Cầu lông

Chia sẻ bởi Nguyễn Cao Tấn | Ngày 11/05/2019 | 363

Chia sẻ tài liệu: Cầu lông thuộc Thể dục 10

Nội dung tài liệu:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ĐỒNG THÁP
KHOA GIÁO DỤC THỂ CHẤT
Sinh Viên Thực Hiện: Phạm Thanh Tuấn
Ngành Sư Phạm Giáo Dục Thể Chất
Lớp: GDTC_05B


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ĐỒNG THÁP
KHOA GIÁO DỤC THỂ CHẤT

GIÁO ÁN KHỐI LỚP 10

Biên Soạn: Phạm Thanh Tuấn


MỤC TIÊU
Học xong bày này học sinh biết và thực hiện cơ bản đúng kỹ thuật của động tác như: Tư thế chuẩn bị; cách cầm vợt; cách cầm cầu; kỹ thuật phát cầu cao – sâu thuận tay; kỹ thuật phát cầu thấp – gần trái tay.


NỘI DUNG
Giới thiệu sơ lược về kích thước sân cầu lông
Cách cầm vợt
Cách cầm cầu
Kỹ thuật phát cầu thấp, gần trái tay
Kỹ thuật phát cầu cao, sâu thuận tay
Một trận thi đấu cầu lông
Phương pháp giảng dạy cầu lông
Các bước giảng dạy kỹ thuật môn cầu lông.
SÂN CẦU LÔNG
Dài 13.40m
Rộng 5.18m (sân đơn) và 6.10m (sân đôi)
Lưới có chiều dài là 6.1m và chiều ngang là 0.76m. Chiều cao lưới khi được căng hai đầu là 1.55m (tính từ mép trên xuống đến mặt đất)



Cách cầm vợt
Vợt được cầm trên tay thuận ở vào phần cán của vợt. Ngón cái và ngón trỏ tạo thành một góc nhọn, nắm lấy hai má trái và phải của cán vợt (hai cạnh lớn nhất của cán vợt). Ba ngón còn lại nắm tự nhiên ở phía dưới của ngón trỏ, bên phần má trái. Mặt vợt và chiều dẹt của cẳng tay cùng nằm trên một mặt phẳng không gian. Bàn tay cầm vợt phải thoải mái để dễ dàng điều khiển vợt được linh hoạt.
Cách cầm cầu
Có hai cách cầm cầu:
Cách 1: Dùng ngón trỏ và ngón cái của bàn tay không cầm vợt cầm vào phần đầu của cánh cầu sâu vào từ 1 – 2cm. Các ngón còn lại nắm tự nhiên.
Cách 2: Dùng ngón trỏ và ngón cái cầm vào hai bên phần núm cầu. Ngón giữa đỡ nhẹ phía dưới đỉnh của núm cầu. Các ngón khác nắm lại để tự nhiên.
Kỹ Thuật phát cầu thấp, gần trái tay
Đứng chân trước chân sau, chân cùng phía với tay cầm vợt bước lên một bước, mũi bàn chân trước hướng về phía lưới, chân còn lại mở ra và xoay một góc khoảng 45o. Tay trái cầm cánh cầu bằng ngón cái và ngón trỏ, ba ngón còn lại hướng tới trước. Tay phải cầm vợt để mặt vợt cách núm cầu khoảng 15 – 20cm, ngón cái và ngón trỏ tỳ lên hai cạnh bên của cán vợt, sao cho khuỷu tay cầm vợt gấp góc ngang tầm ngực. Khi phát cầu đi dùng lực chủ yếu của ngón cái tay cầm vợt đẩy từ sau ra trước đồng thời với việc buông rơi trái cầu ở phía bên tay trái.
Kỹ thuật phát cầu cao, sâu thuận tay
Chân ngược phía với tay cầm vợt bước lên phía trước một bước, mũi bàn chân hướng về lưới, chân còn lại đặt ở phía sau, mũi bàn chân hơi chếch sang phải một góc 45o. Tay trái cầm thân cầu ở phía trước bên phải ngực bằng ngón cái và ngón trỏ. Tay phải cầm vợt ngang sườn, gấp góc khuỷu tay tự nhiên. Khi tiếp xúc cầu cần gập mạnh cổ tay, mặt vợt ngửa nhiều, hướng ra trước và lên cao. Sau khi tiếp xúc cầu vợt theo quán tính được đưa lên trên và ra trước. Cầu bay theo đường vòng cung cao và dài sát đường biên ngang cuối sân đối phương.
MỘT TRẬN THI ĐẤU CẦU LÔNG
PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY CẦU LÔNG
Dùng lời nói
Dùng hình ảnh minh hoạ
Làm mẫu kết hợp phân tích kỹ thuật
Cho học sinh tập mô phỏng kỹ thuật chưa tiếp xúc với cầu
Tập tiếp xúc với cầu có người phục vụ tung cầu
Tập đánh cầu qua lại ở cự li 5 - 6m
Tập đánh cầu qua lại trong sân theo chiều dài sân
Tổ chức trò chơi kết hợp với thi đấu.
CÁC BƯỚC GIẢNG DẠY KỸ THUẬT
MÔN CẦU LÔNG
Nêu tên và mục đích động tác
Thị phạm động tác
Phân tích nguyên lý kỹ thuật động tác
Tập đồng loạt tay không không có cầu
Tập đồng loạt có cầu, có vợt
Tập với một người có trình độ đánh cầu khá hơn (hai người một trái cầu đánh qua lại)
Tập với các bài tập phối hợp
Phim tư liệu
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Cao Tấn
Dung lượng: | Lượt tài: 11
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)