Câu hỏi học liệu mở văn 6 13-14
Chia sẻ bởi Hoàng Thị Phượng |
Ngày 17/10/2018 |
18
Chia sẻ tài liệu: Câu hỏi học liệu mở văn 6 13-14 thuộc Ngữ văn 6
Nội dung tài liệu:
CÂU HỎI HỌC LIỆU MỞ MÔN NGỮ VĂN 6.
Năm học 2013-2014
GV Hoàng Thị Phượng
Câu 1 Truyện Thánh Gióng có mấy sự việc? Đó là những sự việc nào?
Câu 2: Hãy nêu các chi tiết đặc sắc trong truyện Thánh Gióng và nói rõ ý nghĩa của các chi tiết đó?
Câu 3: Ông cha ta đã sáng tạo ra người anh hùng Thánh Gióng nhằm thể hiện ước mơ gì?
Câu 4: Tại sao sức mạnh bảo vệ đất nước, chống giặc xâm lăng lại được đặt vào tay cậu bé Gióng mới có 3 tuổi?
Câu 5: Nêu ý nghĩa của hình tượng Thánh Gióng? Tại sao truyện Thánh Gióng là truyền thuyết?
Câu 6: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi?
Bấy giờ có giặc Ân đến xâm phạm bờ cõi nước ta. Thế giặc mạnh, nhà vua lo sợ, bèn sai sứ giả đi khắp nơi rao tìm người tài giỏi cứu nước. Đứa bé nghe tiếng rao, bỗng dưng cất tiếng nói: “Mẹ ra mời sứ giả vào đây”. Sứ giả vào, đứa bé bảo: “Ông về tâu với vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này”. Sứ giả vừa kinh ngạc, vừa mừng rỡ, vội vàng về tâu vua. Nhà vua truyền cho thợ ngày đêm làm gấp những vật chú bé dặn.
a. Đoạn văn kể về sự việc gì? Sự việc đó được làm rõ bởi những chi tiết nào? Mối quan hệ giữa các chi tiết đó ra sao?
b. Theo em chi tiết nào quan trọng trong sự việc kể trên? Chi tiết đó có ý nghĩa gì và giữ vai trò như thế nào đối với sự phát triển của câu chuyện?
c. Đoạn văn có những từ nào là từ mượn? Mượn của ngôn ngữ nào? Thử tìm trong tiếng Việt những từ có thể thay cho những từ mượn trên mà ý nghĩa không đổi?
Câu 7: Nhân vật chính là nhân vật như thế nào? Trong các nhân vật Sơn Tinh, Tủy Tinh, Hùng Vương thứ mười tám, Mị Nương, ai là nhân vật chính của truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh? Vì sao? Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh, nhân vật là thần nhưng tại sao có thể xếp vào thể loại truyền thuyết?
Câu 8: Trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh chi tiết: “Nước sông dâng bao nhiêu đồi núi cao lên bấy nhiêu bấy nhiêu” có ý nghĩa gì?
Câu 9: Nêu ý nghĩa của các truyền thuyết đã học?
Câu 10: Trong các truyền thuyết đã học em thích nhân vật nào nhất ? Vì sao ?
Câu 11: Đoạn văn sau kể về cuộc gặp gỡ giữa Lí Thông và Thạch Sanh:
Một hôm, có người hàng rượu tên là Lý Thông đi qua đó. Thấy Thạch Sanh gánh về một gánh củi lớn, hắn nghĩ bụng: “Người này khỏe như voi. Nó về ở cùng thì lợi biết bao nhiêu”. Lí Thông lân la gợi chuyện, rồi gạ cùng Thạch Sanh kết nghĩa anh em. Sớm mồ côi cha mẹ, tứ cố vô thân, nay có người săn sóc đến mình, Thạch Sanh cảm động, vui vẻ nhận lời. Chàng từ giã gốc đa đến sống với mẹ con Lí Thông.
a. Hãy xác định trong đoạn văn đó: lời văn giới thiệu nhân vật, lời văn kể hành động, lời văn kể việc, lời văn kể tâm trạng nhân vật?
b. Đoạn văn trên giúp em hiểu gì về bản chất hai nhân vật Lí Thông và Thạch Sanh?
Câu 12: Hãy kể lại cảnh Thạch Sanh dùng cây đàn và niêu cơm thần lui quân mười tám nước chư hầu theo tưởng tượng của em?
Câu 13: Cuộc đời dũng sĩ Thạch Sanh là một chuỗi thử thách. Những thử thách luôn gắn liền với chiến công. Hãy ghi lại điều đó theo bảng sau:
Thử thách
Chiến công
Câu 14: Trong truyện Thạch Sanh, cung tên vàng và cây đàn thần là những vật thần kì có vai trò và ý nghĩa như thế nào trong câu chuyện?
Câu 15: Em có nhận xét gì về tính chất và mức độ của các lần thách đố trong truyện Em bé thông minh?
Câu 16: Căn cứ vào bố cục truyện Em bé thông minh, hãy viết lại các sự việc chính của truyện. Trong truyện, việc em bé giúp vua giải được câu đố của sứ thần ngoại quốc có ý nghĩa gì ?
Câu 17: Viết một đoạn văn ngắn nói về những suy nghĩ của em sau khi học xong truyện Em bé thông minh.
