Cấu tạo giải phẩu thân
Chia sẻ bởi Trần Kim Ngọc |
Ngày 23/10/2018 |
85
Chia sẻ tài liệu: cấu tạo giải phẩu thân thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
CHỦ ĐỀ:
CẤU TẠO GIẢI PHẨU CỦA THÂN CÂY
Sinh viên thực hiện: 1. Nguyễn Thị Ngọc Huyền (Nhóm trưởng)
2. Trần Kim Ngọc
3. Trần Thị Phương Nhung
4. Nguyễn Anh Tuấn
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ
NHÓM 5- THỰC VẬT HỌC
NỘI DUNG CHÍNH
KHÁI QUÁT CHUNG
Thân là cơ quan sinh dưỡng trên mặt đất của cây, nối tiếp với rễ, mang lá và cơ quan sinh sản, thân cây có chức năng sinh lý rất quan trọng
Giúp vận chuyển nước và muối khoáng hòa tan từ rễ lên lá và dẫn truyền các sản phẩm hữu cơ được tổng hợp từ lá đến các cơ quan.
Thân còn là cơ quan chống đỡ cơ học, ở một số trường hợp thân là cơ quan dự trữ của cây
I. ĐỈNH NGỌN
- Vị trí: Đỉnh sinh trưởng của thân (hay đỉnh ngọn) chiếm vị trí tận cùng của thân hoặc cành. Ở các ngành thực vật như Rêu, Cỏ tháp bút... thì đỉnh sinh trưởng chỉ là một tế bào hình tháp có đáy hình vòng cung và đỉnh quay xuống dưới, tế bào này sẽ phân chia ra các tế bào khác nhau của thân
- Cấu tạo:
Lớp ngoài: phân chia theo vách thẳng góc với bề mặt của đỉnh, nghĩa là có sự sinh trưởng về bề mặt.
Lớp trong: phân chia theo mọi hướng, nghĩa là làm cho đỉnh sinh trưởng tăng thêm về thể tích. Tuy nhiên, ranh giới của 2 lớp này không phải luôn luôn rõ ràng.
- Nhiệm vụ: Hai loại mô phân sinh này tham gia tích cực vào việc hình thành các bộ phận của thân, lá và chồi cành.
II. CẤU TẠO SƠ CẤP VÀ THỨ CẤP CỦA THÂN CÂY 2 LÁ MẦM VÀ 1 LÁ MẦM
Thân cây Hai lá mầm
Cấu tạo sơ cấp của thân cây hai lá mầm
Cấu tạo sơ cấp của thân nằm ở gần đỉnh ngọn, nơi mà cấu tạo thứ cấp chưa hoạt động.
Đây là mô bì sơ cấp của thân, được hình thành từ lớp ngoài của mô phân sinh ngọn. Thường gồm 1 lớp tế bào sống, kéo dài dọc theo thân, không chứa diệp lục, có các lỗ khí nằm xen kẽ, bề mặt của các tế bào biểu bì có thể thấm thêm sáp, cutin, có thể có lông, gai...
Biểu bì
Vỏ sơ cấp
Vỏ sơ cấp của thân gồm có mô dày và mô mềm
+Lớp hậu mô (mô dày): thường nằm sát biểu bì, trong thân cây 2 lá mầm có thể gặp tất cả các kiểu mô dày, nhưng phổ biến nhất là mô dày góc.
+Lớp nhu mô vỏ: nằm phía trong của mô dày, gồm những tế bào có dạng hình tròn, hình đa giác (trên lát cắt ngang) và hơi kéo dài ra (trên lát cắt dọc), giữa các tế bào có các khoảng gian bào, tế bào nhu mô vỏ thường chứa nhiều diệp lục, do đó thân non thường có màu lục, ngoài ra còn chứa tanin, tinh bột và các tinh thể muối khoáng
+Nội bì (vỏ trong): là lớp trong cùng của vỏ sơ cấp, so với nội bì của rễ thì nội bì của thân phát triển kém hơn và đôi khi không phân biệt với các phần nhu mô vỏ.
Trung trụ (Trụ giữa)
Trung trụ của thân cây bao gồm: vỏ trụ, hệ dẫn, ruột và tia ruột.
