THPT Nguyễn Công Trứ
Giáo viên hướng dẫn: Cô Vũ Thị Thanh Thuận
Giáo sinh thực tập: Nguyễn Thị Ngọc Thúy
Tiếng Việt 10:
CÂU TRONG VĂN BẢN
Tiết 97, 98:
Liết kết câu: phép liên kết và thực hành về phép liên kết
Kiểm tra bài cũ
1) Mối quan hệ qua lại của các câu trong văn bản về cấu tạo ngữ pháp được thể hiện như thế nào?
2) Em hãy tách vế của các câu ghép chính phụ sau ra thành câu riêng:
a) Nếu cụ chỉ cho một đồng, thì còn hơn một đồng nữa chúng con biết chạy vào đâu được. (Ngô Tất Tố)
b) Tuy tôi đã nói nhiều nhưng nó vẫn không nghe.
I. Phép liên kết:
? Phép liên kết: là cách thức sử dụng phương tiện ngôn ngữ vào việc liên kết câu với câu (hoặc với cấu tạo ngôn ngữ lớn hơn câu)
? Những từ hoặc cụm từ cùng loại có tác dụng liên kết được gọi là phương tiện liên kết
Ví dụ:
(a) Còn hơn một đồng nữa chúng con biết chạy vào đâu được? Nếu cụ chỉ cho một đồng.
1) Câu (b) có quan hệ ý nghĩa như thế nào đối với câu (a)? Mối quan hệ ấy được thể hiện qua từ ngữ nào?
2) Vậy em hiểu thế nào là phép liên kết và phương tiện liên kết?
I. Phép liên kết:
1. Phép nối:
Cho các ví dụ:
a) Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa;
Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân.
(?Vội vàng? ? Xuân Diệu)
b) Ông có xe hơi, có nhà lầu, có đồn điền, lại có cả trang trại ở nhà quê. Vậy thì chính là người giàu đứt đi rồi. (Nam Cao)
1) Những từ gạch dưới trong các ví dụ trên thuộc từ loại nào? Nó có nhiệm vụ gì trong câu và thể hiện ý nghĩa gì?
- Định nghĩa: Phép nối là cách dùng những từ ngữ chỉ quan hệ để nối ý của các câu lại với nhau
2) Đó là những từ ngữ có nhiệm vụ nối các cặp câu lại với nhau. Vậy trên cơ sở đó em thử định nghĩa về phép nối?
I. Phép liên kết:
1. Phép nối:
Có 2 nhóm từ ngữ liên kết:
a) Quan hệ từ: và, hay, hoặc là, còn, thì, nhưng?
VD:Tôi mời lão hút trước. Nhưng lão không nghe. (Nam Cao)
?Nhưng?: quan hệ từ chỉ ra mối quan hệ tương phản giữa 2 câu
b) Từ ngữ chuyển tiếp:
+ Những đại từ: vậy, thế?
+ Những tổ hợp (quan hệ từ + đại từ): do đó, tuy vậy?
+ Những tổ hợp: ngoài ra, vả lại, hơn nữa?
VD: Ông có xe hơi, có nhà lầu, có đồn điền, lại có cả trang trại ở nhà quê. Vậy thì chính là người giàu đứt đi rồi. (Nam Cao)
?Vậy thì?: tổ hợp từ chuyển tiếp chỉ ra mối quan hệ nhân ? quả giữa 2 câu
Tác dụng của phép nối:
+ liên kết câu
+ tạo nên quan hệ ngữ nghĩa giữa các câu: quan hệ bổ sung, tương phản, nguyên nhân ? hệ quả, thời gian
Luyện tập: bài tập 1 (SGK / 91)
Chỉ ra quan hệ từ nối các câu sau đây và cho biết kiểu quan hệ giữa hai câu nối kết là kiểu nào (bổ sung, nguyên nhân, điều kiện, tương phản, thời gian)
(a) Nguyễn Trãi sẽ sống mãi mãi trong trí nhớ và tình cảm của người Việt Nam ta. (b) Và chúng ta còn phải làm cho tên tuổi và sự nghiệp của Nguyễn Trãi rạng rỡ ra ngoài bờ cõi nước ta. (Phạm Văn Đồng)
- Quan hệ từ nối ?Và (b)?
- Kiểu quan hệ giữa 2 câu nối: quan hệ bổ sung
I. Phép liên kết:
Cho ví dụ:
Giấu một chùm hoa trong chiếc khăn tay,
Cô bé ngập ngừng sang nhà hàng xóm.
Bên ấy có người ngày mai ra trận.
Họ ngồi im không biết nói năng chi.
(?Hương thầm? ? Phan Thị Thanh Nhàn)
1) Theo em, ?họ? trong ví dụ trên là từ loại gì? Nó có liên quan gì với các câu trước đó?
2) Đây là ví dụ về phép thế. Vậy em hiểu thế nào là phép thế?
VD: Điền nghĩ đến cái tính bủn xỉn của đàn bà. Họ may áo để cất đi. (Nam Cao)
?Họ?thay thế cho ?đàn bà?
Nước ta là một nước văn hiến. Ai cũng bảo thế.