Câu 18: So sánh sự giống và khác nhau giữa truyền thuyết với truyện cổ tích; truyện ngụ ngôn với truyện cười? Kể tên các truyện đã học theo từng thể loại?
Câu 19:
Năm học 2013-2014
GV Hoàng Thị Phượng
Câu 1 Truyện Thánh Gióng có mấy sự việc? Đó là những sự việc nào?
Câu 2: Hãy nêu các chi tiết đặc sắc trong truyện Thánh Gióng và nói rõ ý nghĩa của các chi tiết đó?
Câu 3: Ông cha ta đã sáng tạo ra người anh hùng Thánh Gióng nhằm thể hiện ước mơ gì?
Câu 4: Tại sao sức mạnh bảo vệ đất nước, chống giặc xâm lăng lại được đặt vào tay cậu bé Gióng mới có 3 tuổi?
Câu 5: Nêu ý nghĩa của hình tượng Thánh Gióng? Tại sao truyện Thánh Gióng là truyền thuyết?
Câu 6: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi?
Bấy giờ có giặc Ân đến xâm phạm bờ cõi nước ta. Thế giặc mạnh, nhà vua lo sợ, bèn sai sứ giả đi khắp nơi rao tìm người tài giỏi cứu nước. Đứa bé nghe tiếng rao, bỗng dưng cất tiếng nói: “Mẹ ra mời sứ giả vào đây”. Sứ giả vào, đứa bé bảo: “Ông về tâu với vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này”. Sứ giả vừa kinh ngạc, vừa mừng rỡ, vội vàng về tâu vua. Nhà vua truyền cho thợ ngày đêm làm gấp những vật chú bé dặn.
a. Đoạn văn kể về sự việc gì? Sự việc đó được làm rõ bởi những chi tiết nào? Mối quan hệ giữa các chi tiết đó ra sao?
b. Theo em chi tiết nào quan trọng trong sự việc kể trên? Chi tiết đó có ý nghĩa gì và giữ vai trò như thế nào đối với sự phát triển của câu chuyện?
c. Đoạn văn có những từ nào là từ mượn? Mượn của ngôn ngữ nào? Thử tìm trong tiếng Việt những từ có thể thay cho những từ mượn trên mà ý nghĩa không đổi?
Câu 7: Nhân vật chính là nhân vật như thế nào? Trong các nhân vật Sơn Tinh, Tủy Tinh, Hùng Vương thứ mười tám, Mị Nương, ai là nhân vật chính của truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh? Vì sao? Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh, nhân vật là thần nhưng tại sao có thể xếp vào thể loại truyền thuyết?
Câu 8: Trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh chi tiết: “Nước sông dâng bao nhiêu đồi núi cao lên bấy nhiêu bấy nhiêu” có ý nghĩa gì?
Câu 9: Nêu ý nghĩa của các truyền thuyết đã học?
Câu 10: Trong các truyền thuyết đã học em thích nhân vật nào nhất ? Vì sao ?
Câu 11: Đoạn văn sau kể về cuộc gặp gỡ giữa Lí Thông và Thạch Sanh:
Một hôm, có người hàng rượu tên là Lý Thông đi qua đó. Thấy Thạch Sanh gánh về một gánh củi lớn, hắn nghĩ bụng: “Người này khỏe như voi. Nó về ở cùng thì lợi biết bao nhiêu”. Lí Thông lân la gợi chuyện, rồi gạ cùng Thạch Sanh kết nghĩa anh em. Sớm mồ côi cha mẹ, tứ cố vô thân, nay có người săn sóc đến mình, Thạch Sanh cảm động, vui vẻ nhận lời. Chàng từ giã gốc đa đến sống với mẹ con Lí Thông.
a. Hãy xác định trong đoạn văn đó: lời văn giới thiệu nhân vật, lời văn kể hành động, lời văn kể việc, lời văn kể tâm trạng nhân vật?
b. Đoạn văn trên giúp em hiểu gì về bản chất hai nhân vật Lí Thông và Thạch Sanh?
Câu 12: Hãy kể lại cảnh Thạch Sanh dùng cây đàn và niêu cơm thần lui quân mười tám nước chư hầu theo tưởng tượng của em?
Câu 13: Cuộc đời dũng sĩ Thạch Sanh là một chuỗi thử thách. Những thử thách luôn gắn liền với chiến công. Hãy ghi lại điều đó theo bảng sau:
Thử thách
Chiến công
Câu 14: Trong truyện Thạch Sanh, cung tên vàng và cây đàn thần là những vật thần kì có vai trò và ý nghĩa như thế nào trong câu chuyện?
Câu 15: Em có nhận xét gì về tính chất và mức độ của các lần thách đố trong truyện Em bé thông minh?
Câu 16: Căn cứ vào bố cục truyện Em bé thông minh, hãy viết lại các sự việc chính của truyện. Trong truyện, việc em bé giúp vua giải được câu đố của sứ thần ngoại quốc có ý nghĩa gì ?
Câu 17: Viết một đoạn văn ngắn nói về những suy nghĩ của em sau khi học xong truyện Em bé thông minh.
Câu 18: So sánh sự giống và khác nhau giữa truyền thuyết với truyện cổ tích; truyện ngụ ngôn với truyện cười? Kể tên các truyện đã học theo từng thể loại?
Câu 19:
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Hoàng Thị Phượng
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)