+Vỏ trụ (trụ bì): là lớp ngoài cùng của trụ giữa, có nguồn gốc từ mô phân sinh sơ cấp, thường gồm 1 hoặc vài lớp tế bào nằm ngăn cách giữa libe và nội bì, các tế bào trụ bì thường bé hơn và xếp so le với các tế bào nội bì
+Hệ thống dẫn: các bó dẫn trong thân cây Hai lá mầm là các bó dẫn chồng chất hở, một số loài có bó dẫn chồng chất kép hoặc bó dẫn đồng tâm
+ Tia ruột và ruột: Tia ruột là những dải mô mềm nằm giữa 2 bó dẫn, ở phía trong các bó dẫn cũng là một khối mô mềm gọi là ruột (tủy). Tia ruột và ruột đều do khối mô phân sinh ngọn tạo nên.
+ Khái niệm vết lá: là phần mô nối liền hệ dẫn của thân với hệ dẫn của gốc lá
+ Khái niệm vết cành: vết cành là phần nối hệ dẫn của cành với hệ dẫn của thân, cũng như vết lá, vết cành tiến vào hệ dẫn của thân rồi dính với hệ dẫn của thân và góp phần tạo nên trụ dẫn sơ cấp của thân, ở trong mấu các vết cành thường xếp gần với vết lá.
Sơ đồ tiến hóa của các kiểu trụ
1.Cổ trụ;
2. Tinh trụ;
3. Trụ dãi;
4. Quản trụ đơn;
5. Phân trụ;
6. Quản trụ kép;
7. Trụ mạng;
8. Phần trụ;
9. Trụ tỏa
b. Cấu tạo thứ cấp của thân cây 2 lá mầm
Cây thầu dầu non
Thân cây thực vật 2 lá mầm sống nhiều năm và cây hạt trần có cấu tạo thứ cấp, thân cây có khả năng tăng trưởng về bề ngang và kích thước do hoạt động của mô phân sinh thứ cấp
Vỏ thứ cấp
- Vỏ sơ cấp của các cây thân gỗ không giữ được lâu. Tầng sinh vỏ xuất hiện thay thế biểu bì.
- Tầng sinh vỏ (tầng sinh bần, tầng phát sinh bần-lục bì) có vị trí không ổn định trong vỏ thứ cấp, có thể từ biểu bì đến vỏ trụ. Tầng sinh vỏ có nguồn gốc từ các lớp khác nhau của vỏ sơ cấp, từ lớp vỏ trụ hoặc từ lớp ngoài của libe tạo nên.
.
- Nó sẽ sinh ra ở phía ngoài một lớp mô bì đặc biệt gọi là bần, phía trong sinh ra các một lớp mô mềm thứ cấp gọi là vỏ lục. Cả 3 lớp: bần, tầng sinh vỏ và vỏ lục tạo thành chu bì
Tầng sinh trụ
- Cấu tạo bởi một vòng tế bào nằm giữa libe sơ cấp và gỗ sơ cấp.
- Tầng sinh trụ gồm hai loại tế bào: tế bào hình thoi và tế bào dạng tròn.
Libe và gỗ thứ cấp
Libe thứ cấp Gồm những tế bào có vách mỏng, độ cứng rắn kém nên thường bị gỗ dồn ra xa tâm và hẹp dần.
- Cấu tạo libe thứ cấp phức tạp hơn cấu tạo libe sơ cấp, gồm:
+ Libe mềm: gồm mạch rây, tế bào kèm và mô mềm.
+ Libe cứng: gồm sợi libe, mô cứng và tế bào đá hợp thành.
- Ở một số loài, trong libe thứ cấp còn gặp các tế bào tiết, ống tiết nhựa, ống nhựa mủ.
Gỗ thứ cấp: Được hình thành ở phía trong tầng phát sinh trụ và tạo thành vòng liên tục, gồm mạch gỗ, quản bào, sợi gỗ, mô mềm và tia gỗ.
Ở các cây gỗ trưởng thành, gỗ thường được chia làm 2 miền: dác và ròng.
