Cầu lông

Chia sẻ bởi Hồ Hữu Thể | Ngày 11/05/2019 | 219

Chia sẻ tài liệu: Cầu lông thuộc Thể dục 10

Nội dung tài liệu:

GIÁO ÁN MÔN CẦU LÔNG
GIẢNG VIÊN: ĐẶNG MINH THÀNH
BÀI 1: LỊCH SỬ RA ĐỜI VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA MÔN CẦU LÔNG
1. Nguồn gốc của môn cầu lông
2. Sự phát triển của môn Cầu lông trên thế giới
3. Sự phát triển của môn Cầu lông ở Việt Nam
BÀI 1: LỊCH SỬ RA ĐỜI VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA MÔN CẦU LÔNG
Nguồn gốc của môn Cầu lông được bắt đầu từ trò chơi dân gian của một số tộc vùng Nam Á và Đông Nam Á vào khoảng cách đây 2000 năm.
BÀI 1: LỊCH SỬ RA ĐỜI VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA MÔN CẦU LÔNG
Môn Cầu lông được bắt nguồn từ trò chơi Poona của Ấn Độ. Trò chơi này phổ biến rộng rãi ở vùng Poona và có tiền thân gần giống như môn Cầu lông ngày nay.
BÀI 1: LỊCH SỬ RA ĐỜI VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA MÔN CẦU LÔNG
Năm 1873 tại vùng Batminton của nước Anh, một sĩ quan quân đội đã phổ biến trò chơi này trong giới quý tộc của vùng.
2. Sự phát triển của môn Cầu lông trên thế giới
Năm 1874 ở nước Anh, người ta đã biên soạn ra những Luật thi đấu đầu tiên của môn Cầu lông, đến năm 1877, những Luật thi đấu đầu tiên mới được hoàn thiện và ra mắt người chơi.
2. Sự phát triển của môn Cầu lông trên thế giới
Ngày 5/7/1934 Liên đoàn Cầu lông thế giới được thành lập (viết tắc từ tiếng Anh là IBF), trụ sở đóng tại Luân Đôn.
Năm 1939, IBF đã thông qua Luật thi đấu Cầu lông quốc tế mà tất cả các nước hội viên đều phải tuân theo.
2. Sự phát triển của môn Cầu lông trên thế giới
Năm 1988 tại Olympic Seul (Hàn Quốc), Cầu lông được đưa vào chương trình biểu diễn của Đại hội. Đến năm 1992 tại Bácxelona, Cầu lông trở thành môn thi đấu chính thức của Đại hội thể thao Olympic.
3. Sự phát triển của môn Cầu lông ở Việt Nam
Cầu lông được du nhập vào Việt Nam theo hai con đường : Thực dân hóa và Việt kiều về nước.

