Cau tao voi dac diem bay cua lop chim

Chia sẻ bởi Trần Văn Thành | Ngày 23/10/2018 | 49

Chia sẻ tài liệu: cau tao voi dac diem bay cua lop chim thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

Chào Mừng Các Bạn Đến Tham Dự Buổi Thuyết trình hôm nay
Đặc điểm của Chim thích nghi với đời sống bay
CHỦ ĐỀ
Danh sách thành viên
Nguyễn Ngọc Lan Thanh
Trần Văn Thành
Lê Thi Hoài Nhi
Phan Văn Đạt
Lê Thị Bông Hồng
Nguyễn Thị Kiều Trang
Giới thiệu chung về lớp chim
Lớp Chim có số lượng loài phong phú, có khoảng 8.600 loài, phân bố khắp mọi miền trên Trái Đất.
Trên suốt 130 triệu năm tiến hoá theo hướng thích nghi với chuyển vận bay nên tất cả các loài chim hiện đại từ chim ruồi chỉ nặng 1,8g đến đà điểu châu Phi to lớn nặng gần 80kg đều có cấu trúc cơ thể đồng dạng.
Hình thái và cấu tạo cơ thể chim có đặc điểm sau:
- Cơ thể chim có hình dạng ô van ngắn, chia bốn phần: Đầu, cổ, thân và đuôi.
Toàn thân phủ lông vũ.
Chi trước thường biến đổi thành cánh thích nghi để bay.
Chi sau biến đổi khác nhau thích hợp với đậu trên cành cây, đi trên mặt đất và bơi trong nước.
Bàn chân 4 ngón.

Da mỏng, hầu như không có tuyến, trừ tuyến phao câu toàn thân phủ lông vũ, một điều kiện rất cần thiết để cho chim có thể bay được.
Chân phủ vảy sừng.
Bộ xương hoàn toàn bằng xương.
Tuy nhiên để thích nghi với sự bay, xương có cấu tạo xốp, nhiều khoang khí. Hộp sọ lớn, có một lồi cầu chẩm, xương hàm không có răng chỉ phủ mỏ sừng.
Các đốt sống thân có xu hướng gắn lại với nhau, trong khi đó các đốt sống cổ lại khớp với nhau rất linh hoạt.
Xương sườn nhỏ, xương ức phát triển tạo nên gờ lưỡi hái.
Đai vai và xương chi trước biến đổi thích nghi với sự bay.
Đai hông có cấu tạo thích nghi với việc đẻ trứng lớn có vỏ cứng.
Hệ thần kinh phát triển cao: Bán cầu não, thuỳ thị giác và tiểu não lớn, thuỳ khứu giác nhỏ.
Não bộ uốn khúc rõ ràng.
Có 12 đôi dây thần kinh não.
Giác quan phát triển:
Cơ quan thính giác gồm tai trong, giữa và ngoài, có vành tai đơn giản.
Cơ quan thị giác phát triển, là bộ phận định hướng khi bay.
Khứu giác kém phát triển.



Hệ tuần hoàn khá phát triển
Tim 4 ngăn, chỉ còn cung chủ động mạch phải.
Hệ mạch máu gan thận tiêu giảm.
Có 2 vòng tuần hoàn cách biệt, máu không pha trộn, tế bào máu đỏ có nhân.
Hô hấp bằng phổi, có hệ túi khí phát triển len lỏi trong nội quan, da và xương.
Hệ thống túi khí giúp chim giảm nhẹ trọng lượng, cách nhiệt và đặc biệt là tham gia hô hấp khi chim bay.

Cơ quan tiêu hoá biến đổi quan trọng như không có răng, thiếu ruột thẳng tích trữ phân, các phần nội quan đều tập trung về phía trước cơ thể.
Hệ bài tiết là hậu thận. Ống dẫn niệu nối với huyệt, không có bóng đái, nước tiểu đặc, sản phẩm bài tiết giống như bò sát là axit uric, được thải ra cùng với phân.
Hệ sinh dục phân tính. Con đực có đôi tinh hoàn không bằng nhau, tinh quản đổ vào huyệt, cơ quan giao cấu chỉ có vịt ngan, chim chạy... Con cái chỉ có 1 buồng trứng và một ống dẫn trứng trái, do vậy trọng lượng cơ thể chim giảm đi nhiều.