+ Miền ngoài gọi là gỗ dác, các tế bào sống, mềm, có màu nhạt, là lớp gỗ trẻ hơn gồm các mạch gỗ, mô mềm và sợi gỗ thực hiện chức năng vận chuyển nước và muối khoáng.
+ Miền trong gọi là gỗ ròng, là phần gỗ chết, rắn, có màu sậm hơn, là lớp gỗ già, gồm các mạch gỗ đã bị nút lại ở các thể nút, mất khả năng vận chuyển, có chức năng nâng đỡ, có giá trị sử dụng lớn vì độ rắn chắc và chống mối mọt.
Bó mạch chồng chất kín sắp xếp lộn xộn, có mô cứng bao bọc ở chung quanh
Khó phân biệt vỏ và trụ
Không có sự xuất hiện 2 tầng phát sinh
Thường gặp mô cứng trong cấu tạo của thân, ngay cả khi còn non
2. Cây Một lá mầm
Thân cây thực vật 1lá mầm không có cấu tạo thứ cấp (do không có tầng phát
sinh trụ) mà cấu tạo sơ cấp tồn tại suốt đời sống của cây và có các đặc điểm:
Sơ đồ cấu tạo thân cây 1 lá mầm
Biểu bì: gồm 1 lớp tế bào sống, có ít khí khổng.
Màng ngoài của biểu bì có thể nhiễm silic, cutin hay lớp sáp
Cương mô: ngay dưới biểu bì, làm thành một vòng (mía,...) hay bao quanh bó mạch
Nhu mô: các lớp nhu mô phía ngoài chứa lục lạp, nhu mô phía trong chứa chất dự trữ
Bó mạch: kín, gồm bó gỗ và bó libe xếp chồng chất, libe ngoài, gỗ trong, libe phân hóa hướng tâm, gỗ phân hóa li tâm.Các bó mạch xếp thành nhiều vòng: các vòng ngoài bó mạch nhỏ, nhiều, vòng cương mô dày, càng vào tâm số lượng bó mạch ít và to, vòng cương mô mỏng.
III. SO SÁNH CẤU TẠO SƠ CẤP VÀ THỨ CẤP GiỮA CÂY 2 LÁ MẦM VÀ CÂY 1 LÁ MẦM
IV. ỨNG DỤNG
THANK YOU !
CẤU TẠO GIẢI PHẨU CỦA THÂN CÂY
Sinh viên thực hiện: 1. Nguyễn Thị Ngọc Huyền (Nhóm trưởng)
2. Trần Kim Ngọc
3. Trần Thị Phương Nhung
4. Nguyễn Anh Tuấn
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ
NHÓM 5- THỰC VẬT HỌC
NỘI DUNG CHÍNH
KHÁI QUÁT CHUNG
Thân là cơ quan sinh dưỡng trên mặt đất của cây, nối tiếp với rễ, mang lá và cơ quan sinh sản, thân cây có chức năng sinh lý rất quan trọng
Giúp vận chuyển nước và muối khoáng hòa tan từ rễ lên lá và dẫn truyền các sản phẩm hữu cơ được tổng hợp từ lá đến các cơ quan.
Thân còn là cơ quan chống đỡ cơ học, ở một số trường hợp thân là cơ quan dự trữ của cây
I. ĐỈNH NGỌN
- Vị trí: Đỉnh sinh trưởng của thân (hay đỉnh ngọn) chiếm vị trí tận cùng của thân hoặc cành. Ở các ngành thực vật như Rêu, Cỏ tháp bút... thì đỉnh sinh trưởng chỉ là một tế bào hình tháp có đáy hình vòng cung và đỉnh quay xuống dưới, tế bào này sẽ phân chia ra các tế bào khác nhau của thân
- Cấu tạo:
Lớp ngoài: phân chia theo vách thẳng góc với bề mặt của đỉnh, nghĩa là có sự sinh trưởng về bề mặt.
Lớp trong: phân chia theo mọi hướng, nghĩa là làm cho đỉnh sinh trưởng tăng thêm về thể tích. Tuy nhiên, ranh giới của 2 lớp này không phải luôn luôn rõ ràng.
- Nhiệm vụ: Hai loại mô phân sinh này tham gia tích cực vào việc hình thành các bộ phận của thân, lá và chồi cành.