3. Sự phát triển của môn Cầu lông ở Việt Nam
Năm 1960 mới xuất hiện một vài CLB ở các thành phố lớn như Hà Nội, Sài Gòn.
3. Sự phát triển của môn Cầu lông ở Việt Nam
Tháng 10 năm 1990 Liên đoàn cầu lông việt nam được thành lập (viết tắc là VBF).
Năm 1994 Liên đoàn Cầu lông Việt Nam trở thành viên chính thức của Liên đoàn cầu lông thế giới (IBF).
BÀI 2: CÁCH CẦM VỢT, CẦM CẦU VÀ TƯ THẾ CHUẨN BỊ CƠ BẢN
1. Cách cầm vợt
2. Cách cầm cầu
3. Các tư thế chuẩn bị cơ bản
1. Cách cầm vợt
1.1. Cách cầm vợt đánh cầu thuận tạy
Trước hết để vợt theo chiều nằm ngang, tay không thuận cầm lấy cổ vợt, tay thuận xòe ra (như lúc bắt tay) đặt sát mặt vợt.
Tiếp đó vuốt nhẹ từ giữa mặt vợt xuống cán và dừng lại ở gần cuối cán vợt.
1.1. Cách cầm vợt đánh cầu thuận tạy
Ngón cái và ngón trỏ tạo thành góc nhọn nắm lấy hai má trái và phải của cán vợt.
Ba ngón còn lại nắm tự nhiên ở phần dưới của ngón trỏ. Ngón trỏ cách ba ngón này khoảng 1cm.
Mặt vợt và chiều dẹt của cẳng tay cùng nằm trên một mặt phẳng không gian.
1.1. Cách cầm vợt đánh cầu thuận tạy
1.2. Cách cầm vợt đánh cầu trái tay
Trên cơ sở của cách cầm vợt thuận tay, ngón cái và ngón trỏ đưa chuôi vợt hơi quay ra ngoài; điểm dựa của ngón cái ở mặt rộng của cạnh trong hoặc ở gò nhỏ của cạnh trong; ngón giữa, ngón áp út và ngón út khép lại và nắm chặt chuôi vợt.
Đầu mút của chuôi vợt áp sát vào phần tiếp giáp bàn tay với ngón út,làm cho lòng bàn tay có một khoảng trống, cạnh của vợt hướng vào bên trái cơ thể, mặt vợt hơi ngửa ra sau.
1.2. Cách cầm vợt đánh cầu trái tay
Phim minh họa – Cách cầm vợt
2. Cách cầm cầu
Cầm cầu ở phần cánh cầu : dùng hai ngón tay, ngón trỏ và ngón cái cầm nhẹ ngay phần đầu của cánh cầu, cầm sâu vào 1-2cm. Các ngón khác nắm lại tự nhiên.
2. Cách cầm cầu
Cầm ở phần thân và đế cầu: dùng ngón trỏ, giữa và ngón cái cầm vào phần thân và đế cầu, các ngón khác co tự nhiên.
3. Các tư thế chuẩn bị cơ bản
Tư thế 1 :
Hai chân đứng song song.
Khoảng cách giữa 2 chân rộng bằng vai.
Góc độ khớp gối 135-1500.
Trọng tâm ở giữa 2 chân, lưng cong tự nhiên, đầu ngửa.
Tay thuận cầm vợt, mặt vợt ở phía trước thân người ngang với tầm bụng.
Góc giữa cánh tay và thân người khoảng 300, giữa cánh tay và cẳng tay (khớp khủyu ) 100-1100. Tay không thuận để thả lỏng tự nhiên.
Tư thế 1
Tư thế 2
Tư thế 2 :
- Chân ngược bên với tay cầm vợt ở phía trước, chân kia ở phía sau, đứng trên mũi bàn chân.
- Khoảng giữa hai chân rộng hơn vai. Trọng tâm dồn vào chân trước.
- Góc độ khớp gối của 2 chân khoảng 160-1650.
- Lưng cong tự nhiên.
- Tay thuận cầm vợt, mặt vợt cao ngang trán.
- Góc độ giữa thân người và cẳng tay khoảng 600, giữa cẳng tay và cánh tay 100-1100. Tay không cầm vợt để thả lỏng tự nhiên.
Tư thế 2
BÀI 3: KĨ THUẬT DI CHUYỂN
1. Di chuyển đơn bước
1.1. Di chuyển tiến phải
1.2. Di chuyển tiến trái
1.3. Di chuyển lùi phải
1.4. Di chuyển lùi đánh trái
2. Di chuyển đa bước
2.1. Di chuyển từ giữa sân ra các góc
