Câu hỏi trắc nghiệm về CƠ CHẾ BIẾN DỊ VÀ DI TRUYỀN

Chia sẻ bởi Vũ Quý Nghiễm | Ngày 26/04/2019 | 46

Chia sẻ tài liệu: Câu hỏi trắc nghiệm về CƠ CHẾ BIẾN DỊ VÀ DI TRUYỀN thuộc Sinh học 12

Nội dung tài liệu:

Phần I: LÝ THUYẾT
Chuyên đề 1:
CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ

Câu 1: Dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể nào sau đây làm tăng hoạt tính của enzim amilaza ở đại mạch, có ý nghĩa trong công nghiệp sản xuất bia?
A. Chuyển đoạn.              B. Mất đoạn.           C. Đảo đoạn.              D. Lặp đoạn.

Câu 3: Trong các mức cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực, sợi cơ bản có đường kính
11 nm. B. 2 nm. C. 30 nm. D. 300 nm.
Câu 4: Một quần thể giao phối có tỉ lệ các kiểu gen là 0,3AA : 0,6Aa : 0,1aa. Tần số tương đối của alen A và alen a lần lượt là
0,3 và 0,7. B. 0,6 và 0,4. C. 0,4 và 0,6. D. 0,5 và 0,5.
Câu 5: Một loài sinh vật có bộ nhiễm sắc thể 2n. Trong quá trình giảm phân, bộ nhiễm sắc thể của tế bào không phân li, tạo thành giao tử chứa 2n. Khi thụ tinh, sự kết hợp của giao tử 2n này với giao tử bình thường (1n) sẽ tạo ra hợp tử có thể phát triển thành
A. thể tam bội. B. thể lưỡng bội. C. thể đơn bội. D. thể tứ bội.
Câu 6: Một trong những đặc điểm của mã di truyền là
A. không có tính thoái hoá. B. mã bộ ba.
C. không có tính phổ biến. D. không có tính đặc hiệu.

Câu 8: Ở người, hội chứng Tơcnơ là dạng đột biến
A.thể không (2n-2). B. thể một (2n-1). C. thể ba (2n+1). D. thể bốn (2n+2)
Câu 9: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về đột biến gen?
A. Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen.
B. Tất cả các đột biến gen đều biểu hiện ngay thành kiểu hình.
C. Tất cả các đột biến gen đều có hại.
D. Có nhiều dạng đột biến điểm như: mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn, chuyển đoạn.
Câu 10: Dạng đột biến điểm nào sau đây xảy ra trên gen không làm thay đổi số lượng nuclêôtit của gen nhưng làm thay đổi số lượng liên kết hiđrô trong gen?
A. Thay cặp nuclêôtit A-T bằng cặp G-X. B. Thêm một cặp nuclêôtit.
C. Thay cặp nuclêôtit A-T bằng cặp T-A. D. Mất một cặp nuclêôtit.
Câu 11: Giả sử một nhiễm sắc thể có trình tự các gen là EFGHIK bị đột biến thành nhiễm sắc thể có trình tự các gen là EFGHIKIK. Đây là đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể thuộc dạng
đảo đoạn. B. chuyển đoạn. C. lặp đoạn. D. mất đoạn.
Câu 12: Trong các loại nuclêôtit tham gia cấu tạo nên ADN không có loại
Guanin (G). B. Uraxin (U). C. Ađênin (A). D. Timin (T).
Câu 13: Đặc điểm nào sau đây chỉ có ở quá trình tự nhân đôi ADN ở sinh vật nhân thực?
A. Diễn ra theo nguyên tắc bán bảo tồn.
B. Các đoạn Okazaki được nối lại với nhau nhờ enzim nối ligaza.
C. Xảy ra ở nhiều điểm trong mỗi phân tử ADN tạo ra nhiều đơn vị nhân đôi (tái bản).
D. Diễn ra theo nguyên tắc bổ sung.
Câu 14: Trong quá trình dịch mã, loại axit nuclêic có chức năng vận chuyển axit amin là
tARN. B. ADN. C. rARN. D. mARN.
Câu 15: Dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể nào sau đây làm tăng số lượng gen trên một nhiễm sắc thể?
A. Chuyển đoạn trên một nhiễm sắc thể. B. Lặp đoạn.
C. Đảo đoạn. D. Mất đoạn.
Câu 16: Trong quá trình dịch mã, trên một phân tử mARN thường có một số ribôxôm cùng hoạt động. Các ribôxôm này được gọi là
A. pôlinuclêôtit. B. pôlinuclêôxôm. C. pôliribôxôm. D. pôlipeptit.

Câu 18: Người mắc bệnh, hội chứng nào sau đây thuộc thể một (2n – 1)?
A. Hội chứng AIDS. B. Hội chứng Tơcnơ.
C. Bệnh hồng cầu hình liềm.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Vũ Quý Nghiễm
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)