Cau hoi tu luan Ngu van 9 su dung duoc
Chia sẻ bởi Phạm Thị Nga |
Ngày 17/10/2018 |
23
Chia sẻ tài liệu: cau hoi tu luan Ngu van 9 su dung duoc thuộc Ngữ văn 6
Nội dung tài liệu:
Đề bài tham khảo môn ngữ văn 9
CÂU 1: (4 điểm)
Trong tác phẩm Những ngôi sao xa xôi, giữa cảnh trận địa đầy bom đạn và hy sinh của đồng đội, nhà văn Lê Minh Khuê có đoạn tả về cơn mưa đá bất chợt và sau đó là tâm trạng của nhân vật Phương Định:
“Nhưng tạnh mất rồi. Tạnh rất nhanh như khi mưa đến. Sao chóng thế? Tôi bỗng thẫn thờ, tiếc không nói nổi. Rõ ràng tôi không tiếc những viên đá. Mưa xong thì tạnh thôi. Mà tôi nhớ một cái gì đấy, hình như mẹ tôi, cái cửa sổ, hoặc những ngôi sao to trên bầu trời thành phố. Phải, có thể những cái đó… Hoặc là cây, hoặc là cái vòm tròn của nhà hát, hoặc bà bán kem đẩy chiếc xe chở đầy thùng kem, trẻ con háo hức bâu xung quanh. Con đường nhựa ban đêm, sau cơn mưa mùa hạ rộng ra, dài ra, lấp loáng ánh đèn trông như một con sông nước đen. Những ngọn điện trên quảng trường lung linh như những ngôi sao trong câu chuyện cổ tích nói về những xứ sở thần tiên. Hoa trong công viên. Những quả bóng sút vô tội vạ của bọn trẻ con trong một góc phố. Tiếng rao của bà bán xôi sáng có cái mủng đội trên đầu…
Chao ôi, có thể là tất cả những cái đó. Những cái đó ở thiệt xa… Rồi bỗng chốc, sau một cơn mưa đá, chúng xoáy mạnh như sóng trong tâm trí tôi…”
a/ Theo em, đoạn văn trên có ý nghĩa gì?
b/ Tác phẩm trên sử dụng vai kể là ai? Vai kể ấy tạo ra hiệu quả như thế nào?
Yêu cầu cần đạt
a/ Ý nghĩa của đoạn văn trên:
Đoạn văn trên trong tác phẩm có ý nghĩa sâu sắc: Cơn mưa đá chợt đến, chợt tạnh giữa trận địa bom đạn căng thẳng đã làm cho không gian im ắng và tươi mát tạo điều kiện cho Phương Định thả hồn về với kỉ niệm.
- Những hình ảnh ngắt quãng chợt hiện lên trong đầu Phương Định sau cơn mưa đã thể hiện được tình yêu quê hương đất nước sâu sắc, nồng nàn. Tình yêu ấy tạo nên sức mạnh chiến đấu, nhiệt tình sẵn sàng cống hiến xương máu, tuổi thanh xuân cho đất nước quê hương.
-Đoạn văn cũng thể hiện rõ được một nét tính cách nữa của Phương Định: tinh thần lạc quan, sự lãng mạng trẻ trung của những thanh niên thành thị Việt Nam có lý tưởng cao đẹp, yêu nước thời kháng chiến chống giặc Mỹ xâm lược.
CÂU 2: Mở đầu bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh có đoạn:
Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về
Nhan đề của bài thơ là Sang thu nhưng tại sao nhà thơ lại dùng từ hình như? Nêu suy nghĩ của em về ý nghĩa của cách dùng từ này.
Yêu cầu cần đạt
Hiểu và nêu được dụng ý của nhà thơ khi xử dụng từ hình như trong khổ thơ này:
-Mùa thu không đơn thuần là yếu tố thời gian mà hội tụ những nét đặc trưng in sâu vào tâm trí con người. Vì thế, nhà thơ cảm thấy bất ngờ và ngỡ ngàng, khi chợt nhận ra mùa thu đã về qua mùi hương ổi, cái lạnh đầu thu và hình ảnh sương chùng chình qua ngõ. Từ hình như thể hiện được sự cảm nhận thu rất tinh tế, sâu sắc của nhà thơ.
-Từ hình như diễn tả cảm giác, trạng thái . Một mặt chúng cho thấy sự biến đổi của sự vật, mặt khác chúng diễn tả cái tâm trạng bảng lảng mơ hồ. Chính trong cảm giác hình như ấy đã tôn thêm vẻ khói sương lãng đãng lúc thu sang cùng tâm trạng bâng khuâng, xôn xao của tâm hồn trong thời khắc biến chuyển của đất trời.
