Câu hỏi ôn tập Phần 1 Sinh 12

Chia sẻ bởi Nguyễn Văn Hiền | Ngày 08/05/2019 | 45

Chia sẻ tài liệu: Câu hỏi ôn tập Phần 1 Sinh 12 thuộc Sinh học 12

Nội dung tài liệu:

Nhiệt liệt chào mừng quý Thầy Cô
đến dự giờ


ƠN LUY?N KI?N TH?C
THI T?T NGHI?P THPT
TẬP THỂ LỚP 12C
Ở ngô, ba cặp gen không alen (A, a; B, b
và D, d) nằm trên 3 cặp NST khác nhau,
tương tác cộng gộp cùng quy định tính trạng chiều cao cây. Sự có mặt của mỗi gen trội trong kiểu gen làm cây tăng thêm 5 cm. Cho biết cây thấp nhất có chiều cao 120 cm. Kiểu gen nào sau đây là của cây có chiều cao 130 cm?
A. AABBDD
B.AaBBDD
C.AabbDd
D.aaBbdd
Có hai loài thực vật: loài A có bộ NST đơn bội
n = 19, loài B có bộ NST đơn bội n = 11. Người
ta tiến hành lai xa, kết hợp đa bội hóa thu được con lai song nhị bội của hai loài này. Câu phát biểu nào sau đây là đúng
A.Số NST và số nhóm liên kết của thể song nhị bội đều là 60
B.Số NST của thể song nhị bội là 60, số nhóm liên kết của nó là 30
C.Số NST và số nhóm liên kết của thể song nhị bội đều là 30
D.Số NST của thể song nhị bội là 30, số nhóm liên kết của nó là 60
Nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau
cơ bản giữa hoán vị gen và liên kết
hoàn toàn là do
A.hoạt động của NST trong giảm phân I
B.sự di chuyển của NST trên sự thoi vô sắc
C.sự tái tổ hợp tự do của các NST trong thụ tinh
D.sự tác động qua lại của các gen không alen.
Biết một gen quy định một tính
trạng, gen trội là trội hoàn toàn, các gen phân li độc lập và tổ hợp tự do. Theo lý thuyết, phép lai AaBBDD x AaBbDd cho tỉ lệ kiểu hình trội về cả ba cặp tính trạng ở F1 là
A.48/64
B.1/46
C.9/64
D.27/64
Trong mỗi gen mã hóa protein điển
hình, vùng mang tín hiệu khởi động và kiểm soát quá trình phiên mã là
A.vùng điều hòa
B.vùng mã hóa
C.vùng điều hòa và vùng mã hóa
D.vùng điều hòa, vùng mã hóa và vùng kết thúc
Quá trình tái bản AND ở sinh
vật nhân thực (eukaryote)
A.xảy ra kì đầu của quá trình nguyên phân
B.xảy ra trước khi tế bào bước vào giai đoạn phân chia tế bào
C.xảy ra đồng thời với quá trình dịch mã
D.xảy ra trong tế bào chất
Ở một loài màu xanh bình thường của
mạ được quy định bởi gen A trội hoàn
toàn so với màu lục quy định bởi gen lặn a. Một quần thể ngẫu phối có 10 000 cây, trong đó có 400 cây màu lục. Cấu trúc di truyền của quần thể như thế nào?
A. 0,62AA : 0,34Aa: 0,04aa
B. 0,6AA: 0,36Aa: 0,04aa
C. 0,58AA: 0,38Aa: 0,04aa
D.0,64AA: 0,32Aa: 0,04aa

