Cấu tạo & chức năng mắt .ppt

Chia sẻ bởi Phạm Huy Hoạt | Ngày 23/10/2018 | 69

Chia sẻ tài liệu: Cấu tạo & chức năng mắt .ppt thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

CON MẮT
Cấu tạo và chức năng
GIỚI THIỆU

Cặp mắt là một trong năm giác quan quan trọng, giúp con người quan sát và có phản ứng với môi trường xung quanh. Con người có khả năng dùng mắt để liên hệ, trao đổi thông tin với nhau thay lời nói.
 Trong văn học, mắt có khi được gọi là cửa sổ tâm hồn
Về sinh học, con mắt là bộ phận nhạy cảm của cơ thể trước các tác động của môi trường
Về quang học, con mắt như 1 máy ảnh thu nhận các thông tin về màu sắc hình ảnh
Tài liệu này giúp các bạn thông qua cấu tạo quang học và chức năng sinh lí của mắt biết phòng bệnh, phát hện và điều trị những bệnh tật thông thường của mắt
Cấu tạo bên ngoài của con mắt
1. con ngươi
2. củng mạc tròng trắng
3. mí mắt trên
4. giác mạc tròng đen
5. lông mi
1)Giác mạc
2)Thủy dịch
3) Lòng đen
4)Con ngươi
5)Thể Thủy tinh
7)Dịch thủy tinh
8)Màng lưới
(Võng mạc)
M
V
1 . CẤU TẠO SINH HỌC:
1) Giác mạc: màng cứng trong suốt có tác dụng bảo vệ mắt(n=1,37)
2) Thuỷ dịch: Chất lỏng trong suốt có chiết suất n ≈ 1,333
3)Lòng đen: là màn chắn, ở giữa có lỗ trống (con ngươi) để điều chỉnh chùm sáng đi vào trong mắt.
Thể thuỷ tinh: Khối chất đặc trong suốt có dạng thấu kính hai mặt lồi (thấu kính hội tụ)
Dịch thuỷ tinh: Chất lỏng trong suốt có chiết suất n ≈ 1,333
Màng lưới (võng mạc): Tập trung đầu các sợi dây thần kinh thị giác
+ Điểm vàng (V): là nơi cảm nhận ánh sáng nhạy nhất
+Điểm mù(M): nơi không cảm nhận được ánh sáng
6)Cơ vòng
Hệ thống thần kinh thị giác

Thị giácbất thường có thể có các trường hợp sau:
Hoàn toàn mù một mắt: do bất bình thường của một mắt hay một dây thần kinh mắt
Mù một nửa thị trường cùng bên: là do bất bình thường trong hệ thần kinh sau chỗ giao thoa.
Mù hai bên ngoài: là do bất bình thường trong hệ thần kinh tại vùng giao thoa.
Dây thần kinh của hai mắt chéo nhau hình chữ X, trước khi vào trong của não đến trung tâm thị giác.
Tín hiệu từ bộ phận nhận sáng nửa trong võng mạc chéo qua và phối hợp với tín hiệu của nửa ngoài võng mạc trong mắt bên kia.
Điểm mù & Điểm vàng
Điểm mù: Những dây thần kinh tụ lại tại một điểm ra phía sau cầu mắt theo dây thần kinh thị giác vào não. Vì điểm này của võng mạc không có đầu thần kinh đón nhận ánh sáng nên gọi là điểm mù.
Ánh sáng đi qua thủy tinh thể hội tụ rõ nhất tại hoàng điểm (điểm vàng) trên võng mạc.
Giác mạc
n=1,37
Thuỷ dịch
n=1,33
Thể thuỷ tinh
n=1,41
Dịch thuỷ tinh
n=1,33
CẤU TẠO QUANG HỌC CỦA MẮT
a. Các phần Triết quang , triết suất
Sơ đồ mắt thu gọn:
OV = d’ : khoảng cách từ thấu kính mắt đến điểm vàng không thay đổi
b.Ý nghĩa quang hình học
2. Sự điều tiết của mắt. điểm cực viễn. Điểm cực cận
* Khỏi ni?m: Sự điều tiết của mắt là s? thay d?i d? cong c?a th? thu? tinh (tiờu c? c?a m?t) d? l�m cho ?nh c?a v?t c?n quan sỏt hi?n rừ trờn vừng m?c
A’
- Sự điều tiết của mắt
A
A’
Điểm cực viễn. Điểm cực cận

