Câu hỏi đại học
Chia sẻ bởi Đinh Thị Thành |
Ngày 26/04/2019 |
46
Chia sẻ tài liệu: câu hỏi đại học thuộc Lịch sử 12
Nội dung tài liệu:
Câu 1: Anh (chị) hãy phân tích những chuyển biến của nền kinh tế Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất.
Trả lời
Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, nền kinh tế Việt Nam có những chuyển biến mạnh mẽ do ảnh hưởng của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp.
Cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất, tuy là nước thắng trận nhưng nước Pháp bị chiến tranh tàn phá nặng nề. Nền kinh tế công thương nghiệp và giao thông vận tải bị sa sút nghiêm trọng. Không những thế Pháp còn trở thành con nợ lớn của Mĩ. Vì vậy, để bù đắp lại những thiệt hại do chiến tranh gây ra, một mặt thực dân Pháp đẩy mạnh việc bóc lột nhân dân trong nước. Mặt khác, chúng tăng cường khai thác thuộc địa trong đó có Đông Dương.
Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Đông Dương được tiến hành ngay sau khi chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc kéo dài cho đến trước cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929- 1933). So với cuộc khai thác lần thứ nhất, cuộc khai thác lần này tăng cả về quy mô và mức độ. Chỉ trong vòng 6 năm cuối (1924- 1929) tổng vốn đầu tư đã tăng gấp 6 lần so với 20 năm trước chiến tranh (1898-1918), trong đó hai ngành được đầu tư mạnh nhất là nông nghiệp và công nghiệp.
Trong nông nghiệp: thực dân Pháp tiếp tục đẩy mạnh chính sách cướp ruộng đất lập đồn điền. Chỉ riêng năm 1927, số vốn đầu tư vào nông nghiệp đã lên tới 400tr phrăng, gấp 10 lần trước chiến tranh. Diện tích trồng cao su tăng nhanh từ 15000ha (1718) lên 78620ha (1930). Các công ty cao su cũng ra đời: công ty Đất đỏ, công ty trồng trọt cây nhiệt đới, công ty Mítsơlanh…
Trong công nghiệp: thực dân Pháp đẩy mạnh khai thác mỏ, nhất là than, thiếc, kẽm và xây dựng các cơ sở chế biến. Hàng loạt các công ty than được mở rộng và xây dựng mới: công ty Hạ Long, Công ty Đông Triều, công ty Tuyên Quang…Các xí nghiệp chế biến rượu, giấy, gỗ, xay xát…và các dịch vụ công nghiệp phục vụ cho nhu cầu của bọn thực dân được củng cố. Hầu như thực dân Pháp không đầu tư vào các nghành công nghiệp cơ khí, chế tạo nhằm kìm hãm sự phát triển của nền công nghiệp thuộc địa.
Về thương nghiệp: cả nội thương và ngoại thương đều phát triển nhưng hoàn toàn do thực dân Pháp độc quyền thao túng. Chính sách của Pháp là đánh thuế nặng hàng hóa của các nước khác nhập vào Đông Dương, do vậy hàng hóa nhập từ Pháp vào Đông Dương chiếm tới 63% thị phần. Nội thương thì thực hiện mua bán bất bình đẳng, mua với giá rẻ mạt, bán với giá cắt cổ.
Về giao thông vận tải: thực dân Pháp quan tâm mở mang phát triển giao thông nhằm phục vụ cho nhu cầu của cuộc khai thác. Cả đường bộ, đường sắt và đường thủy đều phát triển. Các tuyến đường sắt quan trọng là Hà Nội- Lạng Sơn, Hà Nội - Hải Phòng, Vinh - Đông Hà. Chiều dài đường sắt lên tới hơn 2500km. các bến cảng được mở rộng và xây dựng mới: Hải Phòng, Sài Gòn, Bến Thủy, Đà nẵng. Ngoài việc để thuận tiện cho vận chuyển hàng hóa, thực dân Pháp mở mang giao thông còn nhằm mục đích quân sự, cơ động trong việc huy động lực lượng đàn áp các cuộc đấu tranh của nhân dân ta.
Về tài chính: Ngân hàng Đông Dương độc quyền chỉ huy và chi phối nền kinh tế Đông Dương. Song song với việc đầu tư, thực dân Pháp còn vơ vét, bóc lột nhân dân ta bằng đủ các thứ thuế trực thu và gián thu: thuế rượu, thuế muối, thuế thân…hết sức vô lí. Điều đó đã khiến cho ngân sách Đông Dương tăng gấp đôi chỉ trong 10 năm sau chiến tranh.
Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp đã làm cho quan hệ tư bản chủ nghĩa phát triển thêm ở Đông Dương. Tuy nhiên, điều đó chỉ diễn ra cục bộ ở số ít các trung tâm. Về cơ bản nền kinh tế nước ta ngày càng kiệt quệ, què quặt, lệ thuộc chặt chẽ vào nền kinh tế Pháp, trở thành thị trường tiêu thụ hàng hóa của tư bản Pháp.
Như vậy, do ảnh hưởng của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp, nền kinh tế nước ta sau chiến tranh thế giới thứ nhất đã có những chuyển biến mạnh mẽ. Từ những chuyển biến kinh tế đã kéo theo những chuyển biến về mặt xã hội, đại bộ phận nhân dân Việt Nam phải chịu ách áp bức, bóc lột nặng nề của thực dân Pháp. Chính vì vậy sau chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào đấu tranh chống đế quốc xâm lược của nhân dân ta tiếp
Trả lời
Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, nền kinh tế Việt Nam có những chuyển biến mạnh mẽ do ảnh hưởng của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp.
Cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất, tuy là nước thắng trận nhưng nước Pháp bị chiến tranh tàn phá nặng nề. Nền kinh tế công thương nghiệp và giao thông vận tải bị sa sút nghiêm trọng. Không những thế Pháp còn trở thành con nợ lớn của Mĩ. Vì vậy, để bù đắp lại những thiệt hại do chiến tranh gây ra, một mặt thực dân Pháp đẩy mạnh việc bóc lột nhân dân trong nước. Mặt khác, chúng tăng cường khai thác thuộc địa trong đó có Đông Dương.
Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Đông Dương được tiến hành ngay sau khi chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc kéo dài cho đến trước cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929- 1933). So với cuộc khai thác lần thứ nhất, cuộc khai thác lần này tăng cả về quy mô và mức độ. Chỉ trong vòng 6 năm cuối (1924- 1929) tổng vốn đầu tư đã tăng gấp 6 lần so với 20 năm trước chiến tranh (1898-1918), trong đó hai ngành được đầu tư mạnh nhất là nông nghiệp và công nghiệp.
Trong nông nghiệp: thực dân Pháp tiếp tục đẩy mạnh chính sách cướp ruộng đất lập đồn điền. Chỉ riêng năm 1927, số vốn đầu tư vào nông nghiệp đã lên tới 400tr phrăng, gấp 10 lần trước chiến tranh. Diện tích trồng cao su tăng nhanh từ 15000ha (1718) lên 78620ha (1930). Các công ty cao su cũng ra đời: công ty Đất đỏ, công ty trồng trọt cây nhiệt đới, công ty Mítsơlanh…
Trong công nghiệp: thực dân Pháp đẩy mạnh khai thác mỏ, nhất là than, thiếc, kẽm và xây dựng các cơ sở chế biến. Hàng loạt các công ty than được mở rộng và xây dựng mới: công ty Hạ Long, Công ty Đông Triều, công ty Tuyên Quang…Các xí nghiệp chế biến rượu, giấy, gỗ, xay xát…và các dịch vụ công nghiệp phục vụ cho nhu cầu của bọn thực dân được củng cố. Hầu như thực dân Pháp không đầu tư vào các nghành công nghiệp cơ khí, chế tạo nhằm kìm hãm sự phát triển của nền công nghiệp thuộc địa.
Về thương nghiệp: cả nội thương và ngoại thương đều phát triển nhưng hoàn toàn do thực dân Pháp độc quyền thao túng. Chính sách của Pháp là đánh thuế nặng hàng hóa của các nước khác nhập vào Đông Dương, do vậy hàng hóa nhập từ Pháp vào Đông Dương chiếm tới 63% thị phần. Nội thương thì thực hiện mua bán bất bình đẳng, mua với giá rẻ mạt, bán với giá cắt cổ.
Về giao thông vận tải: thực dân Pháp quan tâm mở mang phát triển giao thông nhằm phục vụ cho nhu cầu của cuộc khai thác. Cả đường bộ, đường sắt và đường thủy đều phát triển. Các tuyến đường sắt quan trọng là Hà Nội- Lạng Sơn, Hà Nội - Hải Phòng, Vinh - Đông Hà. Chiều dài đường sắt lên tới hơn 2500km. các bến cảng được mở rộng và xây dựng mới: Hải Phòng, Sài Gòn, Bến Thủy, Đà nẵng. Ngoài việc để thuận tiện cho vận chuyển hàng hóa, thực dân Pháp mở mang giao thông còn nhằm mục đích quân sự, cơ động trong việc huy động lực lượng đàn áp các cuộc đấu tranh của nhân dân ta.
Về tài chính: Ngân hàng Đông Dương độc quyền chỉ huy và chi phối nền kinh tế Đông Dương. Song song với việc đầu tư, thực dân Pháp còn vơ vét, bóc lột nhân dân ta bằng đủ các thứ thuế trực thu và gián thu: thuế rượu, thuế muối, thuế thân…hết sức vô lí. Điều đó đã khiến cho ngân sách Đông Dương tăng gấp đôi chỉ trong 10 năm sau chiến tranh.
Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp đã làm cho quan hệ tư bản chủ nghĩa phát triển thêm ở Đông Dương. Tuy nhiên, điều đó chỉ diễn ra cục bộ ở số ít các trung tâm. Về cơ bản nền kinh tế nước ta ngày càng kiệt quệ, què quặt, lệ thuộc chặt chẽ vào nền kinh tế Pháp, trở thành thị trường tiêu thụ hàng hóa của tư bản Pháp.
Như vậy, do ảnh hưởng của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp, nền kinh tế nước ta sau chiến tranh thế giới thứ nhất đã có những chuyển biến mạnh mẽ. Từ những chuyển biến kinh tế đã kéo theo những chuyển biến về mặt xã hội, đại bộ phận nhân dân Việt Nam phải chịu ách áp bức, bóc lột nặng nề của thực dân Pháp. Chính vì vậy sau chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào đấu tranh chống đế quốc xâm lược của nhân dân ta tiếp
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Đinh Thị Thành
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)