Cấu tạo lá cây

Chia sẻ bởi Nguyễn Văn | Ngày 18/03/2024 | 9

Chia sẻ tài liệu: cấu tạo lá cây thuộc Sinh học

Nội dung tài liệu:

2.3 LÁ CÂY
2.3.1 Định nghĩa
Là một bộ phận cơ quan sinh dưỡng của cây, mọc có hạn trên thân hoặc cành, có dạng phiến dẹp và đối xứng hai bên, thực hiện chức năng dinh dưỡng rất quan trọng: quang hợp, hô hấp, thoát hơi nước …
MỘT SỐ CHỨC NĂNG CHUYÊN HÓA CỦA LÁ

+ Bảo vệ
+ Bẫy thức ăn
+ Sinh sản
+ Nâng đỡ
2.3.2.1 Các bộ phận của lá
2.3.2 Hình thái lá
2.3.2.1 Các bộ phận của lá
Đa số lá cây hạt kín gồm 3 bộ phận chính:

+ Phiến lá
+ Cuống lá
+ Bẹ lá (lá kèm)
2.3.2.1 Các bộ phận của lá
a) Phiến lá: Thường dẹt, mỏng, màu xanh lục, trên phiến lá là gân lá, nơi mang các bó mạch
b) Cuống lá: là phần nối phiến lá vào thân hoặc cành cây
- Góc họp bởi thân hoặc cành và cuống lá gọi là nách lá
- Ở nách lá mọc ra chồi, chồi có thể ra hoa hoặc nhánh
- Một số cây gốc lá đính trực tiếp vào thân gọi là lá đính gốc
- Phần gốc cuống lá phình to ôm lấy thân gọi là bẹ lá
2.3.2.1 Các bộ phận của lá
c) Lá kèm: là những bộ phận nhỏ, mọc ở gốc cuống lá
- Hình dạng: vảy, tam giác, hình sợi
- Lá kèm làm nhiệm vụ che chở cho chồi non, có thể rụng sớm để lại sẹo.
- Hình dạng và đặc điểm lá kèm là tiêu chí quan trọng để phân loại
Có 2 loại lá kèm đặc biệt là Bẹ chìa (Họ rau răm) và thìa lìa – lưỡi nhỏ (Họ lúa)
Lá đơn
Lá kép
+ Lá kép lông chim
- Lá kép lông chim lẻ
- Lá kép lông chim chẵn
+ Lá kép chân vịt
2.3.2.2 Các dạng lá
2.3.2.2 Các dạng lá
a) Lá đơn
+ Cuống lá không phân nhánh, chỉ mang một phiến lá

+ Nách cuống lá có một chồi

+ Cuống và phiến lá rụng cùng lúc, để lại vết sẹo trên thân hoặc cành
2.3.2.2 Các dạng lá
Dựa vào hình dạng phiến lá, người ta chia thành các dạng sau:
a) Lá đơn
Lá nguyên

Lá răng cưa

Lá có thùy

Lá phân thùy

- Lá xẻ thùy
2.3.2.2 Các dạng lá
Câu hỏi: Hãy phân loại hình dạng lá của các mẫu lá sau?
a) Lá đơn
2.3.2.2 Các dạng lá
b) Lá kép
+ Lá có một cuống chính

+ Trên cuống lá mang nhiều lá nhỏ gồm có phiến lá và cuống nhỏ gọi là lá chét, không có chồi

+ Ở nách cuống chính có một chồi

+ Lá chét rụng trước, cuống chính rụng sau (Trừ lá cau, dừa)
2.3.2.2 Các dạng lá
b) Lá kép
Các loại lá kép:
+ Lá kép lông chim: dọc theo cuống chính mang theo 2 hàng lá
- Lá kép lông chim chẵn: Tận cùng bằng 2 lá chét
* Nếu lá chét đính đính trên cuống bậc 1 gọi là kép lông chim chẵn 1 lần
* Nếu lá chét đính đính trên cuống bậc 2 hay 3 gọi là kép lông chim chẵn 2 hoặc 3 lần
- Lá kép lông chim lẻ: Tận cùng bằng 1 lá chét
+ Lá kép chân vịt: Các lá chét gắn cùng 1 điểm
2.3.2.2 Các dạng lá
b) Lá kép
Câu hỏi: Hãy phân loại hình dạng lá của các mẫu lá sau?
2.3.2.3 Gân lá
+ Là nơi tập trung các bó mạch và mô cơ của lá
+ Tùy cách sắp xếp của gân lá trên phiến lá mà người ta phân ra các kiểu gân lá sau:
Lá có một gân
Gân song song: đặc trưng cho cây một lá mầm
2.3.2.3 Gân lá
Gân hình mạng: đặc trưng cho cây hai lá mầm
+ Mạng lưới lông chim: chỉ có 1 gân chính (H1)
+ Mạng lưới chân vịt: có nhiều gân xuất phát từ 1 điểm, từ gân chính cho ra các gân bên (H2)
+ Mạng lưới tỏa tròn: từ đầu cuống lá cho ra các gân lá bằng nhau (H3)
(H1)
(H2)
(H3)
2.3.3 Biến thái của lá
a) Vảy
Vảy là những lá dưới đất, mỏng và dai, hình dạng và màu sắc khác với lá, có chức năng bảo vệ, dự trữ…
Củ
dong
Củ
hành
Cây phi lao
2.3.3 Biến thái của lá
b) Gai
Sự biến đổi một phần hoặc toàn bộ lá hoặc lá kèm thành gai để giảm thoát hơi nước
Cây xương rồng
Cây bát tiên
2.3.3 Biến thái của lá
c) Tua cuốn
Có thể được hình thành từ một phần lá được biến đổi thành
Cây đậu Hà Lan
2.3.3 Biến thái của lá
d) Lá bắt mồi
Lá biến đổi hình dạng thành cơ quan chuyên hóa để bắt sâu bọ và tiêu hóa chúng
Cây gọng vó
Cây nắp ấm
2.3.4 Cách mọc lá
+ Lá mọc cách: mỗi mấu có một lá
+ Lá mọc đối: mỗi mẫu có 2 lá mọc đối nhau. Nếu đôi lá này mọc thẳng góc với đôi lá kế tiếp gọi là mọc đối chéo chữ thập
+ Lá mọc vòng: mỗi mấu có 3 lá trở lên
Câu hỏi: Hãy nêu cách mọc lá của các dạng lá sau?
2.3.5 Cấu tạo giải phẫu của lá
2.3.5.1 Sự hình thành lá
Các giai đoạn phát triển của lá từ u lá
2.3.5 Cấu tạo giải phẫu của lá
2.3.5.1 Sự hình thành lá
Lá non ở đầu đỉnh sinh trưởng
2.3.5 Cấu tạo giải phẫu của lá
2.3.5.2 Cấu tạo lá cây hai lá mầm
a) Cuống lá: mặt trên phẳng hoặc lõm, mặt dưới lồi
+ Biểu bì: Gồm các TB hình chữ nhật, ngoài có tầng cutin và lỗ khí. Có thể có lông che chở. Mô dày nằm sát lớp biểu bì -> nâng đỡ