?thế? thay thế cho ?Nước?hiến
I. Phép liên kết:
?Định nghĩa: Phép thế là cách dùng những đại từ và những từ ngữ tương đương với đại từ (không rõ ý nghĩa từ vựng) thay thế để nối ý các câu với nhau
2. Phép thế:
? Tác dụng của phép thế:
+ liên kết câu
+ tránh lặp từ ngữ
I. Phép liên kết:
Cho ví dụ:
Chị tôi rất thích ăn khoai lang luộc. Ngày nào má tôi cũng mua về cho chị.
1) Tìm thành phần bị lược bỏ trong ví dụ trên? Thử phục hồi lại đầy đủ câu có thành phần bị lược bỏ ấy?
2) Đó là ví dụ về phép tỉnh lược. Vậy em thử định nghĩa về phép tỉnh lược?
3) Việc sử dụng phép tỉnh lược sẽ có tác dụng gì?
I. Phép liên kết:
3. Phép tỉnh lược:
Định nghĩa: Phép tỉnh lược là cách rút bỏ những từ ngữ có ý nghĩa xác định ở những chỗ có thể rút bỏ và muốn hiểu được thì phải tìm những từ ngữ có ý nghĩa xác định ấy ở những câu khác.
VD: Chị tôi rất thích ăn khoai lang luộc. Ngày nào má tôi cũng mua (khoai lang) về cho chị.
Tác dụng của phép tỉnh lược:
+ liên kết câu
+ tránh lặp từ
+ làm cho việc diễn đạt ngắn gọn
Luyện tập: bài 4 (SGK / 92)
+ Câu chứa phần tỉnh lược (in nghiêng): ?Người về, người đi chơi đã vãn cả. Mị không biết, Mị vẫn ngồi trơ một mình giữa nhà?
+ Xác định phần tỉnh lược: ?Người về, người đi chơi đã vãn? phần tỉnh lược (cụm C-V) là thành phần bổ ngữ cho động từ ?biết?
I. Phép liên kết:
Cho các ví dụ:
a)Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre, anh hùng lao động. Tre, anh hùng chiến đấu! (Thép Mới )
b) Hình như vợ chồng nhà nó (=Mô) cãi nhau luôn. Điều chắc chắn là hai mẹ con bà Hà cãi nhau luôn. Có lần chính Mô vặc nhau với bà mẹ vợ. (Nam Cao)
1) Em hãy tìm những từ ngữ giống nhau hoặc gần giống nhau về nghĩa trong các ví dụ trên? Việc sử dụng những từ ngữ ấy có tác dụng gì?
2) Trên cơ sở đó, em hãy thử định nghĩa về phép lặp từ vựng?
- Định nghĩa: Phép lặp từ vựng là cách dùng trong 2 câu khác nhau những từ ngữ về cơ bản không khác nghĩa nhau để liên kết 2 câu với nhau
4. Phép lặp từ vựng:
I. Phép liên kết:
4. Phép lặp từ vựng:
Các cách lặp từ vựng:
+ Lặp lại y nguyên: lặp lại chính những từ ngữ ấy VD: Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre, anh hùng lao động. Tre, anh hùng chiến đấu! (Thép Mới)
+ Lặp bằng từ đồng nghĩa, gần nghĩa
VD: Một cái mũ len xanh nếu chị sinh con gái. Chiếc mũ sẽ đỏ nếu chị đẻ con trai.
Bệnh ung thư có mặt khắp nơi trên thế giới. Căn bệnh này đã lấy đi sinh mạng của khá nhiều người.
+ Liên kết câu
+ Nhấn mạnh ý
Tác dụng của phép lặp từ vựng:
Luyện tập: bài tập 1 (SGK / 94)
Hãy tìm những yếu tố thuộc phép lặp từ vựng có tác dụng liên kết trong đoạn trích dưới đây, cho biết cách lặp của chúng:
(a) Cây sắt thứ hai đập vào trước ngực Mai, chị lật đứa bé ra sau lưng. (b) Nó (= ?một thằng lính to béo?) lại đánh sau lưng, chị lật thằng bé ra trước ngực. (c) Trận mưa cây sắt mỗi lúc một dồn dập. (d) Không nghe tiếng khóc thét của Mai nữa. (đ) Chỉ nghe đứa bé khóc ré lên một tiếng rồi im bặt. (e) Chỉ còn tiếng cây sắt nện xuống hừ hự. (Nguyễn Trung Thành)
Luyện tập: bài tập 1 (SGK / 94)
Cây sắt (lặp 3 lần) : lặp lại y nguyên
Trước ngực (lặp 2 lần): lặp lại y nguyên
Lật (lặp 2 lần): lặp lại y nguyên
Sau lưng (lặp 2 lần): lặp lại y nguyên
Đứa bé (lặp 2 lần): lặp lại y nguyên
Đứa bé ? Thằng bé: lặp bằng từ gần nghĩa
Đập ? Đánh ? Nện: lặp bằng từ đồng nghĩa
Tại sao ở đây tác giả lại dùng nhiều từ ngữ lặp lại y nguyên như vậy?
Sử dụng nhiều từ ngữ lặp lại y nguyên để:
? nhấn mạnh tội ác dã man của kẻ thù và nỗi đau khổ mà dân làng Xô Man phải chịu dựng
? gây cảm xúc mạnh cho người đọc.
I. Phép liên kết:
Cho ví dụ:
Những ngày không gặp nhau,
Biển bạc đầu thương nhơ.