2.2. Di chuyển ngang
2.3. Di chuyển tiến lùi
Phim minh họa- Vị trí di chuyển trên sân
BÀI 4: KĨ THUẬT ĐÁNH CẦU PHẢI, TRÁI CAO TAY
Đánh cầu phải cao tay
Đánh cầu trái cao tay
1. ĐÁNH CẦU PHẢI CAO TAY
Từ TTCB cơ bản, di chuyển đến điểm đánh cầu thích hợp.
Bước cuối cùng sao cho thân người ở tư thế chân trái đứng trước, chân phải đứng chếch phía sau, khoảng cách giữa hai chân rộng 40-60cm.
1. ĐÁNH CẦU PHẢI CAO TAY
Khoảng cách từ thân người đến điểm đánh cầu 80-100cm. Trọng tâm dồn vào chân sau.
Quá trình di chuyển vợt được đưa từ dưới lên – lên cao – sang phải, đầu vợt hướng ra sau.
1. ĐÁNH CẦU PHẢI CAO TAY
Góc được tạo bởi cẳng tay và cánh tay khoảng 900.
Khi hai chân cố định thì đồng thời vợt lại được chuyển động từ sau–lên trên–ra trước để đánh cầu, lúc này cánh tay duỗi gần hết.
Điểm tiếp xúc giữa cầu và vợt chếch trên cao sang phía bên phải, cách xa đầu khoảng 1m.
1. ĐÁNH CẦU PHẢI CAO TAY
Kĩ thuật này chủ yếu dùng lực của cẳng tay và cổ tay để đánh cầu đi.
Quá trình đánh cầu trọng tâm được chuyển từ chân sau ra trước, tùy theo ý đồ đánh cầu mà xoay mặt vợt cho phù hợp khi tiếp xúc.
PHIM MINH HỌA-ĐÁNH CẦU PHẢI CAO TAY
CỦNG CỐ - ĐÁNH CẦU PHẢI CAO TAY
CỦNG CỐ - ĐÁNH CẦU PHẢI CAO TAY
2. ĐÁNH CẦU TRÁI CAO TAY
Ở TTCB cơ bản, khi thấy đối phương đánh cầu sang cao bên trái thì lấy chân trái làm trụ, chân phải bước lên trước – sang trái (góc bước khoảng 1600).
Thân trên cũng quay vòng 1800 lưng hướng về hướng đánh cầu; đồng thời tay phải cầm vợt đưa ra trước-sang trái-lên cao, đầu vợt chúc xuống, khuỷu tay cao hơn vai.
Góc tạo thành giữa cẳng tay và cánh tay là 900.
2. ĐÁNH CẦU TRÁI CAO TAY
Khi hai chân đã cố định thì nhanh chóng lăng vợt từ sau-ra trước-lên cao.
Cánh tay gần như duỗi thẳng, thân người cùng xoay nhanh từ trái–sang phải để phối hợp lực đánh cầu.
2. ĐÁNH CẦU TRÁI CAO TAY
Điểm tiếp xúc cầu ở trên cao chếch bên trái, cách đầu ở bên phải 1m. Ra sức cuối cùng là lực mở cổ tay với tốc độ bột phát, kết hợp ngón tay cái tì mạnh vào cán vợt.
Sau khi tiếp xúc cầu cần có động tác dừng của cánh tay, đồng thời thân người lại xoay nhanh ra trước – sang phải 1800 để về TTCB đánh quả tiếp theo.
PHIM MINH HỌA-ĐÁNH CẦU TRÁI CAO TAY
KĨ THUẬT GIAO CẦU
1. Giao cầu thuận tay
2. Giao cầu trái tay
1. Giao cầu thuận tay
TTCB: Chân trái đứng trước, chân phải đứng sau, hai chân cách nhau khoảng một bàn chân. Bàn chân trước thẳng với hướng giao cầu, bàn chân sau xoay ngang 900 so với hướng giao.
1. Giao cầu thuận tay
Trọng tâm dồn vào chân sau, vai trái hướng chếch về hướng giao cầu. Tay trái cầm cầu đặt ngang ngực. Tay phải cầm vợt ở phía sau hơi cao hơn vai.
1. Giao cầu thuận tay
Khi giao cầu, đồng thời với tay trái thả cầu hoặc tung cầu, thì tay phải nhanh chóng đưa vợt từ trên xuống dưới, từ sau ra trước. Lúc này trọng tâm chuyển từ chân sau lên chân trước.
1. Giao cầu thuận tay
