Câu trần thuật đơn _KHONG_CO_TU_“LA”
Chia sẻ bởi Phạm Tuấn Anh |
Ngày 17/10/2018 |
20
Chia sẻ tài liệu: Câu trần thuật đơn _KHONG_CO_TU_“LA” thuộc Ngữ văn 6
Nội dung tài liệu:
Tiết 118
CÂU TRẦN THUẬT ĐƠN KHÔNG CÓ TỪ “LÀ”.
A. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh:
1. Kiến thức
- Nắm được 2 đặc điểm của kiểu câu trần thuật đơn không có từ là
- Nắm được đặc điểm của câu tồn tại và câu miêu tả.
2. Kĩ năng :
- Biết tạo câu tồn tại trên câu miêu tả.
Biết dùng 2 loại câu một cách linh hoạt khi tạo lập văn bản
- Rèn kĩ năng so sánh, đối chiếu các đơn vị kiến thức có quan hệ với nhau
3. Giáo dục :
Có ý thức giữ gìn và sử dụng các kiểu câu đa dạng trong Ngữ pháp tiếng Việt.
B. Chuẩn bị: GV: Bảng phụ; giáo án
HS: Soạn bài.
C. Hoạt động dạy học:
1. Ổn đ ịnh: Kiểm tra sĩ số của lớp .
2. Kiểm tra bài cũ:
H. Nêu đặc điểm của câu trần thuật đơn có từ là và cho ví dụ ?
3. Bài mới: GV nhắc lại các đặc điểm của câu trần thuật dơn có từ là, trên cơ sở đó giới thiệu bài mới.
Hoạt động của thầy và trò.
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm
- Học sinh đọc bài 1.
- HS xác định C –v câu.
- HS khác kiểm tra lại.
- GV kết luận : Là 2 câu trần thuật đơn không có từ là
- HS đọc bài tập 2.
H. Vị ngữ các câu vừa phân tích được cấu tạo như thế nào?
- H : Vậy V của TTĐ không có là thường do từ hoặc cụm từ nào tạo thành ?
- GV lấy 2 VD : Em bé / khóc.
C V
Bạn ấy / hiền.
C V
Và kết luận : TT, ĐT cũng có thể làm V.
-HS đọc bài tập 3
. Chọn những từ hoặc cụm từ phủ định thích hợp không, không phải, chưa, chưa phải điền vào trước vị ngữ của các câu trên.
- HS làm. Giải thích tại sao chọn “ không, chưa” mà không chon “không phải, chưa phải” ?
(Gợi : Nghĩa của câu như thế nào ?)
- Vậy khi V phủ định thì cần làm gì ?
H. Qua 2 bài tập, em hãy nêu đặc điểm của câu trần thuật đơn không có từ là ?
-HS đọc lại phần ghi nhớ.
- Hướng dẫn HS so sánh với kiểu câu TTĐ có từ là..
Hoạt động 2: Tìm hiểu câu miêu tả và câu tồn tại.
- HS đọc và xác định chủ ngữ vị ngữ.
H: Nhận xét vị trí của V ? V của 2 câu có nhiệm vụ gì ?
GV kết luận và rút ra khái niệm về hai loại câu.
- GV treo bảng phụ có nội dung bài 2. HS đọc bài.
H. Chọn câu nào để điền vào chỗ trống trong đoạn văn?
H. Vì sao em lại chọn như vậy?
GV: Hai cậu bé con lần đầu tiên xuất hiện trong đoạn trích, nên chọn câu miêu tả. Nếu đưa hai cậu bé con lên đầu câu thì có nghĩa là những nhân vật đó đã được biết từ trước, không phù hợp với văn cảnh.
GV liên hệ tác dụng của câu tồn tại : nhấn mạng ý ở V. Được dùng nhiều trong văn biểu cảm ( Bài thơ Qua đèo Ngang ). Nên dùng vừa phải trong văn miêu tả.
- HS nhắc lại khái niệm câu tồn tại và câu miêu tả
Hoạt động 3: Hướng dẫn làm bài tập.
H. Xác định C và V trong những câu ở bài 1c. Dựa vào vị trí của C – V để biết câu nào là câu miêu tả, câu nào là câu tồn tại.
- Tại sao lại dùng câu tồn tại ?
( Gợi : nhấn mạnh sức sống mãnh liệt của mầm măng, biểu lộ cảm xúc)
- HS đọc yêu cầu bài 2. GV hướng dẫn : Sân trường tồn tại những sự vật nào? Đặc câu về các sự vật ấy.
( Gợi : Sừng sững hàng cây phượng.
Cao vút cây cột cờ)
- HS làm miệng . Nhận xét , góp ý. HS làm vào vở.
I. Đặc điểm câu trần thuật đơn không có từ là.
1. Xác định C-V:
a. Phú ông / mừng lắm .
C V( CTT)
b. Chúng tôi/ tụ họp ở góc sân .
C V (CĐT)
2.
→ V do CTT, CĐT tạo thành
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Phạm Tuấn Anh
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)