Câu hỏi sử dụng atlat trong làm bài thi TNQG

Chia sẻ bởi nguyễn văn ny | Ngày 26/04/2019 | 108

Chia sẻ tài liệu: Câu hỏi sử dụng atlat trong làm bài thi TNQG thuộc Địa lý 12

Nội dung tài liệu:

HƯỚNG DẪN GIẢI MỘT SỐ CÂU HỎI SỬ DỤNG ATLAT TRỌNG TÂM
.........................................

Câu 1. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và những kiến thức đã học, hãy trình bày và giải thích đặc điểm phân bố dân cư ở Tây Nguyên.
Hướng dẫn trả lời
Tây Nguyên là một trong những vùng có mật độ dân cư thấp nhất so với cả nước với mật độ phổ biến từ 50- 100 người/ km2
Giải thích:
- Do Tây Nguyên có địa hình cao, là vùng kinh tế chưa phát triển, hoạt động kinh tế chủ yếu là nông nghiệp và lâm nghiệp, cơ sở vật chất kĩ thuật và cơ sở hạ tầng còn hạn chế.
- Ngay trong vùng cũng có biểu hiện phân bố dân cư không đều.
+ Những nơi có mật độ đạt từ 201- 500 người/ km2 và 501- 1000 người/ km2 như các thành phố Plâyku, Buôn Ma Thuột, Đà Lạt, thị xã Bảo Lộc và vùng phụ cận.
+ Cấp từ 50- 100 người/ km2 và 101- 200 người/ km2 tập trung ở ven các đô thị và các vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm như vùng ven thành phố Buôn Ma Thuột, Đà Lạt và thị xã Bảo Lộc…
+ Cấp dưới 50 người/ km2 tại các khu vực núi cao, rừng hoặc các nơi có điều kiện khó khăn cho sản xuất, vùng núi cao phía bắc cao nguyên Lâm Viên…
Câu 2. Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày các điều kiện thuận lợi ảnh hưởng đến sản xuất cây công nghiệp và sự phân bố một số cây công nghiệp lâu năm chủ yếu của nước ta.
Hướng dẫn trả lời
a. Điều kiện thuận lợi sản xuất cây công nghiệp:
- Đất: có nhiều loại đất thích hợp nhiều loại cây công nghiệp (feralit, phù sa cổ).
- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có sự phân hoá.
- Nguồn lao động dồi dào
- Mạng lưới cơ sở chế biến
b. Sự phân bố các cây công nghiệp chủ yếu:
- Cà phê: tập trung nhiều ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Bắc trung Bộ
- Cao su: Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ
- Hồ tiêu: Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ
- Chè: Trung du và miền núi Bắc Bộ, một phần ở Tây nguyên
Câu 3. Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam, kể tên các tỉnh ở Trung du, miền núi Bắc Bộ. Trong đó tỉnh nào giáp biên giới với Trung Quốc
Hướng dẫn trả lời
Kể tên các tỉnh ở Trung Du và miền núi Bắc Bộ:
- Tây Bắc: Hoà Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu
- Đông Bắc: Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Bắc Giang, Quảng Ninh.
- Tỉnh giáp biên giới với Trung Quốc là: Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh.
Câu 4. Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày về qui mô và cơ cấu ngành của các trung tâm công nghiệp chủ yếu ở vùng Đông Nam Bộ
Hướng dẫn trả lời
- Thành phố Hồ Chí Minh: trung tâm công nghiệp lớn nhất nước, qui mô hơn 120 nghìn tỉ đồng, cơ cấu ngành công nghiệp gồm: cơ khí, luyện kim, điện tử, hoá chất, sản xuất hàng tiêu dùng, hóa dầu, tin học….
- Biên Hoà: trung tâm công nghiệp lớn, qui mô từ 40- 120 nghìn tỉ đồng, cơ cấu ngành: Cơ khí, điện tử, hoá chất, dệt…
- Vũng Tàu: trung tâm công nghiệp lớn, qui mô từ 40-120 nghìn tỉ đồng, cơ cấu ngành: Cơ khí, dầu khí, nhiệt điện, đóng tàu…
- Thủ Dầu Một: trung bình, qui mô từ 40-120 nghìn tỉ đồng, cơ cấu ngành: Cơ khí, điện tử, hoá chất…

Câu 4. Dựa vào atlat Địa Lý VN, hãy nêu đặc điểm phân bố các loại đất ở Đồng bằng sông Cửu Long. Những khó khăn chính về tự nhiên ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của vùng này.
Hướng dẫn trả lời
Đồng bằng sông Cửu Long có 3 nhóm đất chính là:
- Đất phù sa ngọt: chiếm 30% diện tích đồng bằng, phân bố dọc theo sông Tiền, sông Hậu.
- Đất phèn: chiếm khoảng 41% diện tích đồng bằng, phân bố tập trung ở Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên, trung tâm bán đảo Cà Mau
- Đất mặn: chiếm khoảng 19% diện tích đồng bằng, phân bố ven biển Đông và vịnh Thái Lan
Hạn chế về tự nhiên:
- Mùa khô kéo dài, đất phèn, mặn nhiều
- Khoáng
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: nguyễn văn ny
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)