Điểm tiếp xúc giữa cầu và vợt ở chếch trước bên phải, cách thân người 60-70cm, nhưng không được cao quá thắt lưng. Góc độ mặt vợt khi tiếp xúc được mở tùy theo ý đồ chiến thuật giao cầu.
Phim minh họa-Giao cầu thuận tay
2. Giao cầu trái tay
TTCB: đứng chân phải trước, chân trái sau. Hai chân cách nhau khoảng một bàn chân trọng tâm cao, dồn vào chân trước, thân người quay thẳng theo hướng giao cầu.
2. Giao cầu trái tay
Tay trái cầm cầu ở phần cánh, tay phải cầm vợt đặt hơi chúc xuống ở phía dưới, mặt vợt ở bên trái phía sau quả cầu.
Cẳng tay và cánh tay tạo thành một góc 900, khuỷu tay nâng cao đưa ra trước.
2. Giao cầu trái tay
Đồng thời với tay trái thả cầu thì tay phải kéo vợt từ trái qua phải ra trước.
Điểm tiếp xúc cầu ở phía trước thân người khoảng 400 dưới thắt lưng.
2. Giao cầu trái tay
Khi tiếp xúc cầu cần dùng lực ở cổ tay, đồng thời mở góc độ vợt tùy theo ý đồ giao cầu để điều khiển cầu đi đúng hướng.
Giao xong cầu nhanh chóng trở về TTCB để đỡ những quả cầu đối phương đánh trả.
Phim minh họa-Giao cầu trái tay
KĨ THUẬT ĐẬP CẦU
TTCB của kĩ thuật này là đứng chân trái trước, chân phải sau, trọng tâm dồn vào chân trước, lưng hơi cong, mắt theo dõi cầu, tay phải cầm vợt ở phía trước mặt, đầu vợt cao ngang trán. Góc giữa cẳng tay và cánh tay khoảng 900.
KĨ THUẬT ĐẬP CẦU
Khi thấy đối phương đánh cầu sang cao trên đầu thì thân trên nhanh chóng quay sang phải, trọng tâm chuyển từ chân trước ra sau.
Tay phải cầm vợt đưa từ trước - lên cao - ra sau, đầu vợt chúc xuống. Lúc này vai trái hơi cao hướng về hướng đánh cầu, vai phải hạ thấp ở phía sau.
KĨ THUẬT ĐẬP CẦU
Tư thế cơ thể lúc này toàn thân ưỡng căng hình cánh cung. Sau đó nhanh chóng đạp mạnh mũi chân phải, duỗi thẳng khớp gối, xoay hông, lật vai. Tay phải đưa vợt từ dưới lên trên ra trước. khi tiếp xúc cầu là lúc cơ thể vươn cao hết mức.
KĨ THUẬT ĐẬP CẦU
Điểm tiếp xúc giữa cầu và vợt chếch lên trước trán một tầm một cánh tay cộng với vợt (khoảng 1m). Trong quá trình thực hiện động tác, trọng tâm lại chuyển từ chân sau ra trước, đồng thời gập nhanh thân người để phối hợp lực đập cầu. Chú ý sử dụng động tác gập cổ tay khi tiếp xúc cầu để cầu đi cắm hơn.
KĨ THUẬT ĐẬP CẦU
LUẬT CẦU LÔNG
ĐIỀU 1. SÂN VÀ THIẾT BỊ TRÊN SÂN
ĐIỀU 2. CẦU
ĐIỀU 3. THỬ TỐC ĐỘ QUẢ CẦU
ĐIỀU 4. VỢT
ĐIỀU 5. TRANG THIẾT BỊ HỢP LỆ
ĐIỀU 6. TUNG ĐỒNG XU BẮT THĂM
ĐIỀU 7. HỆ THỐNG TÍNH ĐIỂM
ĐIỀU 8. ĐỔI SÂN
ĐIỀU 9. GIAO CẦU
ĐIỀU 10. THI ĐẤU ĐƠN
ĐIỀU 11. THI ĐẤU ĐÔI
ĐIỀU 12. LỖI Ô GIAO CẦU
ĐIỀU 13. LỖI
ĐIỀU 14. GIAO CẦU LẠI
ĐIỀU 15. CẦU KHÔNG TRONG CUỘC
ĐIỀU 16. THI ĐẤU LIÊN TỤC, LỖI TÁC PHONG ĐẠO ĐỨC VÀ CÁC HÌNH PHẠT
ĐIỀU 17. CÁC NHÂN VIÊN VÀ NHỮNG KHIẾU NẠI
CÁC VỊ TRÍ CỦA TRỌNG TÀI BIÊN TRÊN SÂN
CÁC KÝ HIỆU CỦA TRỌNG TÀI
ĐIỀU 1. SÂN VÀ THIẾT BỊ TRÊN SÂN
1.1.Sân hình chữ nhật được xác định bởi các đường biên rộng 40cm (như sơ đồ A).
Ghi chú:
(1) Độ dài đường chéo sân độ là 14m723.
(2) Độ dài đường chéo sân đơn là 14m366.
(3) Sân ở sơ đồ A dùng cho cả thi đấu đơn và đôi.