II. CẤU TẠO SƠ CẤP VÀ THỨ CẤP CỦA THÂN CÂY 2 LÁ MẦM VÀ 1 LÁ MẦM
Thân cây Hai lá mầm
Cấu tạo sơ cấp của thân cây hai lá mầm
Cấu tạo sơ cấp của thân nằm ở gần đỉnh ngọn, nơi mà cấu tạo thứ cấp chưa hoạt động.
Đây là mô bì sơ cấp của thân, được hình thành từ lớp ngoài của mô phân sinh ngọn. Thường gồm 1 lớp tế bào sống, kéo dài dọc theo thân, không chứa diệp lục, có các lỗ khí nằm xen kẽ, bề mặt của các tế bào biểu bì có thể thấm thêm sáp, cutin, có thể có lông, gai...
Biểu bì
Vỏ sơ cấp
Vỏ sơ cấp của thân gồm có mô dày và mô mềm
+Lớp hậu mô (mô dày): thường nằm sát biểu bì, trong thân cây 2 lá mầm có thể gặp tất cả các kiểu mô dày, nhưng phổ biến nhất là mô dày góc.
+Lớp nhu mô vỏ: nằm phía trong của mô dày, gồm những tế bào có dạng hình tròn, hình đa giác (trên lát cắt ngang) và hơi kéo dài ra (trên lát cắt dọc), giữa các tế bào có các khoảng gian bào, tế bào nhu mô vỏ thường chứa nhiều diệp lục, do đó thân non thường có màu lục, ngoài ra còn chứa tanin, tinh bột và các tinh thể muối khoáng
+Nội bì (vỏ trong): là lớp trong cùng của vỏ sơ cấp, so với nội bì của rễ thì nội bì của thân phát triển kém hơn và đôi khi không phân biệt với các phần nhu mô vỏ.
Trung trụ (Trụ giữa)
Trung trụ của thân cây bao gồm: vỏ trụ, hệ dẫn, ruột và tia ruột.
+Vỏ trụ (trụ bì): là lớp ngoài cùng của trụ giữa, có nguồn gốc từ mô phân sinh sơ cấp, thường gồm 1 hoặc vài lớp tế bào nằm ngăn cách giữa libe và nội bì, các tế bào trụ bì thường bé hơn và xếp so le với các tế bào nội bì
+Hệ thống dẫn: các bó dẫn trong thân cây Hai lá mầm là các bó dẫn chồng chất hở, một số loài có bó dẫn chồng chất kép hoặc bó dẫn đồng tâm
+ Tia ruột và ruột: Tia ruột là những dải mô mềm nằm giữa 2 bó dẫn, ở phía trong các bó dẫn cũng là một khối mô mềm gọi là ruột (tủy). Tia ruột và ruột đều do khối mô phân sinh ngọn tạo nên.
+ Khái niệm vết lá: là phần mô nối liền hệ dẫn của thân với hệ dẫn của gốc lá
+ Khái niệm vết cành: vết cành là phần nối hệ dẫn của cành với hệ dẫn của thân, cũng như vết lá, vết cành tiến vào hệ dẫn của thân rồi dính với hệ dẫn của thân và góp phần tạo nên trụ dẫn sơ cấp của thân, ở trong mấu các vết cành thường xếp gần với vết lá.
Sơ đồ tiến hóa của các kiểu trụ
1.Cổ trụ;
2. Tinh trụ;
3. Trụ dãi;
4. Quản trụ đơn;
5. Phân trụ;
6. Quản trụ kép;
7. Trụ mạng;
8. Phần trụ;
9. Trụ tỏa
b. Cấu tạo thứ cấp của thân cây 2 lá mầm
Cây thầu dầu non
Thân cây thực vật 2 lá mầm sống nhiều năm và cây hạt trần có cấu tạo thứ cấp, thân cây có khả năng tăng trưởng về bề ngang và kích thước do hoạt động của mô phân sinh thứ cấp
Vỏ thứ cấp
- Vỏ sơ cấp của các cây thân gỗ không giữ được lâu. Tầng sinh vỏ xuất hiện thay thế biểu bì.