Những ngày không gặp nhau,
Lòng thuyền đau rạn vỡ.
Nếu từ giã thuyền rồi,
Biển chỉ còn sóng gió.
Nếu phải cách xa anh,
Em chỉ còn bão tố.
(?Thuyền và biển? ? Xuân Quỳnh)
1) Vậy em hãy tìm tất cả những từ ngữ trong đoạn thơ liên quan đến ?biển? ?
2) Vậy em hiểu thế nào là phép liên tưởng?
I. Phép liên kết:
5. Phép liên tưởng:
- Định nghĩa:
Phép liên tưởng là dùng các yếu tố từ vựng cùng xuất hiện trong một tình huống sử dụng trong văn bản (yếu tố này xuất hiện ta lập tức nghĩ đến yếu tố kia)
VD: Những ngày không gặp nhau,
Biển bạc đầu thương nhơ.
Những ngày không gặp nhau,
Lòng thuyền đau rạn vỡ.
Nếu từ giã thuyền rồi,
Biển chỉ còn sóng gió.
Nếu phải cách xa anh,
Em chỉ còn bão tố.
(?Thuyền và biển? ? Xuân Quỳnh)
- Tác dụng:
+ liên kết các câu cùng hướng về chủ đề chính của văn bản
+ bộc lộ rõ nội dung
I. Phép liên kết:
5. Phép liên tưởng:
Cho ví dụ:
Nhà thơ gói tâm tình của mình trong tác phẩm. Người đọc mở thơ ra bỗng thấy tâm tình của chính họ.
1) Cặp từ ngữ ?gói ? mở? đã gợi nên mối quan hệ ý nghĩa như thế nào giữa 2 câu trong ví dụ trên?
2) Đây là ví dụ về phép liên tưởng nghịch đối. Vậy em hiểu gì về phép liên kết này?
- Định nghĩa: Phép liên tưởng nghịch đối là khi yếu tố này xuất hiện ta nghĩ đến yếu tố ngược lại.
Luyện tập: bài 5 (SGK / 95)
ĐI HỌC
(1) Hôm qua em tới trường
(2) Mẹ dắt tay từng bước
(3) Hôm nay mẹ lên nương
(4) Một mình em tới lớp
(5) Trừơng của em be bé
(6) Nằm lặng giữa rừng cây
(7) Cô giáo em tre trẻ
(8) Dạy em hát rất hay
(9) Hương rừng thơm đồi vắng
(10) Nứơc suối trong thầm thì
(11) Cọ xòe ô che nắng
(12) Râm mát đường em đi
a) Tìm các danh từ (cụm danh từ) nằm trong quan hệ liên tưởng với nhau theo 3 tuyến sau: gia đình, học đường, quê hương
b) Tìm từ thuộc phép liên tưởng, liên kết câu thơ (1) với câu thơ (2)
c) Nội dung của khổ thơ cuối liên kết với khổ thơ giữa bằng phép liên kết gì? Chỉ ra các từ ngữ có liên quan nhau theo phép liên kết đó.
Luyện tập: bài 5 (SGK / 95)
1) Các danh từ nằm trong quan hệ liên tưởng với nhau theo 3 tuyến:
- Gia đình: em, mẹ
- Học đường: em, trường, lớp, cô giáo
- Quê hương: nương, rừng cây, hương rừng, đồi, suối, cọ
3) Khổ thơ cuối liên kết với khổ thơ giữa bằng phép liên tưởng: từ ?rừng cây? trong khổ thơ giữa liên tưởng đến ?hương rừng, đồi, suối, cọ, đường? ở khổ thơ cuối.
Cho ví dụ:
Kì nghỉ hè năm ngoái họ đã có một chuyến du lịch thú vị. Năm nay chúng mình cũng mong có một chuyến tương tự.
I. Phép liên kết:
1) ?Một chuyến tương tự? là chuyến như thế nào và nó có quan hệ gì với ?một chuyến du lịch thú vị??
2) Vậy em hiểu phép so sánh là gì?
6. Phép so sánh:
Định nghĩa: Phép so sánh là dùng yếu tố chưa rõ nghĩa của câu này đối chiếu với yếu tố rõ nghĩa ở câu kia nhờ tính đồng nhất hay tương tự để liên kết
Tác dụng của phép so sánh:
+ Liên kết câu
+ Tránh lặp từ, diễn đạt ngắn gọn
Luyện tập: bài 1, 2 (SGK / 97)
Tìm các từ ngữ có tác dụng liên kết các câu trong các phần trích sau đây và cho biết các từ ngữ đó thuộc về phép liên kết nào và tác dụng của nó:
a) Từ khi có chế độ của riêng thì xã hội chia thành giai cấp, không ai có thể đứng ngoài giai cấp. Đồng thời, mỗi người đại biểu cho tư tưởng của giai cấp mình. (Hồ Chí Minh)
b) Xưa nay, không ai chết đến lần thứ hai để được học bài học kinh nghiệm về cách chết. Vì vậy, vẫn có nhiều người chết một cách ngờ nghệch. (Nguyễn Công Hoan)
c) Ngủ trọ phải hai xu một tối. Nếu chị không ăn cơm ăn quà. (Ngô Tất Tố)
Câu
Phương tiện liên kết
Phép liên kết
Mối quan hệ
a
- Giai cấp
- Đồng thời
- Lặp từ vựng
- Nối
Bổ sung
Luyện tập: bài 1, 2 (SGK / 97)
b
c
- Chết
- Vì vậy
- Lặp từ vựng
- Nối
Nguyên nhân ? hệ quả
- Nếu
- Nối
Điều kiện, giả thiết
Luyện tập: bài 4 (SGK / 98)
Nếu tách riêng ra từng câu thì những câu nào trong các câu sau đây không rõ nghĩa? Làm thế nào để hiểu rõ nghĩa của các câu không rõ nghĩa đó? Những câu ở đây liên kết với nhau bằng những phép liên kết nào?