(Lưu ý học sinh không nhầm lẫn với yêu cầu phân tích cả đoạn thơ mà là yêu cầu nêu ý nghĩa của cách dùng từ hình như trong đoạn thơ)
CÂU 1: (4 điểm)
Trong tác phẩm Những ngôi sao xa xôi, giữa cảnh trận địa đầy bom đạn và hy sinh của đồng đội, nhà văn Lê Minh Khuê có đoạn tả về cơn mưa đá bất chợt và sau đó là tâm trạng của nhân vật Phương Định:
“Nhưng tạnh mất rồi. Tạnh rất nhanh như khi mưa đến. Sao chóng thế? Tôi bỗng thẫn thờ, tiếc không nói nổi. Rõ ràng tôi không tiếc những viên đá. Mưa xong thì tạnh thôi. Mà tôi nhớ một cái gì đấy, hình như mẹ tôi, cái cửa sổ, hoặc những ngôi sao to trên bầu trời thành phố. Phải, có thể những cái đó… Hoặc là cây, hoặc là cái vòm tròn của nhà hát, hoặc bà bán kem đẩy chiếc xe chở đầy thùng kem, trẻ con háo hức bâu xung quanh. Con đường nhựa ban đêm, sau cơn mưa mùa hạ rộng ra, dài ra, lấp loáng ánh đèn trông như một con sông nước đen. Những ngọn điện trên quảng trường lung linh như những ngôi sao trong câu chuyện cổ tích nói về những xứ sở thần tiên. Hoa trong công viên. Những quả bóng sút vô tội vạ của bọn trẻ con trong một góc phố. Tiếng rao của bà bán xôi sáng có cái mủng đội trên đầu…
Chao ôi, có thể là tất cả những cái đó. Những cái đó ở thiệt xa… Rồi bỗng chốc, sau một cơn mưa đá, chúng xoáy mạnh như sóng trong tâm trí tôi…”
a/ Theo em, đoạn văn trên có ý nghĩa gì?
b/ Tác phẩm trên sử dụng vai kể là ai? Vai kể ấy tạo ra hiệu quả như thế nào?
Yêu cầu cần đạt
a/ Ý nghĩa của đoạn văn trên:
Đoạn văn trên trong tác phẩm có ý nghĩa sâu sắc: Cơn mưa đá chợt đến, chợt tạnh giữa trận địa bom đạn căng thẳng đã làm cho không gian im ắng và tươi mát tạo điều kiện cho Phương Định thả hồn về với kỉ niệm.
- Những hình ảnh ngắt quãng chợt hiện lên trong đầu Phương Định sau cơn mưa đã thể hiện được tình yêu quê hương đất nước sâu sắc, nồng nàn. Tình yêu ấy tạo nên sức mạnh chiến đấu, nhiệt tình sẵn sàng cống hiến xương máu, tuổi thanh xuân cho đất nước quê hương.
-Đoạn văn cũng thể hiện rõ được một nét tính cách nữa của Phương Định: tinh thần lạc quan, sự lãng mạng trẻ trung của những thanh niên thành thị Việt Nam có lý tưởng cao đẹp, yêu nước thời kháng chiến chống giặc Mỹ xâm lược.
CÂU 2: Mở đầu bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh có đoạn:
Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về
Nhan đề của bài thơ là Sang thu nhưng tại sao nhà thơ lại dùng từ hình như? Nêu suy nghĩ của em về ý nghĩa của cách dùng từ này.
Yêu cầu cần đạt
Hiểu và nêu được dụng ý của nhà thơ khi xử dụng từ hình như trong khổ thơ này:
-Mùa thu không đơn thuần là yếu tố thời gian mà hội tụ những nét đặc trưng in sâu vào tâm trí con người. Vì thế, nhà thơ cảm thấy bất ngờ và ngỡ ngàng, khi chợt nhận ra mùa thu đã về qua mùi hương ổi, cái lạnh đầu thu và hình ảnh sương chùng chình qua ngõ. Từ hình như thể hiện được sự cảm nhận thu rất tinh tế, sâu sắc của nhà thơ.
-Từ hình như diễn tả cảm giác, trạng thái . Một mặt chúng cho thấy sự biến đổi của sự vật, mặt khác chúng diễn tả cái tâm trạng bảng lảng mơ hồ. Chính trong cảm giác hình như ấy đã tôn thêm vẻ khói sương lãng đãng lúc thu sang cùng tâm trạng bâng khuâng, xôn xao của tâm hồn trong thời khắc biến chuyển của đất trời.
(Lưu ý học sinh không nhầm lẫn với yêu cầu phân tích cả đoạn thơ mà là yêu cầu nêu ý nghĩa của cách dùng từ hình như trong đoạn thơ)
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Phạm Thị Nga
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)