Cau hoi theo chu de tru tinh dan gian lop 10

Chia sẻ bởi Bế Thị Thúy | Ngày 26/04/2019 | 76

Chia sẻ tài liệu: cau hoi theo chu de tru tinh dan gian lop 10 thuộc Ngữ văn 10

Nội dung tài liệu:

ĐỀ XUẤT CÂU HỎI – Môn: Văn

Tên chương/chủ đề: Chủ đề trữ tình dân gian - Lớp: 10

Giáo viên tham gia biên soạn:
- Nhóm trưởng: Lê Xuân Vũ
- Thành viên: Đặng Hoàng Diệu, Bế Thị Thu Thủy, Phan Khánh Linh, Mạc Thị Yến Nga
Trường: THPT Nguyên Bình
Huyện (đối với THCS):


TT
Câu hỏi
(Nhận biết/Thông hiểu/Vận dụng/Vận dụng cao)
Nội dung thuộc Bài/§ theo PPCT
(viết số TT của bài)
Tên bài
Nội dung câu hỏi
Hướng dẫn trả lời/đáp án

1
Nhận biết - CH1
23
Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
“Thân em như tấm lụa đào,
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai”
1.Bài ca dao thuộc loại ca dao nào?




1. Bài ca dao thuộc loại ca dao than thân.



2
Nhận biết - CH2


2. Xác định biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài ca dao?

2. Biện pháp nghệ thuật: so sánh


3
Nhận biết – CH3


3. Mô típ “Thân em ...” trong ca dao được dùng để chỉ đối tượng nào?

3. Mô típ “thân em” dùng để nói lên thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.


4
Thông hiểu - CH1


1. Nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật so sánh được sử dụng trong bài ca dao?

 1. Tác dụng của biện pháp nghệ thuật: Biện pháp nghệ thuật: so sánh: “ tấm lụa đào” -> ý thức được sắc đẹp, tuổi thanh xuân và giá trị của mình.


5
Thông hiểu - CH2


2. Nêu nội dung của bài ca dao?

 2. Nội dung bài ca dao: lời than thân của người phụ nữ trong xã hội phong kiến, họ ý thức được sắc đẹp và giá trị của mình, nhưng đồng thời cũng ý thức được số phận mong manh của mình. Thông qua bài ca dao ta thấy được nỗi lo âu, phấp phỏng của cô gái khi đến tuổi trưởng thành.


6
Thông hiểu CH3


3. Sử dụng hình ảnh “tấm lụa đào” để nói lên thân phận người phụ nữ gợi cho em suy nghĩ gì?

3. Sử dụng hình ảnh “Tấm lụa đào” để nói lên thân phận người phụ nữ cho ta thấy cô gái trong bài ca dao ý thức rất rõ về vẻ đẹp và giá trị của mình.


7
Thông hiểu - CH4


4. Em hãy sưu tầm thêm một số bài ca dao có cùng mở đầu bằng cụm từ “ thân em”.
- “ Thân em như trái bần trôi
Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu.”
- “Thân em như con cá rô thia Vào trong mắc cạn, ra ngoài mắc câu.”
- “Thân em như cây quế tiên non Trăm năm khô rụi vỏ còn dính cây” - “Thân em như củ ấu gai Ruột trong thì trắng, vỏ ngoài thì đen Ai ơi nếm thử mà xem Nếm ra mới biết rằng em ngọt bùi.”
- “Thân em như hạt gạo lắc trên sàng Thân anh như hạt lúa lép giữa đàn gà bươi.”


8
Vận dụng -CH 1


1. Viết đoạn văn ngắn (khoảng 5-7 câu) nêu cảm nhận của em về bài ca dao trên?

1. Viết đoạn văn dưới nhiều hình thức khác nhau nhưng phải đảm bảo:
- Giới thiệu được đề tài than thân trong ca dao
- Chỉ ra được giá trị nội dung và nghệ thuật của bài ca dao
- Đánh giá về vẻ đẹp của bài ca dao.


9
Vận dụng -CH2


2. Viết đoạn văn ngắn (khoảng 5-7 câu) nêu cảm nghĩ của em về thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến?

2. Viết đoạn văn dưới nhiều hình thức khác nhau nhưng phải đảm bảo:
- Giới thiệu được thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến trọng nam khinh nữ.
- Chỉ ra được giá trị nội dung và nghệ thuật thường được sử dụng trong mô típ “thân em”
- Đánh giá về vẻ đẹp những bài ca dao cùng viết về mô típ này.


10
Vận dụng cao


1. Cảm nhận của em về thân phận của người phụ nữ qua các bài ca dao mở đầu bằng “Thân em”.

I. Mở bài.
- Ca dao là tiếng tơ lòng muôn điệu, trải dài với những cung bậc cảm xúc, tâm tư và tình cảm của người lao động
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Bế Thị Thúy
Dung lượng: | Lượt tài: 4
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)