ĐIỀU 1. SÂN VÀ THIẾT BỊ TRÊN SÂN
1.4. Hai cột lưới cao 1m55 tính từ mặt sân. Chúng phải đủ chắc chắn và đứng thẳng khi lưới được căng trên đó (theo Điều 1.10). Hai cột lưới và các phụ kiện của chúng không đuựơc đặt vào trong sân.
1.5Hai cột lưới được đặt ngay trên đường biên đôi bất kể là trận thi đấu đơn hay đôi (như sơ đồ A).


ĐIỀU 2. CẦU
ĐIỀU 3. THỬ TỐC ĐỘ QUẢ CẦU
3.1 Để thử quả cầu, một VĐV sử dụng cú đánh hết lực theo hướng lên trên từ đường biên cuối sân, và đường bay của quả cầu song song với biên dọc.
3.2 Một quả cầu có tốc độ đúng sẽ rơi xuống sân ngắn hơn biên cuối sân bên kia không dưới 530mm và không hơn 990mm ( trong khoảng giữa 2 vạch thử cầu tuỳ ý ở sơ đồ B).
ĐIỀU 4. VỢT
ĐIỀU 5. TRANG THIẾT BỊ HỢP LỆ
Liên đoàn Cầu lông Thế giới sẽ quyết định bất cứ vấn đề nào về tính hợp lệ so với quy định của bất cứ loại vợt, cầu, trang thiết bị hoặc bất cứ loại nguyên mẫu nào được sử dụng trong thi đấu cầu lông. Quyết định này có thể được thực hiện theo sáng kiến của Liên đoàn, hay theo cách áp dụng của bất cứ bên nào có lợi ích quan tâm chính đáng, bao gồm VĐV, nhân viên kỹ thuật, nhà sản xuất trang thiết bị, hoặc Liên đoàn thành viên, hay thành viên liên quan.