3. GểC TRễNG V?T V� NANG SU?T PH� LI C?A M?T
A
B
A`
B`
α: Gãc tr«ng vật
: Năng suất phân li của mắt
Cận thị & viễn thị

Mắt cận thị, thủy tinh thể quá dày (độ hội tụ quá cao-H1) hoặc cầu mắt quá dài(H2), điểm hội tụ nằm phía trước hố võng mạc, tạo hình ảnh
Mắt viễn thị là do thủy tinh thể quá dẹp (độ hội tụ quá thấp-H3) hoặc cầu mắt quá ngắn(H4), điểm hội tụ nằm phía sau hố võng mạc, hình ảnh cũng mờ.

Hình ảnh bên ngoài được tiếp nhận vào mắt qua các tia sáng song song, khi đi qua thủy tinh thể hội tụ vào hố võng mạc.
Tật cận thị & khắc phục
Cận thị là 1 tật khúc xạ của mắt do ảnh của vật rơi vào trước võng mạc.
Dùng thấu kính phân kì (Kính lõm) điều chỉnh khăc phục tật cận thị
Tật viễn thị & khắc phục
Người già, tuổi càng cao khả năng điều tiết của mắt giảm dần nên điểm cực cận lùi ra xa đáy mắt, còn điểm cực viễn không thay đổi.
Người từ tuổi 50 trở lên, không thể đọc sách mà không đeo kính lão, Kính lão là một thấu kính hội tụ có độ tụ được lựa chọn sao cho điểm cực cận của mắt đeo kính ở cách mắt chừng 15 - 20mm.
Hình ảnh về tật viễn thị
Mắt lác
Các cơ vận nhãn giữ cho cầu mắt cân bằng và chuyển động (liếc sang 2 bên, ngươc lên ngước xuống…).
Khi các cơ vận nhãn bị tổn thương hoặc phối hợp vận động bị rố loạn thì mắt bị lác
Hiện nay bệnh mắt lác chữa sớm có thể khỏi
Đục thủy tinh thể của mắt
NGUYÊN NHÂN: thủy tinh thể của mắt bị mờ, đục mất tính trong suốt
TRIỆU CHỨNG THƯỜNG GẶP
- Mắt mờ dần đi, không đỏ, không đau nhức.
- Có cảm giác như nhìn qua sương mù.
- Nếu bị một mắt thì mắt kia nhìn rõ hơn.
ĐIỀU TRỊ: Hiện nay đã có PP mổ đặt thủy tinh thể nhân tạo
Bệnh
mù màu

Các tế bào hình nón của võng mạc gồm ba loại: loại nhạy cảm với ánh sáng màu đỏ hoăc màu lục hoặc với ánh sáng màu lơ. Khi chùm ánh sáng rọi vào mắt thì các tế bào nhạy màu đỏ sẽ nhận ra phần đỏ, tế bào nhạy màu lục nhận ra phần lục... Cảm giác mà ba loại tế bào ấy cho ta nhìn thấy đủ màu sắc.
Mắt bị bệnh loạn sắc thiếu một trong ba loại tế bào trên. Nếu võng mạc mắt không có tế bào nhạy màu nào thì mắt không trông thấy màu đó, tức là bị mù với màu đó.
Người mắc bệnh mù màu đỏ không phân biệt tín hiệu đèn đỏ khi qua ngã tư có đèn giao thông
THAY LỜI KẾT
Hiểu thêm về cấu tạo và chức năng của con mắt sẽ giúp ích cho cuộc sống của chính mình và cộng đồng
“Con mắt là ngọc ở đời”, hãy bảo vệ sự trong sáng của mắt.
“Giàu hai con mắt, khó hai bàn tay” hãy cảm thông nỗi khó khăn của người khiếm thị
-------------------------------------------------------------------------
NBS: BS TTUT Phạm Huy Hoạt 3-2014
Nguồn: Wikipedia
Bài có 1 số tư liệu của GV Hồ thị Thanh Nhựt
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Huy Hoạt
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)