Thụ tinh trong, ấp trứng và chăm sóc con.
Trứng nhiều noãn hoàng, có vỏ màng trong và vỏ đá vôi ở ngoài.
Phát triển có hình thành màng phôi.
Chim non mới nở thường là chim khoẻ mạnh.
Đặc điểm thích nghi với đời sống bay ở chim
Bộ xương
tất cả các xương đều có cấu tạo chắc, nhẹ và xốp, nhằm thích nghi với sự vận chuyển (bay hay bơi) của chim.
Xương sọ
Sọ của chim có biến đổi cơ bản như sọ nhẹ, hộp sọ lớn, lỗ chẩm ở đáy sọ.
Thay thế răng bằng mỏ sừng để làm nhẹ phần đầu khi bay.

Cấu trúc xương của chim (theo Hickman)
Xương xốp, nhẹ nhưng rất chắc, giúp cho chim bay thuận lợi


2. Cột sống
Chia làm 4 phần là cổ, ngực, chậu và đuôi
Tất cả các đốt sống ngực đều mang xương sườn, gồm có 2 đoạn là đoạn lưng và đoạn bụng khớp với nhau
Nhờ khớp này mà lồng ngực có thể phồng lên hay xẹp xuống, có tác dụng tốt cho sự hô hấp.
Xương mỏ ác có gờ lưỡi hái rất lớn là nơi bám của cơ ngực đập cánh.

3. Xương chi

Bộ xương và vị trí các lông cánh chim (theo Hickman)
a. Lông cánh sơ cấp trên xương cổ bàn; b. Lông cánh thứ cấp trên xương tay trụ; c. Ba lông cánh mọc trên ngón cái.

1. Khe lông cánh sơ cấp; 2. Lông cánh sơ cấp; 3. Các ngón tay; 4. X. bàn tay; 5. Ngón tay; 6. x. cổ tay; 7. x. tay (quay - trụ); 8. x. cánh; 9. Ổ mắt; 10. Lỗ mũi; 11. Hàm trên; 12. Hàm dưới; 13. x. vuông; 14. x. đòn; 15. x. quạ; 16. x. bả; 17. cột sống; 18. x. ức; 19. x. sườn; 20. x. mác; 21. x. chày; 22. x. bàn chân; 23 -25. các x. ngón chân; 26. gót; 27. x. đùi; 28. x. ngồi; 29. x. háng; 30. x chậu; 31. Lông vai

3.1 Đai vai
Gồm có 3 xương có hình dạng và vị trí thích hợp với sự bay và làm cho chim đập cánh dễ dàng.
Xương quạ to khoẻ, thẳng đứng là chỗ tựa vững chắc cho xương cánh.
3.2 Xương chi trước
Có những biến đổi quan trọng so với chi 5 ngón điển hình của động vật Có xương sống, cấu tạo nên cánh chim.
Tất cả xương của chi trước chỉ ăn khớp theo mặt phẳng để dương cánh hay cụp cánh thuận lợi và vững chắc.
3.3 Xương chi sau
Xương ống gồm xương chày lớn, xương mác tiêu giảm thành các xương nhỏ.
3.4 hệ cơ
Chim có tổng cộng khoảng 175 cơ trên cơ thể trong đó các cơ phát triển liên quan đến những hoạt động như bay (cơ vận động cánh), chạy (cơ đùi và cơ ống chân ở các chim chạy), xù lông (cơ da) hay cử động đầu (cơ cổ)
Cơ lớn nhất là cơ ngực(cơ hạ cánh) có thể chiếm từ 15-20% khối lượng cơ thể con chim.
Bàn chân của chim không có cơ, tuy nhiên lại có các gân có thể tự động siết chặt khép quặp các ngón chân quanh cành cây khi chim đậu, giúp chúng bám lâu và chắc trên cành mà không bị mỏi