(a) Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. (b) Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê rõ ràng dễ thấy. (c) Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. (Hồ Chí Minh)
Luyện tập: bài 4 (SGK / 98)
- Nếu tách riêng ra từng câu thì câu (b) và câu (c) là không rõ nghĩa
- Muốn hiểu rõ nghĩa thì phải đặt nó vào trong văn cảnh tức là trong mối liên kết với câu (a) và giữa chúng với nhau
- Các câu trong đoạn văn liên kết với nhau bằng các phép liên kết sau:
+ Phép lặp từ vựng (lặp lại y nguyên): ?có khi?
+ Phép nối: ?nhưng?
+ Phép liên tưởng nghịch đối: ?rõ ràng, dễ thấy? ở câu (b) với ?cất giấu kín đáo? ở câu (c)
+ Phép tỉnh lược: ?Tinh thần yêu nước?của quý? đã được tỉnh lược ở câu (b) và câu (c)
Luyện tập: bài 7 (SGK / 99)
Từng đôi câu nối tiếp sau đây có liên kết với nhau bằng phép liên kết nào không? Nhìn trong toàn bộ, tất cả các câu này hợp lại có thành một văn bản không? Vì sao?
(a) Cắm bơi một mình trong đêm. (b) Đêm tối bưng không nhìn rõ mặt đường. (c) Trên con đường ấy, chiếc xe lăn bánh rất êm. (d) Khung cửa xe phía sau cô gái ngồi lồng đầy bóng trăng. (đ) Trăng bồng bềnh nổi lên qua dãy Pú Hồng. (e) Dãy núi này có ảnh hưởng quyết định đến gió mùa đông ? bắc ở miền Bắc nước ta. (g) Nước ta bây giờ của ta rồi; cuộc đời bắt đầu hửng sáng.
Luyện tập: bài 7 (SGK / 99)
Nhận xét: Các câu trên tuy liên kết với nhau chặt chẽ bằng phép liên kết nhưng chưa hợp thành một văn bản vì các câu trên không tập trung thể hiện cùng một chủ đề nhất định.
Đôi câu
Phương tiện liên kết
Phép liên kết
a - b
Đêm
Lặp từ vựng
b - c
Đường
Lặp từ vựng
c - d
Xe
Lặp từ vựng
d - đ
Dãy Pú Hồng ? dãy núi này
Trăng
Lặp từ vựng
đ - e
Lặp từ vựng
e - g
Nước ta
Lặp từ vựng
Điền các phương tiện liên kết vào các chỗ trống trong các đoạn văn sau và cho biết thuộc phép liên kết nào:
a) An và Liên buồn ngủ ríu cả mắt. hai chị em vẫn cố gượng để thức khuya chút nữa, trước khi vào hàng đóng cửa đi ngủ. Mẹ vẫn dặn phải thức đến khi tàu xuống ? đường sắt đi ngang qua ngay trước mặt phố ? để bán hàng, may ra còn có một vài người mua. cũng như mọi đêm Liên không trông mong còn ai đến mua nữa. (Thạch Lam)
b) Rõ ràng Trống Choai của chúng ta đã hết tuổi bé bỏng thơ ngây. chẳng còn phải quấn quýt quanh chân mẹ nữa rồi.(Hải Hồ)
c) Văn học dân gian là những sáng tác lưu truyền trong nhân dân. cũng là những sáng tác nghệ thuật ngôn từ như văn học viết và cùng với văn học viết hợp thành nền văn học dân tộc.
Luyện tập
Tuy vậy
Nhưng
Chú
Văn học dân gian
TRÒ CHƠI
Phép nối
Phép thế
Phép tỉnh lược
Phép lặp từ vựng
Phép liên tưởng
Phép so sánh
1
2
3
4
5
6
TRÒ CHƠI
Liên kết câu
CỦNG CỐ
1) Mối quan hệ ý nghĩa giữa các câu trong văn bản được biểu hiện như thế nào?
Mối quan hệ ý nghĩa giữa các câu trong văn bản được biểu hiện ra bằng các phép liên kết
2) Có bao nhiên phép liên kết?
Có 6 phép liên kết: phép nối, phép thế, phép tỉnh lược, phép lặp từ vựng, phép liên tưởng, phép so sánh
3) Tác dụng chung của các phép liên kết là gì?
Liên kết câu, hướng các câu vào việc thể hiện chủ đề chính của văn bản
DẶN DÒ
1) Về nhà học bài lý thuyết và làm hết các bài tập trong SGK
2) Đọc trước bài ?Lỗi về câu?
