Cau hoi on tâp chuong 2 cơ sơ sinh thai

Chia sẻ bởi lê dũng | Ngày 27/04/2019 | 181

Chia sẻ tài liệu: cau hoi on tâp chuong 2 cơ sơ sinh thai thuộc Giáo dục công dân

Nội dung tài liệu:

NHÂN TỐ SINH THÁI

1. KHÁI NIỆM

Câu 1. Phát biểu không đúng về môi trường sống của sinh vật là:
A. Phần không gian bao gồm tất cả các yếu tố ở chung quanh sinh vật.
B. Các yếu tố cấu tạo nên môi trường trực tiếp tác động lên sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật.
C. Các yếu tố cấu tạo nên môi trường có thể gián tiếp tác động lên sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật.
D. Tất cả các loài sinh vật đều có chung một môi trường sống.

Câu 2. Các loại môi trường sống chủ yếu của sinh vật gồm:
A. Môi trường đất, môi trường nước, môi trường không khí, môi trường sinh vật.
B. Môi trường đất, môi trường nước, môi trường không khí.
C. Môi trường đất, môi trường trên cạn, môi trường nước.
D. Môi trường trên cạn, môi trường dưới nước, môi trường sinh vật.

Câu 3. Thế nào là nhân tố sinh thái?
A. Đó là những yếu tố bao quanh sinh vật và có tác động trực tiếp đến đời sống sinh vật.
B. Đó là những yếu tố của môi trường tác động và chi phối đến đời sống sinh vật.
C. Đó là những yếu tố chung nhất của môi trường có tác động và chi phối đến đời sống sinh vật.
D. Đó là những yếu tố bao quanh sinh vật và ít có tác động gián tiếp đến đời sống sinh vật.

Câu 4. Các nhân tố sinh thái được chia thành:
A. Các nhân tố tự nhiên và các nhân tố xã hội.
B. Các nhân tố khí hậu, các nhân tố thủy văn và các nhân tố đất đai.
C. Các nhân tố vô sinh và các nhân tố hữu sinh.
D. Các nhân tố bên ngoài và các nhân tố bên trong.

Câu 5. Tác động của các nhân tố sinh thái lên cơ thể sinh vật không phụ thuộc vào:
A. Bản chất của nhân tố (nhiệt, ẩm, ánh sáng...).
B. Cường độ và liều lượng của nhân tố.
C. Hình thức tác động (liên tục, gián đoạn) và thời gian tác động.
D. Giới hạn chịu đựng của sinh vật.

Câu 6. Đối với mỗi nhân tố sinh thái thì khoảng thuận lợi (khoảng cực thuận) là khoảng giá trị của nhân tố sinh thái mà ở đó sinh vật :
A. Phát triển thuận lợi nhất.
B. Có sức sống trung bình.
C. Có sức sống giảm dần.
D. Có sức sống tỉ lệ nghịch với số lượng cá thể.

Câu 7. Đối với mỗi nhân tố sinh thái thì khoảng thuận lợi (khoảng cực thuận) là khoảng giá trị của nhân tố sinh thái mà ở đó sinh vật :
A. Phát triển thuận lợi nhất.
B. Có sức sống trung bình.
C. Có sức sống giảm dần.
D. Chết hàng loạt.

2. NHIỆT ĐỘ

Câu 8. Căn cứ vào ảnh hưởng của nhiệt độ đối với cơ thể, thực vật được xếp vào loại sinh vật:
A. Biến nhiệt.
B. Đẳng nhiệt.
C. Hằng nhiệt.
D. Đồng nhiệt.

Câu 9. Phát biểu nào sau đây không đúng về ảnh hưởng của nhiệt độ đến các đặc điểm của sinh vật :
A. Động vật đẳng nhiệt có kích thước lớn hơn khi ở vùng vĩ độ cao.
B. Nhiệt độ có ảnh hưởng đến cường độ các quá trình sinh lí trong cơ thể sinh vật.
C. Động vật biến nhiệt chỉ phát triển được trong một giới hạn nhiệt độ nhất định gọi là ngưỡng nhiệt phát triển.
D. Động vật đẳng nhiệt ở vùng vĩ độ thấp có các phần nhô ra của cơ thể thu nhỏ lại so với ở vùng vĩ độ cao.

Câu 10: Nhiều loài cây trồng nhiệt đới quang hợp tốt nhất ở 20oC đến 30oC. Nhìn chung, khi nhiệt độ xuống dưới 0oC và cao hơn 40oC, cây ngừng quang hợp. Khoảng giá trị từ 20oC đến 30oC được gọi là:
A. Khoảng chống chịu.
B. Giới hạn dưới.
C. Khoảng thuận lợi.
D. Giới hạn sinh thái về nhiệt độ.

Câu 11. So với những loài tương tự sống ở vùng nhiệt đới ấm áp, động vật đẳng nhiệt sống ở vùng ôn đới (nơi có khí hậu lạnh) thường có:
A. tỉ số giữa diện tích bề mặt cơ thể với thể tích cơ thể tăng, góp phần hạn chế sự toả nhiệt của cơ thể
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: lê dũng
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)