ĐIỀU 6. TUNG ĐỒNG XU BẮT THĂM
6.1. Trước khi trận đấu bắt đầu, việc tung đồng xu bắt thăm cho hai bên thi đấu được thực hiện và bên được thăm sẽ tuỳ chọn theo Điều 6.1.1 hoặc 6.1.2.
6.1.1.Giao cầu trước hoặc nhận cầu trước;
6.1.2.Bắt đầu trận đấu ở bên này hay bên kia của sân.
6.2. Bên không được thăm sẽ được thăm sẽ nhận lựa chọn còn lại.
ĐIỀU 7. HỆ THỐNG TÍNH ĐIỂM
7.1. Một trận đấu sẽ thi đấu theo thể thức ba ván thắng hai, trừ khi có sắp xếp cách khác (phụ lục 2 và 3: thi đấu 1 ván 21 điểm; hoặc thi đấu ba ván 15 điểm cho các nội dung đôi + đơn nam và ba ván 11 điểm cho nội dung đơn nữ).
7.2. Bên nào ghi được 21 điểm trước sẽ thắng ván đó, ngoại trừ trường hợp ghi ở Điều 7.4 và 7.5.



ĐIỀU 7. HỆ THỐNG TÍNH ĐIỂM
7.3. Bên thắng một pha cầu sẽ ghi môt điểm vào điểm số của mình. Một bên sẽ thắng pha cầu nếu: bên đối phương phạm một “Lỗi” hoặc cầu ngoài cuộc vì đã chạm vào bên trong mặt sân của họ.
7.4. Nếu tỷ số là 20 đều, bên nào ghi trước 2 điểm cách biệt sẽ thắng ván đó.
7.5. Nếu tỷ số là 29 đều, bên nào ghi điểm thứ 30 sẽ thắng ván đó.
7.6. Bên thắng ván sẽ giao cầu trước ở ván kế tiếp.
ĐIỀU 8. ĐỔI SÂN
8.1. Các VĐV sẽ đổi sân:
8.1.1. Khi kết thúc ván đầu tiên;
8.1.2. Khi kết thúc ván hai, nếu có thi đấu ván thứ ba; và
8.1.3. Trong ván thứ ba, khi một bên ghi được 11 điểm trước.
8.2. Nếu việc đổi sân chưa được thực hiện như nêu ở Điều 8.1, thì các VĐV sẽ đổi sân ngay khi lỗi này được phát hiện và khi cầu không còn trong cuộc. Tỷ số ván đấu hiện có vẫn giữ nguyên.
ĐIỀU 9. GIAO CẦU
9.1. Trong một quả giao cầu đúng:
9.1.1. Không có bên nào gây trì hoãn bất hợp lệ cho quả giao cầu một khi: cả bên giao cầu và bên nhận cầu đều sẵn sàng cho quả giao cầu. Khi hoàn tất việc chuyển động của đầu vợt về phía sau của người giao cầu, bất cứ trì hoãn nào cho việc bắt đầu quả giao cầu (Điều 9.2) sẽ bị xem là gây trì hoãn bất hợp lệ;
9.1. Trong một quả giao cầu đúng:
9.1.2. Người giao cầu và người nhận cầu đứng trong phạm vi ô giao cầu đối diện chéo nhau mà không chạm đường biên của các ô giao cầu này;
9.1.3. Một phần của cả hai bàn chân người giao cầu và người nhận cầu phải còn tiếp xúc với mặt sân ở một vị trí cố định từ khi bắt đầu quả giao cầu (Điều 9.2) cho đến khi quả cầu được đánh đi.


9.1. Trong một quả giao cầu đúng:
9.1.4. Vợt của người giao cầu phải đánh tiếp xúc đầu tiên vào đế cầu;
9.1.5. Toàn bộ quả cầu phải dưới thắt lưng của người giao cầu tại thời điểm nó được mặt vợt của người giao cầu đánh đi. Thắt lưng được xác định là một đường tưởng tượng xung quanh cơ thể ngang với phần xương sườn dưới cùng của người giao cầu;


9.1. Trong một quả giao cầu đúng:
9.1.6.Tại thời điểm đánh quả cầu, thân vợt của người giao cầu phải luôn hướng xuống dưới;
9.1.7. Vợt của người giao cầu phải chuyển động liên tục về phía trước từ lúc bắt đầu quả giao cầu cho đến khi quả cầu được đánh đi (Điều 9.3);
9.1. Trong một quả giao cầu đúng:
9.1.8. Đường bay của quả cầu sẽ đi theo hướng lên từ vợt của người giao cầu vượt qua trên lưới, mà nếu không bị cản lại nó sẽ rơi vào ô của người nhận giao cầu (có nghĩa là trên và trong các đường giới hạn ô giao cầu đó); và
9.1.9. Khi có ý định thực hiện quả giao cầu, người giao cầu phải đánh trúng quả cầu.