Giáo viên hướng dẫn: Cô Vũ Thị Thanh Thuận
Giáo sinh thực tập: Nguyễn Thị Ngọc Thúy
Tiếng Việt 10:
CÂU TRONG VĂN BẢN
Tiết 97, 98:
Liết kết câu: phép liên kết và thực hành về phép liên kết
Kiểm tra bài cũ
1) Mối quan hệ qua lại của các câu trong văn bản về cấu tạo ngữ pháp được thể hiện như thế nào?
2) Em hãy tách vế của các câu ghép chính phụ sau ra thành câu riêng:
a) Nếu cụ chỉ cho một đồng, thì còn hơn một đồng nữa chúng con biết chạy vào đâu được. (Ngô Tất Tố)
b) Tuy tôi đã nói nhiều nhưng nó vẫn không nghe.
I. Phép liên kết:
? Phép liên kết: là cách thức sử dụng phương tiện ngôn ngữ vào việc liên kết câu với câu (hoặc với cấu tạo ngôn ngữ lớn hơn câu)
? Những từ hoặc cụm từ cùng loại có tác dụng liên kết được gọi là phương tiện liên kết
Ví dụ:
(a) Còn hơn một đồng nữa chúng con biết chạy vào đâu được? Nếu cụ chỉ cho một đồng.
1) Câu (b) có quan hệ ý nghĩa như thế nào đối với câu (a)? Mối quan hệ ấy được thể hiện qua từ ngữ nào?
2) Vậy em hiểu thế nào là phép liên kết và phương tiện liên kết?
I. Phép liên kết:
1. Phép nối:
Cho các ví dụ:
a) Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa;
Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân.
(?Vội vàng? ? Xuân Diệu)
b) Ông có xe hơi, có nhà lầu, có đồn điền, lại có cả trang trại ở nhà quê. Vậy thì chính là người giàu đứt đi rồi. (Nam Cao)
1) Những từ gạch dưới trong các ví dụ trên thuộc từ loại nào? Nó có nhiệm vụ gì trong câu và thể hiện ý nghĩa gì?
- Định nghĩa: Phép nối là cách dùng những từ ngữ chỉ quan hệ để nối ý của các câu lại với nhau
2) Đó là những từ ngữ có nhiệm vụ nối các cặp câu lại với nhau. Vậy trên cơ sở đó em thử định nghĩa về phép nối?
I. Phép liên kết:
1. Phép nối:
Có 2 nhóm từ ngữ liên kết:
a) Quan hệ từ: và, hay, hoặc là, còn, thì, nhưng?
VD:Tôi mời lão hút trước. Nhưng lão không nghe. (Nam Cao)
?Nhưng?: quan hệ từ chỉ ra mối quan hệ tương phản giữa 2 câu
b) Từ ngữ chuyển tiếp:
+ Những đại từ: vậy, thế?
+ Những tổ hợp (quan hệ từ + đại từ): do đó, tuy vậy?
+ Những tổ hợp: ngoài ra, vả lại, hơn nữa?
VD: Ông có xe hơi, có nhà lầu, có đồn điền, lại có cả trang trại ở nhà quê. Vậy thì chính là người giàu đứt đi rồi. (Nam Cao)
?Vậy thì?: tổ hợp từ chuyển tiếp chỉ ra mối quan hệ nhân ? quả giữa 2 câu
Tác dụng của phép nối:
+ liên kết câu
+ tạo nên quan hệ ngữ nghĩa giữa các câu: quan hệ bổ sung, tương phản, nguyên nhân ? hệ quả, thời gian
Luyện tập: bài tập 1 (SGK / 91)
Chỉ ra quan hệ từ nối các câu sau đây và cho biết kiểu quan hệ giữa hai câu nối kết là kiểu nào (bổ sung, nguyên nhân, điều kiện, tương phản, thời gian)
(a) Nguyễn Trãi sẽ sống mãi mãi trong trí nhớ và tình cảm của người Việt Nam ta. (b) Và chúng ta còn phải làm cho tên tuổi và sự nghiệp của Nguyễn Trãi rạng rỡ ra ngoài bờ cõi nước ta. (Phạm Văn Đồng)
- Quan hệ từ nối ?Và (b)?
- Kiểu quan hệ giữa 2 câu nối: quan hệ bổ sung
I. Phép liên kết:
Cho ví dụ:
Giấu một chùm hoa trong chiếc khăn tay,
Cô bé ngập ngừng sang nhà hàng xóm.
Bên ấy có người ngày mai ra trận.
Họ ngồi im không biết nói năng chi.
(?Hương thầm? ? Phan Thị Thanh Nhàn)
1) Theo em, ?họ? trong ví dụ trên là từ loại gì? Nó có liên quan gì với các câu trước đó?
2) Đây là ví dụ về phép thế. Vậy em hiểu thế nào là phép thế?
VD: Điền nghĩ đến cái tính bủn xỉn của đàn bà. Họ may áo để cất đi. (Nam Cao)
?Họ?thay thế cho ?đàn bà?
Nước ta là một nước văn hiến. Ai cũng bảo thế.
