Câu hỏi, đáp án Ngữ Văn 6, 7

Chia sẻ bởi Trường Thcs Tân Thanh Tây | Ngày 17/10/2018 | 45

Chia sẻ tài liệu: Câu hỏi, đáp án Ngữ Văn 6, 7 thuộc Ngữ văn 6

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GD&ĐT MỎ CÀY BẮC
TRƯỜNG THCS TÂN THANH TÂY

NGÂN HÀNG CÂU HỎI MÔN NGỮ VĂN 6 (HKII)

Câu hỏi nhận biết: (3 câu)
Câu 1: Nhân hóa là gì ? các kiểu nhân hóa ?
Nhân hóa là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật ……bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người; làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật….trở nên gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người.
3 kiểu nhân hóa : Dùng từ ngữ gọi người để gọi vật; Dùng từ ngữ chỉ tính chất, hoạt động của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật; Trò chuyện xưng hô với vật như với người.
Câu 2: So là gì ? các kiểu so sánh ?
So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự điễn đạt.
Có hai kiểu so sánh là so sánh ngang bằng và so sánh không ngang bằng.
Câu 3 : Chép thuộc lòng năm khổ thơ đầu của bài thơ "Đêm nay Bác không ngủ".
Chép chính xác từng chữ. Sai một chữ =sai cả câu =sai 2 lỗi chính tả.
Câu 4 : Chép thuộc lòng năm khổ thơ đầu của bài thơ "".
Chép chính xác từng chữ. Sai một chữ =sai cả câu =sai 2 lỗi chính tả.
Câu 5 : Em hãy nêu ý nghĩa cơ bản của bài "Vượt thác"?
Nêu được nội dung ý nghĩa của văn bản: “Vượt thác” là bài ca về thiên nhiên, đất nước quê hương, về lao động; từ đó đã kín đáo nói lên tình yêu đất nước, dân tộc của nhà văn.
B. Câu hỏi thông hiểu : (5 câu)
Câu 6: Trong các câu sau, câu nào dùng phép ẩn dụ? Câu nào dùng phép hoán dụ ? Chỉ ra điểm giống nhau và khác nhau giữa ẩn dụ với hoán dụ.
a) Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm. (Hoàng Trung Thông)
b) Về thăm nhà Bác làng Sen
Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng. (Tố Hữu)
c) Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao. (Ca dao)
d) Thuyền về có nhớ bến chăng ?
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền. (Ca dao)
Xác định a,c – hoán dụ, b,d – ẩn dụ, nêu điểm giống (gọi tên A = tên B), nêu điểm khác : A, B trong ẩn dụ có nét giống nhau, trong hoán dụ có quan hệ gần gũi.
Câu 7: Trong văn bản “Bài học đường đời đầu tiên”, hình ảnh Dế Mèn được miêu tả như thế nào ?
Trình bày được những đặc điểm nổi bật của nhân vật trong văn bản về ngoại hình, hành động, tính cách -> nhận xét chung. (Mỗi đặc điểm nêu từ 3 chi tiết trở lên, có nhận xét khái quát)
Câu 8 : Thầy Ha- men trong “Buổi học cuối cùng” là người như thế nào ?
Đánh giá nhân vật qua văn bản được học hợp lí: là người yêu nước, yêu tiếng nói dân tộc,...
Câu 9: Hai văn bản ‘’Sông nước Cà Mau” và ‘’Vượt thác” có những điểm nào giống nhau?
Đều tả cảnh thiên nhiên sông nước từ điểm nhìn trên con thuyền đang di chuyển; đều vận dụng biện pháp so sánh trong miêu tả...
Câu 10: Ở nhân vật Lượm, điều gì làm em yêu quý nhất?
Nêu tự do theo một số điểm : gan dạ, hồn nhiên, nhanh nhẹn, tinh thần trách nhiệm,...
C. Câu hỏi vận dụng thấp : (2 câu)
Câu 11: Viết câu trần thuật đơn để giới thiệu về một nhân vật đã học ở HKII.
Câu đúng cấu trúc (một cụm C-V), đúng mục đích (giới thiệu), đối tượng (nhân vật được học ở HKII)
Câu 12: Viết câu trần thuật đơn có từ là để giới thiệu về một nhân vật đã học ở HKII.
Câu đúng cấu trúc (một cụm C-V, có từ là trước VN), đúng mục đích (giới thiệu), đối tượng (nhân vật được học ở HKII)
Câu 13: Viết câu trần thuật đơn để đánh giá về một văn bản đã học ở HKII.
Câu đúng cấu trúc (một cụm C-V), đúng mục đích (đánh giá), đối tượng(văn bản đã học ở HKII)
Câu 14: Viết câu miêu tả một loài cây có dùng phép nhân hóa.
Câu đúng ngữ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)