Cơ chế phát sinh đột biến số lượng NST là
A.sự rối loạn quá trình tự nhân đôi của NST ở kì trung gian của chu kì tế bào
B.sự rối loạn quá trình tiếp hợp và trao đổi chéo của NST ở kì trước của giảm phân I
C.cấu trúc NST bị phá vỡ do các tác nhân gây đột biến trong ngoại cảnh hoặc trong tế bào
D.sự phân li không bình thường của một hay nhiều cặp NST ở kì sau của quá trình phân bào.
Nội dung nào sau đây không đúng khi nói về
đột biến đảo đoạn NST?
A. Đột biến đảo đoạn NST có thể không làm cho nhóm gen liên kết bị thay đổi về số lượng và thành phần gen
B.Đoạn NST bị đảo có thể chứa hoặc không chứa tâm động
C.Đảo đoạn NST góp phần làm tăng cường sự sai khác giữa các NST tương ứng của các nòi trong loài
D.Đoạn NST bị đảo phải nằm ở đầu cánh hay giữa NST và không mang tâm động
Ở bò, AA quy định lông đỏ, Aa
quy định lông khoang, aa quy định
lông trắng. Một quần thể bò có 4169 con lông đỏ, 3780 con lông khoang, 756 con lông trắng. Tần số tương đối của các alen trong quần thể như thế nào?
A. p(A) = 0,7 và q(a) = 0,3
B. p(A) = 0,6 và q(a) = 0,4
C. p(A) = 0,5 và q(a) = 0,5
D. p(A) = 0,4 và q(a) = 0,6
Ở thế hệ P:100% Aa, qua 5 thế hệ tự thụ phấn thì thành phần kiểu gen ở F5 như thế nào?
A. (1/2)5
B. 1 – (1/2)5
C. 1 – (1/2)5
D. [1 – (1/2)2]: 2
Bản chất của định luật
Hacdi – Vanbec là
A. sự ngẫu phối diễn ra
B. tần số tương đối của các alen không đổi
C. tần số tương đối của các kiểu gen không đổi
D. có những điều kiện nhất định
Định Hacđi – Vanbec
phản ánh
A. sự mất ổn định của tần số các alen trong quần thể
B. sự ổn định của tần số tương đối các alen trong quần thể
C. sự cân bằng di truyền trong quần thể
D. trạng thái động của quần thể
Thành phần kiểu gen của
một quần thể ngẫu phối có tính chất
A. đặc trưng và không ổn định
B. đặc trưng và ổn định
C. không đặc trưng nhưng ổn định
D. không đặc trưng và không ổn định
Điều kiện quan trọng nhất
để định luật Hacđi – Vanbec nghiệm đúng là
A. quần thể có số lượng cá thể lớn
B. quần thể giao phối ngẫu nhiên
C. không có chọn lọc
D. không có đột biến
Ý nghĩa nào dưới đây không phải là
định luật Hacđi – vanbec?
A. Giải thích trong thiên nhiên có những quần thể đã được duy trì ổn định qua thời gian dài
B. Phản ánh trạng thái động của quần thể, giải thích cơ sở của sự tiến hóa
C. Có thể suy ra tỉ lệ kiểu gen và tần số tương đối của các alen từ tỉ lệ các loại kiểu hình
D. Từ tỉ lệ cá thể có biểu hiện tính trạng lặn đột biến có thể suy ra được tần số của alen lặn đột biến đó trong quần thể.
Tần số tương đối của alen a ở
quần thể I là 0,3; còn ở quần thể II là 0,4. Vậy tỉ lệ dị hợp tử của quần thể I so với quần thể II như thế nào?
A. Tỉ lệ dị hợp tử của quần thể I lớn hơn nhiều
B. Tỉ lệ dị hợp tử của quần thể I không lớn hơn nhiều
C. Tỉ lệ dị hợp tử của 2 quần thể bằng nhau
D.Tỉ lệ dị hợp tử của quần thể I nhỏ hơn.
Ở người bệnh bạch tạng do
gen d gây ra. Những người
bạch tạng được gặp với tỉ lệ 1/20 000.Tỉ lệ phần trăm số người mang gen bạch tạng ở thể dị hợp trong quần thể là bao nhiêu?
A. 1%
B. 1,2%
C. 1,4%
D. 1,6%
Ý nào không phải là điều
kiện nghiệm đúng của định
luật Hacdi – Vanbec?
A. Các loại giao tử có sức sống ngang nhau
B. Các hợp tử có sức sống như nhau
C. Sự giao phối diễn ra không ngẫu nhiên
D. Không có đột biến và chọn lọc
Phương pháp tính tần số
alen trong quần thể với
trường hợp trội không hoàn toàn là
A. dựa vào tỉ lệ các kiểu hình
B. chỉ dựa vào tỉ lệ kiểu hình trội
C. chỉ dựa vào tỉ lệ kiểu hình lặn
D. chỉ dựa vào tỉ lệ kiểu hình trung gian
THE END
Xin chân thành cám ơn
Quý thầy cô đã đến dự!
LUÔN VUI VÀ HẠNH PHÚC
CHÚC QUÝ THẦY CÔ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Văn Hiền
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)