?thế? thay thế cho ?Nước?hiến
I. Phép liên kết:
?Định nghĩa: Phép thế là cách dùng những đại từ và những từ ngữ tương đương với đại từ (không rõ ý nghĩa từ vựng) thay thế để nối ý các câu với nhau
2. Phép thế:
? Tác dụng của phép thế:
+ liên kết câu
+ tránh lặp từ ngữ
I. Phép liên kết:
Cho ví dụ:
Chị tôi rất thích ăn khoai lang luộc. Ngày nào má tôi cũng mua về cho chị.
1) Tìm thành phần bị lược bỏ trong ví dụ trên? Thử phục hồi lại đầy đủ câu có thành phần bị lược bỏ ấy?
2) Đó là ví dụ về phép tỉnh lược. Vậy em thử định nghĩa về phép tỉnh lược?
3) Việc sử dụng phép tỉnh lược sẽ có tác dụng gì?
I. Phép liên kết:
3. Phép tỉnh lược:
Định nghĩa: Phép tỉnh lược là cách rút bỏ những từ ngữ có ý nghĩa xác định ở những chỗ có thể rút bỏ và muốn hiểu được thì phải tìm những từ ngữ có ý nghĩa xác định ấy ở những câu khác.
VD: Chị tôi rất thích ăn khoai lang luộc. Ngày nào má tôi cũng mua (khoai lang) về cho chị.
Tác dụng của phép tỉnh lược:
+ liên kết câu
+ tránh lặp từ
+ làm cho việc diễn đạt ngắn gọn
Luyện tập: bài 4 (SGK / 92)
+ Câu chứa phần tỉnh lược (in nghiêng): ?Người về, người đi chơi đã vãn cả. Mị không biết, Mị vẫn ngồi trơ một mình giữa nhà?
+ Xác định phần tỉnh lược: ?Người về, người đi chơi đã vãn? phần tỉnh lược (cụm C-V) là thành phần bổ ngữ cho động từ ?biết?
I. Phép liên kết:
Cho các ví dụ:
a)Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre, anh hùng lao động. Tre, anh hùng chiến đấu! (Thép Mới )
b) Hình như vợ chồng nhà nó (=Mô) cãi nhau luôn. Điều chắc chắn là hai mẹ con bà Hà cãi nhau luôn. Có lần chính Mô vặc nhau với bà mẹ vợ. (Nam Cao)
1) Em hãy tìm những từ ngữ giống nhau hoặc gần giống nhau về nghĩa trong các ví dụ trên? Việc sử dụng những từ ngữ ấy có tác dụng gì?
2) Trên cơ sở đó, em hãy thử định nghĩa về phép lặp từ vựng?
- Định nghĩa: Phép lặp từ vựng là cách dùng trong 2 câu khác nhau những từ ngữ về cơ bản không khác nghĩa nhau để liên kết 2 câu với nhau
4. Phép lặp từ vựng:
I. Phép liên kết:
4. Phép lặp từ vựng:
Các cách lặp từ vựng:
+ Lặp lại y nguyên: lặp lại chính những từ ngữ ấy VD: Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre, anh hùng lao động. Tre, anh hùng chiến đấu! (Thép Mới)
+ Lặp bằng từ đồng nghĩa, gần nghĩa
VD: Một cái mũ len xanh nếu chị sinh con gái. Chiếc mũ sẽ đỏ nếu chị đẻ con trai.
Bệnh ung thư có mặt khắp nơi trên thế giới. Căn bệnh này đã lấy đi sinh mạng của khá nhiều người.
+ Liên kết câu
+ Nhấn mạnh ý
Tác dụng của phép lặp từ vựng:
Luyện tập: bài tập 1 (SGK / 94)
Hãy tìm những yếu tố thuộc phép lặp từ vựng có tác dụng liên kết trong đoạn trích dưới đây, cho biết cách lặp của chúng:
(a) Cây sắt thứ hai đập vào trước ngực Mai, chị lật đứa bé ra sau lưng. (b) Nó (= ?một thằng lính to béo?) lại đánh sau lưng, chị lật thằng bé ra trước ngực. (c) Trận mưa cây sắt mỗi lúc một dồn dập. (d) Không nghe tiếng khóc thét của Mai nữa. (đ) Chỉ nghe đứa bé khóc ré lên một tiếng rồi im bặt. (e) Chỉ còn tiếng cây sắt nện xuống hừ hự. (Nguyễn Trung Thành)
Luyện tập: bài tập 1 (SGK / 94)
Cây sắt (lặp 3 lần) : lặp lại y nguyên
Trước ngực (lặp 2 lần): lặp lại y nguyên
Lật (lặp 2 lần): lặp lại y nguyên
Sau lưng (lặp 2 lần): lặp lại y nguyên
Đứa bé (lặp 2 lần): lặp lại y nguyên
Đứa bé ? Thằng bé: lặp bằng từ gần nghĩa
Đập ? Đánh ? Nện: lặp bằng từ đồng nghĩa
Tại sao ở đây tác giả lại dùng nhiều từ ngữ lặp lại y nguyên như vậy?
Sử dụng nhiều từ ngữ lặp lại y nguyên để:
? nhấn mạnh tội ác dã man của kẻ thù và nỗi đau khổ mà dân làng Xô Man phải chịu dựng
? gây cảm xúc mạnh cho người đọc.
I. Phép liên kết:
Cho ví dụ:
Những ngày không gặp nhau,
Biển bạc đầu thương nhơ.