Hề tuần hoàn

1. Tim
Tim của chim lớn, có cấu tạo rất hoàn chỉnh nhờ chim trao đổi chất mạnh, tim có 4 phần hay buồng (2 tâm nhĩ, 2 tâm thất), chia tim thành 2 nửa trái, phải riêng biệt: Nửa phải chứa máu tĩnh mạch, nửa trái chứa máu động mạch.
Cơ quan hô hấp của lớp Chim
Cơ quan hô hấp của chim bay có cấu tạo đặc biệt, gồm đường hô hấp, phổi và túi khí.
Cơ quan hô hấp và hoạt động hô hấp của chim thể hiện sự thích nghi cao với hoạt động bay lượn.
1. Đường hô hấp
Từ khe họng dẫn đến thanh quản gồm sụn nhẫn và sụn hạt cau.
Chim có 2 loại dây thanh dài ngắn khác nhau, nhờ cơ hót hoạt động rất linh hoạt nên phát ra tiếng kêu rất đặc trưng.
`
2. Phổi

Phổi của chim nhỏ, là 1 túi xốp, ít giãn nở vì ẩn sâu vào gốc xương sườn, có vô số các vi khí quản. Phổi chim có dung tích lớn, diện tích mao mạch rất lớn có nhiều phế nang và tiểu phế nang.
3. Túi khí

Phế quản đi tới phổi tạo ra các vi khí quản, xuyên qua thành phổi tạo thành các túi đặc biệt gọi là túi khí. Ngoài các túi chính nằm ở phần bụng và phần ngực, còn có các túi nhỏ len lỏi trong nội quan. Chim có 9 túi (1 túi lẻ, 1 đôi túi ở cổ, 2 đôi ở ngực, 1 đôi túi bụng). Túi khí có thể tích lớn hơn phổi nhiều lần, chứa nhiều không khí nên có thể thực hiện hô hấp kép khi chim bay, làm nhẹ cơ thể, điều hòa thân nhiệt .

- Khi bay, do cơ ngực hoạt động chim không thể hô hấp bằng co giãn lồng ngực mà phải thở bằng hệ thống túi khí. Khi nâng cánh túi khí nở ra và hút không khí từ mũi vào khí quản, đến phế quản, qua phổi vào túi khí sau (chiếm khoảng 75% lượng khí), các túi khí sau là nơi dự trữ không khí sạch. Khi đập cánh, nội quan ép vào túi khí, không khí lại từ túi khí sau qua phổi đến các túi khí trước và đi ra ngoài.



Sự trao đổi khí của chim (theo Raven)


Chu kỳ 1 là hít vào (màu đỏ): không khí đi vào khí quản, vào túi khí phía sau, sau đó đi vào phổi;

Chu kỳ 2 không khí đi từ phổi đi vào các túi khí trước sau đó đi qua khí quản. Sự di chuyển của không khí qua phổi là trực tiếp từ phía sau ra phía trước (từ bên phải qua bên trái của sơ đồ)

Như vậy phổi nhận không khí sạch cả trong quá trình hít ra và thở vào, hầu hết dòng không khí giàu ôxy liên tục đi qua hệ thống vi khí quản. Hiện tượng này được gọi là hô hấp kép.
Nhịp tim

So với nhiều động vật khác thì tim chim đạp nhanh, nhịp tim tỷ lệ với nghịch với khối lượng cơ thể.
Ví dụ ở gà là 250 lần/phút, ở chim sơn tước đầu đen khi ngủ là 500 lần/phút, còn khi hoạt động thì đạt tới 1.000 lần/phút.
Nhờ vậy máu lưu thông nhanh, đảm bảo cung cấp ôxy cho cơ thể kịp thời.
Mặt khác hồng cầu của chim có nhiều và lồi hai mặt, có nhân, hemoglobin liên kết với ôxy và khí cacbonic yếu nên việc giải phóng ôxy và khí cacbonic thực hiện nhanh.
Điều này giải thích vì sao thân nhiệt của chim rất cao (khoảng 38 - 45,50C) tuỳ theo loài.
Hoạt động bay và các kiểu bay ở chim
- Cánh là bộ phận quan trọng giúp cho chim bay được. Do vị trí và hình dạng của các lông trên cánh tạo cho bề mặt trên của cánh phồng lên và mặt dưới thì lõm.
Vì vậy khi chim nâng cánh thì không khí có thể dễ dàng trượt trên cánh, nhưng khi cánh chim đập xuống thị tạo ra một lực lớn để nâng thân chim lên.
Cấu tạo của cánh chim rất thích nghi với vận chuyển bay: Bờ trước của cánh dày và chắc, bờ sau mỏng và đàn hồi, có thể uốn cong thay đổi góc cánh nhằm đẩy thân chim về phía trước.

Chim đầu đen châu Âu
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Văn Thành
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)