+ Mô mềm: chứa nhiều lạp lục

+ Các bó dẫn: Libe ở ngoài, gỗ ở trong
2.3.5 Cấu tạo giải phẫu của lá
2.3.5.2 Cấu tạo lá cây hai lá mầm
b) Phiến lá: nằm ngang nên có cấu tạo không đồng nhất, thể hiện kiểu lưng bụng rõ rệt
Sơ đồ cấu tạo lá cây 2 lá mầm
2.3.5.2 Cấu tạo lá cây hai lá mầm
b) Phiến lá
+ Biểu bì:
- Biểu bì trên: gồm các TB không có lục lạp, vách thường dày thấm cutin, có hoặc không có khí khổng
- Biểu bì dưới: cutin mỏng, nhiều khí khổng
Nếu lá nổi trên nước thì khí khổng phân bố trên bề mặt lá, lá thủy sinh không có khí khổng
+ Mô đồng hóa:
- Mô dậu: thường có hình chữ nhật, chứa nhiều lục lạp -> chức năng đồng hóa
- Mô xốp: TB đa giác, tròn không đều, nhiều khoảng trống giữa các TB -> chức năng TĐ khí và vận chuyển sản phẩm hữu cơ
Giữa mô dậu và mô xốp có TB thâu góp -> góp các sp hữu cơ
+ Mô cơ:
- Hậu mô: dưới biểu bì gân chính
- Cương mô: quanh bó mạch gân chính
+ Nhu mô: có ít. ở gân chính
+ Mô dẫn: hệ thống các bó mạch: tạo thành hệ gân lá -> dẫn truyền
- Gân chính: bó mạch cắt ngang
- Gân bên: bó mạch cắt ngang và cắt dọc
2.3.5 Cấu tạo giải phẫu của lá
2.3.5.2 Cấu tạo lá cây hai lá mầm
Sơ đồ cấu tạo lá cây 2 lá mầm
2.3.5 Cấu tạo giải phẫu của lá
2.3.5.3 Cấu tạo lá cây một lá mầm
Sơ đồ cấu tạo lá cây một lá mầm
2.3.5 Cấu tạo giải phẫu của lá
a) Bẹ lá
2.3.5.3 Cấu tạo lá cây một lá mầm
Cấu tạo tương ứng với thân cây một LM
2.3.5 Cấu tạo giải phẫu của lá
2.3.5.3 Cấu tạo lá cây một lá mầm
b) Phiến lá
+ Mô bì: biểu bì trên và dưới đều có lớp cutin hoặc thấm sáp, silic và có khí khổng

+ Mô đồng hóa: thường chỉ có mô khuyết (mô dậu hoặc mô xốp)

+ Mô cơ: chỉ có cương mô ở gân chính và xung quanh các bó mạch

+ Mô dự trữ: nhu mô ở gân chính

+ Mô dẫn: chỉ có 1 loại bó mạch cắt ngang

Các bó mạch thấy rõ vòng TB thu góp là những TB hình đa giác, ít lục lạp
2.3.5 Cấu tạo giải phẫu của lá
2.3.5.3 Cấu tạo lá cây một lá mầm
Sơ đồ cấu tạo lá cây một lá mầm
2.3.5 Cấu tạo giải phẫu của lá
2.3.5.3 Cấu tạo lá cây một lá mầm
Sơ đồ cấu tạo lá cây một lá mầm
2.3.5 Cấu tạo giải phẫu của lá
2.3.5.4 Sự rụng lá
+ Thời gian sống của lá thường ngắn, lá dần già đi và rụng xuống
+ Lục lạp trong lá bị phá hủy và biến thành màu vàng
+ Sự rụng lá bao gồm các quá trình phân chia và biến đổi vách TB tại 1 vùng trong cuống lá gọi là lớp phân cách
+ Các TB lớp phân cách hóa bần, vách sơ cấp trương lên, hóa nhầy
+ Lá chỉ dính vào thân nhờ các yếu tố dẫn
Câu hỏi: Tại sao có hiện tượng rụng lá? Các cây thường xanh như cây lá kim có hiện tượng rụng lá không?
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Văn
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)