9.2. Khi các VĐV đã vào vị trí sẵn sàng, chuyển động đầu tiên của đầu vợt về phía trước của người giao cầu là lúc bắt đầu quả giao cầu.
9.3. Khi đã bắt đầu (Điều 9.2), quả giao cầu được thực hiện khi nó được mặt vợt người giao cầu đánh đi, hoặc khi có ý định thực hiện quả giao cầu, người giao cầu đánh không trúng quả giao cầu.
9.1. Trong một quả giao cầu đúng:
9.4. Người giao cầu sẽ không giao cầu khi người nhận cầu chưa sẵn sàng. Tuy nhiên người nhận cầu được xem là đã sẵn sàng nếu có ý định đánh trả quả cầu.
9.5. Trong đánh đôi, khi thực hiện quả giao cầu, các đồng đội có thể đứng ở bất cứ vị trí nào bên trong phần sân của bên mình, miễn là không che mắt người giao cầu và người nhận cầu của đối phương.
9.1. Trong một quả giao cầu đúng:
ĐIỀU 10. THI ĐẤU ĐƠN
10.1. Ô giao cầu và ô nhận cầu:
10.1.1. Các VĐV sẽ giao cầu và nhận cầu từ trong ô giao cầu bên phải tương ứng của mình khi người giao cầu chưa ghi điểm hoặc ghi được điểm chẵn trong ván đó.
10.1.2. Các VĐV sẽ giao cầu và nhận cầu từ trong ô giao cầu bên trái tương ứng của mình khi người giao cầu ghi được điểm lẻ trong ván đó.


ĐIỀU 11. THI ĐẤU ĐÔI
11.1. Ô giao cầu và ô nhận cầu:
11.1.1. Một VĐV bên giao cầu sẽ giao cầu từ ô giao cầu bên phải khi bên họ chưa ghi điểm hoặc ghi được điểm chẵn trong ván đó.
11.1.2. Một VĐV bên giao cầu sẽ giao cầu từ ô giao cầu bên trái khi họ ghi được điểm lẻ trong ván đó.



ĐIỀU 11. THI ĐẤU ĐÔI
11.1.3. VĐV có quả giao cầu lần cuối trước đó của bên giao cầu sẽ giữ nguyên vị trí đứng mà từ ô đó VĐV này đã thực hiện lần giao cầu cuối cho bên mình. Mô hình ngược lại sẽ được áp dụng cho đồng đội của người nhận cầu.
11.1.4. VĐV của bên nhận cầu đang đứng trong ô giao cầu chéo đối diện sẽ là người nhận cầu.


ĐIỀU 11. THI ĐẤU ĐÔI
11.1.5. VĐV sẽ không thay đổi vị trí đứng tương ứng của mình cho đến khi họ thắng một điểm mà bên của họ đang nắm quyền giao cầu.
11.1.6. Bất kỳ lượt giao cầu nào cũng được thực hiện từ ô giao cầu tương ứng với số điểm mà bên giao cầu đó có, ngoại trừ các trường hợp nêu ở Điều 12.