Những ngày không gặp nhau,
Lòng thuyền đau rạn vỡ.
Nếu từ giã thuyền rồi,
Biển chỉ còn sóng gió.
Nếu phải cách xa anh,
Em chỉ còn bão tố.
(?Thuyền và biển? ? Xuân Quỳnh)
1) Vậy em hãy tìm tất cả những từ ngữ trong đoạn thơ liên quan đến ?biển? ?
2) Vậy em hiểu thế nào là phép liên tưởng?
I. Phép liên kết:
5. Phép liên tưởng:
- Định nghĩa:
Phép liên tưởng là dùng các yếu tố từ vựng cùng xuất hiện trong một tình huống sử dụng trong văn bản (yếu tố này xuất hiện ta lập tức nghĩ đến yếu tố kia)
VD: Những ngày không gặp nhau,
Biển bạc đầu thương nhơ.
Những ngày không gặp nhau,
Lòng thuyền đau rạn vỡ.
Nếu từ giã thuyền rồi,
Biển chỉ còn sóng gió.
Nếu phải cách xa anh,
Em chỉ còn bão tố.
(?Thuyền và biển? ? Xuân Quỳnh)
- Tác dụng:
+ liên kết các câu cùng hướng về chủ đề chính của văn bản
+ bộc lộ rõ nội dung
I. Phép liên kết:
5. Phép liên tưởng:
Cho ví dụ:
Nhà thơ gói tâm tình của mình trong tác phẩm. Người đọc mở thơ ra bỗng thấy tâm tình của chính họ.
1) Cặp từ ngữ ?gói ? mở? đã gợi nên mối quan hệ ý nghĩa như thế nào giữa 2 câu trong ví dụ trên?
2) Đây là ví dụ về phép liên tưởng nghịch đối. Vậy em hiểu gì về phép liên kết này?
- Định nghĩa: Phép liên tưởng nghịch đối là khi yếu tố này xuất hiện ta nghĩ đến yếu tố ngược lại.
Luyện tập: bài 5 (SGK / 95)
ĐI HỌC
(1) Hôm qua em tới trường
(2) Mẹ dắt tay từng bước
(3) Hôm nay mẹ lên nương
(4) Một mình em tới lớp
(5) Trừơng của em be bé
(6) Nằm lặng giữa rừng cây
(7) Cô giáo em tre trẻ
(8) Dạy em hát rất hay
(9) Hương rừng thơm đồi vắng
(10) Nứơc suối trong thầm thì
(11) Cọ xòe ô che nắng
(12) Râm mát đường em đi
a) Tìm các danh từ (cụm danh từ) nằm trong quan hệ liên tưởng với nhau theo 3 tuyến sau: gia đình, học đường, quê hương
b) Tìm từ thuộc phép liên tưởng, liên kết câu thơ (1) với câu thơ (2)
c) Nội dung của khổ thơ cuối liên kết với khổ thơ giữa bằng phép liên kết gì? Chỉ ra các từ ngữ có liên quan nhau theo phép liên kết đó.
Luyện tập: bài 5 (SGK / 95)
1) Các danh từ nằm trong quan hệ liên tưởng với nhau theo 3 tuyến:
- Gia đình: em, mẹ
- Học đường: em, trường, lớp, cô giáo
- Quê hương: nương, rừng cây, hương rừng, đồi, suối, cọ
3) Khổ thơ cuối liên kết với khổ thơ giữa bằng phép liên tưởng: từ ?rừng cây? trong khổ thơ giữa liên tưởng đến ?hương rừng, đồi, suối, cọ, đường? ở khổ thơ cuối.
Cho ví dụ:
Kì nghỉ hè năm ngoái họ đã có một chuyến du lịch thú vị. Năm nay chúng mình cũng mong có một chuyến tương tự.
I. Phép liên kết:
1) ?Một chuyến tương tự? là chuyến như thế nào và nó có quan hệ gì với ?một chuyến du lịch thú vị??
2) Vậy em hiểu phép so sánh là gì?
6. Phép so sánh:
Định nghĩa: Phép so sánh là dùng yếu tố chưa rõ nghĩa của câu này đối chiếu với yếu tố rõ nghĩa ở câu kia nhờ tính đồng nhất hay tương tự để liên kết
Tác dụng của phép so sánh:
+ Liên kết câu
+ Tránh lặp từ, diễn đạt ngắn gọn
Luyện tập: bài 1, 2 (SGK / 97)
Tìm các từ ngữ có tác dụng liên kết các câu trong các phần trích sau đây và cho biết các từ ngữ đó thuộc về phép liên kết nào và tác dụng của nó:
a) Từ khi có chế độ của riêng thì xã hội chia thành giai cấp, không ai có thể đứng ngoài giai cấp. Đồng thời, mỗi người đại biểu cho tư tưởng của giai cấp mình. (Hồ Chí Minh)
b) Xưa nay, không ai chết đến lần thứ hai để được học bài học kinh nghiệm về cách chết. Vì vậy, vẫn có nhiều người chết một cách ngờ nghệch. (Nguyễn Công Hoan)
c) Ngủ trọ phải hai xu một tối. Nếu chị không ăn cơm ăn quà. (Ngô Tất Tố)
Câu
Phương tiện liên kết
Phép liên kết
Mối quan hệ
a
- Giai cấp
- Đồng thời
- Lặp từ vựng
- Nối
Bổ sung
Luyện tập: bài 1, 2 (SGK / 97)
b
c
- Chết
- Vì vậy
- Lặp từ vựng
- Nối
Nguyên nhân ? hệ quả
- Nếu
- Nối
Điều kiện, giả thiết
Luyện tập: bài 4 (SGK / 98)
Nếu tách riêng ra từng câu thì những câu nào trong các câu sau đây không rõ nghĩa? Làm thế nào để hiểu rõ nghĩa của các câu không rõ nghĩa đó? Những câu ở đây liên kết với nhau bằng những phép liên kết nào?