- Tầng sinh vỏ (tầng sinh bần, tầng phát sinh bần-lục bì) có vị trí không ổn định trong vỏ thứ cấp, có thể từ biểu bì đến vỏ trụ. Tầng sinh vỏ có nguồn gốc từ các lớp khác nhau của vỏ sơ cấp, từ lớp vỏ trụ hoặc từ lớp ngoài của libe tạo nên.
.
- Nó sẽ sinh ra ở phía ngoài một lớp mô bì đặc biệt gọi là bần, phía trong sinh ra các một lớp mô mềm thứ cấp gọi là vỏ lục. Cả 3 lớp: bần, tầng sinh vỏ và vỏ lục tạo thành chu bì
Tầng sinh trụ
- Cấu tạo bởi một vòng tế bào nằm giữa libe sơ cấp và gỗ sơ cấp.
- Tầng sinh trụ gồm hai loại tế bào: tế bào hình thoi và tế bào dạng tròn.
Libe và gỗ thứ cấp
Libe thứ cấp Gồm những tế bào có vách mỏng, độ cứng rắn kém nên thường bị gỗ dồn ra xa tâm và hẹp dần.
- Cấu tạo libe thứ cấp phức tạp hơn cấu tạo libe sơ cấp, gồm:
+ Libe mềm: gồm mạch rây, tế bào kèm và mô mềm.
+ Libe cứng: gồm sợi libe, mô cứng và tế bào đá hợp thành.
- Ở một số loài, trong libe thứ cấp còn gặp các tế bào tiết, ống tiết nhựa, ống nhựa mủ.
Gỗ thứ cấp: Được hình thành ở phía trong tầng phát sinh trụ và tạo thành vòng liên tục, gồm mạch gỗ, quản bào, sợi gỗ, mô mềm và tia gỗ.
Ở các cây gỗ trưởng thành, gỗ thường được chia làm 2 miền: dác và ròng.
+ Miền ngoài gọi là gỗ dác, các tế bào sống, mềm, có màu nhạt, là lớp gỗ trẻ hơn gồm các mạch gỗ, mô mềm và sợi gỗ thực hiện chức năng vận chuyển nước và muối khoáng.
+ Miền trong gọi là gỗ ròng, là phần gỗ chết, rắn, có màu sậm hơn, là lớp gỗ già, gồm các mạch gỗ đã bị nút lại ở các thể nút, mất khả năng vận chuyển, có chức năng nâng đỡ, có giá trị sử dụng lớn vì độ rắn chắc và chống mối mọt.
Bó mạch chồng chất kín sắp xếp lộn xộn, có mô cứng bao bọc ở chung quanh
Khó phân biệt vỏ và trụ
Không có sự xuất hiện 2 tầng phát sinh
Thường gặp mô cứng trong cấu tạo của thân, ngay cả khi còn non
2. Cây Một lá mầm
Thân cây thực vật 1lá mầm không có cấu tạo thứ cấp (do không có tầng phát
sinh trụ) mà cấu tạo sơ cấp tồn tại suốt đời sống của cây và có các đặc điểm:
Sơ đồ cấu tạo thân cây 1 lá mầm
Biểu bì: gồm 1 lớp tế bào sống, có ít khí khổng.
Màng ngoài của biểu bì có thể nhiễm silic, cutin hay lớp sáp
Cương mô: ngay dưới biểu bì, làm thành một vòng (mía,...) hay bao quanh bó mạch
Nhu mô: các lớp nhu mô phía ngoài chứa lục lạp, nhu mô phía trong chứa chất dự trữ
Bó mạch: kín, gồm bó gỗ và bó libe xếp chồng chất, libe ngoài, gỗ trong, libe phân hóa hướng tâm, gỗ phân hóa li tâm.Các bó mạch xếp thành nhiều vòng: các vòng ngoài bó mạch nhỏ, nhiều, vòng cương mô dày, càng vào tâm số lượng bó mạch ít và to, vòng cương mô mỏng.
III. SO SÁNH CẤU TẠO SƠ CẤP VÀ THỨ CẤP GiỮA CÂY 2 LÁ MẦM VÀ CÂY 1 LÁ MẦM
IV. ỨNG DỤNG
THANK YOU !
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Kim Ngọc
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)