ĐIỀU 11. THI ĐẤU ĐÔI
11.2. Thứ tự đánh cầu và vị trí trên sân:
Sau khi quả giao cầu được đánh trả, cầu được đánh luân phiên bởi một trong hai VĐV của bên giao cầu và một trong hai VĐV của bên nhận cầu cho đến khi cầu không còn trong cuộc (Điều 15).
11.3. Ghi điểm và giao cầu:
11.3.1. Nếu bên giao cầu thắng pha cầu (Điều 7.3), họ sẽ ghi cho mình một điểm. Người giao cầu tiếp tục thực hiện quả giao cầu từ ô giao cầu tương ứng còn lại.
11.3.2. Nếu bên nhận cầu thắng pha cầu (Điều 7.3), họ sẽ ghi cho mình một điểm. Bên nhận cầu lúc này trở thành bên giao cầu mới.
ĐIỀU 11. THI ĐẤU ĐÔI
ĐIỀU 12. LỖI Ô GIAO CẦU

12.1 Lỗi ô giao cầu xảy ra khi một VĐV:
12.1.1. Đã giao cầu hoặc nhận cầu sai phiên; hay
12.1.2. Đã giao hoặc nhận cầu sai ô giao cầu.
12.2. Nếu một lỗi ô giao cầu được phát hiện, lỗi đó phải được sửa và điểm số hiện có vẫn giữ nguyên.


ĐIỀU 13. LỖI
Sẽ là “Lỗi”:
13.1. Nếu giao cầu không đúng luật (Điều 9.1);
13.2. Nếu khi giao cầu, quả cầu:
13.2.1. Bị mắc trên lưới và bị giữ lại trên lưới;
13.2.2. Ssau khi qua lưới bị mắc lại trong lưới; hoặc
13.2.3. Được đánh bởi đồng đội người giao cầu.


ĐIỀU 13. LỖI
13.3. Nếu trong cuộc, quả cầu:
13.3.1. Rơi ở ngoài các đường biên giới hạn của sân (có nghĩa là không ở trên hay không ở trong các đường biên giới hạn đó);
13.3.2. Bay xuyên qua lưới hoặc dưới lưới;
13.3.3. Không qua lưới;
13.3.4. Chạm trần nhà hoặc vách;
13.3.5. Chạm vào người hoặc quần áo của VĐV;
13.3.6. Chạm vào bất kỳ người nào hay vật nào khác bên ngoài sân;
13.3.7. Bị mắc và dính trên vợt khi thực hiện một cú đánh;
13.3.8. Được đánh hai lần liên tiếp bởi cùng một VĐV với hai cú đánh. Tuy nhiên, bằng một cú đánh, quả cầu chạm vào đầu vợt và khu vực đan lưới của vợt thì không coi là một “Lỗi”;
13.3.9. Được đánh liên tục bởi một VĐV và một VĐV đồng đội; hoặc
13.3.10. Chạm vào vợt mà không bay vào phần sân của đối phương;
ĐIỀU 13. LỖI
13.4. Nếu, khi quả cầu trong cuộc, một VĐV:
13.4.1. Chạm vào lưới, các vật chống đỡ lưới bằng vợt, thân mình hay quần áo;
13.4.2. Xâm phạm sân đối phương bằng vợt hay thân mình, ngoại trừ trường hợp người đánh có thể theo quả cầu bằng vợt của mình trong quá trình một cú đánh sau điểm tiếp xúc đầu tiên với quả cầu ở bên lưới của phần sân người đánh;
13.4.3. Xâm phạm sân của đối phương bên dưới lưới bằng vợt hay thân mình mà làm cho đối phương bị cản trở hay mất tập trung; hoặc
13.4.4. Cản trở đối phương, nghĩa là ngăn không cho đối phương thực hiện một cú đánh hợp lệ tại vị trí quả cầu bay qua gần lưới;
13.4.5. Làm đối phương mất tập trung bằng bất cứ hành động nào như la hét hay bằng cử chỉ;
13.5. Nếu một VĐV vi phạm những lỗi hiển nhiên, lặp lại, hoặc nhiều lần theo Điều 16.


CÁC VỊ TRÍ CỦA TRỌNG TÀI BIÊN TRÊN SÂN
CÁC KÝ HIỆU CỦA TRỌNG TÀI GIAO CẦU
CÁC KÝ HIỆU CỦA TRỌNG TÀI CHÍNH VÀ TRỌNG TÀI BIÊN
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hồ Hữu Thể
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)