(a) Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. (b) Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê rõ ràng dễ thấy. (c) Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. (Hồ Chí Minh)
Luyện tập: bài 4 (SGK / 98)
- Nếu tách riêng ra từng câu thì câu (b) và câu (c) là không rõ nghĩa
- Muốn hiểu rõ nghĩa thì phải đặt nó vào trong văn cảnh tức là trong mối liên kết với câu (a) và giữa chúng với nhau
- Các câu trong đoạn văn liên kết với nhau bằng các phép liên kết sau:
+ Phép lặp từ vựng (lặp lại y nguyên): ?có khi?
+ Phép nối: ?nhưng?
+ Phép liên tưởng nghịch đối: ?rõ ràng, dễ thấy? ở câu (b) với ?cất giấu kín đáo? ở câu (c)
+ Phép tỉnh lược: ?Tinh thần yêu nước?của quý? đã được tỉnh lược ở câu (b) và câu (c)
Luyện tập: bài 7 (SGK / 99)
Từng đôi câu nối tiếp sau đây có liên kết với nhau bằng phép liên kết nào không? Nhìn trong toàn bộ, tất cả các câu này hợp lại có thành một văn bản không? Vì sao?
(a) Cắm bơi một mình trong đêm. (b) Đêm tối bưng không nhìn rõ mặt đường. (c) Trên con đường ấy, chiếc xe lăn bánh rất êm. (d) Khung cửa xe phía sau cô gái ngồi lồng đầy bóng trăng. (đ) Trăng bồng bềnh nổi lên qua dãy Pú Hồng. (e) Dãy núi này có ảnh hưởng quyết định đến gió mùa đông ? bắc ở miền Bắc nước ta. (g) Nước ta bây giờ của ta rồi; cuộc đời bắt đầu hửng sáng.
Luyện tập: bài 7 (SGK / 99)
Nhận xét: Các câu trên tuy liên kết với nhau chặt chẽ bằng phép liên kết nhưng chưa hợp thành một văn bản vì các câu trên không tập trung thể hiện cùng một chủ đề nhất định.
Đôi câu
Phương tiện liên kết
Phép liên kết
a - b
Đêm
Lặp từ vựng
b - c
Đường
Lặp từ vựng
c - d
Xe
Lặp từ vựng
d - đ
Dãy Pú Hồng ? dãy núi này
Trăng
Lặp từ vựng
đ - e
Lặp từ vựng
e - g
Nước ta
Lặp từ vựng
Điền các phương tiện liên kết vào các chỗ trống trong các đoạn văn sau và cho biết thuộc phép liên kết nào:
a) An và Liên buồn ngủ ríu cả mắt. hai chị em vẫn cố gượng để thức khuya chút nữa, trước khi vào hàng đóng cửa đi ngủ. Mẹ vẫn dặn phải thức đến khi tàu xuống ? đường sắt đi ngang qua ngay trước mặt phố ? để bán hàng, may ra còn có một vài người mua. cũng như mọi đêm Liên không trông mong còn ai đến mua nữa. (Thạch Lam)
b) Rõ ràng Trống Choai của chúng ta đã hết tuổi bé bỏng thơ ngây. chẳng còn phải quấn quýt quanh chân mẹ nữa rồi.(Hải Hồ)
c) Văn học dân gian là những sáng tác lưu truyền trong nhân dân. cũng là những sáng tác nghệ thuật ngôn từ như văn học viết và cùng với văn học viết hợp thành nền văn học dân tộc.
Luyện tập
Tuy vậy
Nhưng
Chú
Văn học dân gian
TRÒ CHƠI
Phép nối
Phép thế
Phép tỉnh lược
Phép lặp từ vựng
Phép liên tưởng
Phép so sánh
1
2
3
4
5
6
TRÒ CHƠI
Liên kết câu
CỦNG CỐ
1) Mối quan hệ ý nghĩa giữa các câu trong văn bản được biểu hiện như thế nào?
Mối quan hệ ý nghĩa giữa các câu trong văn bản được biểu hiện ra bằng các phép liên kết
2) Có bao nhiên phép liên kết?
Có 6 phép liên kết: phép nối, phép thế, phép tỉnh lược, phép lặp từ vựng, phép liên tưởng, phép so sánh
3) Tác dụng chung của các phép liên kết là gì?
Liên kết câu, hướng các câu vào việc thể hiện chủ đề chính của văn bản
DẶN DÒ
1) Về nhà học bài lý thuyết và làm hết các bài tập trong SGK
2) Đọc trước bài ?Lỗi về câu?
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thị Thủy Nguyên
Dung lượng: |
Lượt tài: 5
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)