Cau phu dinh

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Thanh Nhàn | Ngày 03/05/2019 | 41

Chia sẻ tài liệu: cau phu dinh thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

Chào mừng các bạn đến với chương trènh ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy NG? VĂN ở thcs do tổ khxh thiết kế
Chúc các thầy cô giáo mạnh khoẻ - đạt kết quả cao trong đợt Hội giảng !
Tiết 91
Câu phủ định
Giáo viên dạy : Đào Phương - Trường THCS Trung Yên - SD
1. Xét những câu sau và trả lời câu hỏi.
a) Nam ®i HuÕ.
b) Nam không đi Huế.
c) Nam chưa đi Huế.
d) Nam chẳng đi Huế.
2. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi
Thầy sờ vòi bảo:
Tưởng con voi thế nào, hoá ra nó sun sun như con đỉa.
Thầy sờ ngà bảo:
Không phải, nó chần chẫn như cái đòn càn.
Thầy sờ tai bảo:
Đâu có! Nó bè bè như cái quạt thóc. ( Thầy bói xem voi )
không
chưa
chẳng
Đâu có!
Không phải,
Kết luận
- Hình thức: Có chứa từ ngữ phủ định

Câu phủ định

- Tác dụng: + Thông báo, xác nhận sự việc không có. + Bác bỏ ý kiến hay nhận định.

Bài tập 1: Trong những câu sau đây, câu nào là câu phủ định bác bỏ? Vì sao?
a) Tất cả quan chức nhà nước vào buổi sáng ngày khai trường đều chia nhau đến dự lễ khai giảng ở khắp các trường học lớn nhỏ. Bằng hành động đó, họ muốn cam kết rằng, không có ưu tiên nào lớn hơn ưu tiên giáo dục thế hệ trẻ cho tương lai. ( Theo Lí Lan, Cổng trường mở ra ) b) Tôi an ủi lão: - Cụ cứ tưởng thế đấy chứ nó chả hiểu gì đâu! Vả lại ai nuôi chó mà chả bán hay giết thịt! Ta giết nó chính là hoá kiếp cho nó đấy, hoá kiếp để cho nó làm kiếp khác. ( Nam Cao, Lão Hạc ) c) Không, chúng con không đói nữa đâu. Hai đứa ăn hết ngần kia củ khoai thì no mòng bụng ra rồi còn đói gì nữa. ( Ngô Tất Tố, Tắt đèn)
Bài tập 2:Đọc các đoạn trích sau và trả lời câu hỏi.
Câu chuyện có lẽ chỉ là một câu chuyện hoang đường, song không phải là không có ý nghĩa. ( Hoài Thanh, ý nghĩa văn chương )
b) Tháng tám, hồng ngọc đỏ, hồng hạc vàng, không ai không từng ăn trong Tết Trung thu, ăn nó như ăn cả mùa thu vào lòng vào dạ. ( Băng Sơn, Quả thơm )
c) Từng qua thời thơ ấu ở Hà Nội, ai chẳng có một lần nghển cổ nhìn lên tán lá cao vút mà ngắm nghía một cách ước ao chùm sấu non xanh hay thích thú chia nhau nhấm nháp món sấu dầm bán trước cổng trường. ( Tạ Việt Anh, Cây sấu Hà Nội )
Bài tập 4: Các câu sau đây có phải là câu phủ định không? Những câu này dùng để làm gì? Đặt câu có ý nghĩa tương đương.
Đẹp gì mà đẹp!


Làm gì có chuyện đó!


Bài thơ này mà hay à?


d)Cụ tưởng tôi sung sướng hơn chăng?
( Nam Cao, Lão Hạc )
Phản bác ý kiến cho là đẹp.
Dùng để phản bác một thông báo.
Phản bác ý kiến cho một bài thơ nào đó hay.
Phản bác điều mà lão Hạc nghĩ.
Câu có nghĩa tương đương: Không đẹp.
Không phải là câu phủ định
Không phải là câu phủ định
Đặt câu: Không có chuyện đó.
Không phải là câu phủ định
Đặt câu: Bài thơ này không hay.
Không phải là câu phủ định
Đặt câu: Tôi cũng chẳng sung sướng gì.
Bài tập trắc nghiệm.
Khoanh tròn vào đầu câu trả lời đúng trong những câu sau:
Câu 1: Câu phủ định là gì? A. Là câu dùng để tả hoặc kể một sự việc nào đó. B. là câu nêu thắc mắc cần được giải đáp. C. Là câu sử dụng các từ ngữ phủ định, dùng để thông báo, xác nhận một sự việc ... nào đó hoặc phản bác một ý kiến. D. Là câu thông báo, xác nhận sự tồn tại của sự vật, sự việc. Câu 2: Các câu phủ định sau là câu phủ định miêu tả hay câu phủ định bác bỏ? - Trời không rét lắm. - Trăng chưa lặn. A. Câu phủ định miêu tả. B. Câu phủ định bác bỏ. Câu 3: Về hình thức hai câu dưới đây là câu phủ định hay câu khẳng định? a) Em học sinh này không phải là không thông minh. b) Không phải là tôi không hiểu anh. A. Câu phủ định. B. Câu khẳng định.
Chúc các bạn mạnh khoẻ Hạnh phúc vui cùng 2009 - Đào Phương
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Thanh Nhàn
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)