CÂU GIẢ ĐỊNH

Chia sẻ bởi Lê Hồng Phúc | Ngày 11/10/2018 | 27

Chia sẻ tài liệu: CÂU GIẢ ĐỊNH thuộc Tư liệu tham khảo

Nội dung tài liệu:

Câu giả định

 Là loại câu đối tượng thứ nhất muốn đối tượng thứ hai làm một việc gì nhưng làm hay không còn phụ thuộc vào người thứ hai.
 Trong câu bắt buộc phải có that trừ một số trường hợp.

1. Dùng với would rather that
 Ngữ pháp hiện đại ngày nay đặc biệt là ngữ pháp Mỹ cho phép dùng would rather mà không cần dùng
that trong loại câu này.
We would rather (that) he not take this train.

2. Dùng với động từ.
 Bảng 1/183. Là những động từ đòi hỏi mệnh đề đằng sau nó phải ở dạng giả định và trong câu bắt buộc phải có that nếu nó diễn đạt ý trên.

advise
demand
prefer
require

ask
insist
propose
stipulate

command
move
recommend
suggest

decree
order
request
urge


 Động từ sau chủ ngữ 2 ở dạng nguyên thể không chia bỏ to.
 Nếu muốn thành lập thể phủ định đặt not sau chủ ngữ 2 trước nguyên thể bỏ to.
The doctor suggested that his patient stop smoking.

 Nếu bỏ that đi thì chủ ngữ 2 sẽ trở về dạng tân ngữ và động từ sau nó trở về dạng nguyên thể có to,
câu mất tính chất giả định. Trở thành một dạng mệnh lệnh thức gián tiếp.
 Trong ngữ pháp Anh-Anh đằng trước động từ ở mệnh đề 2 thường có should, người Anh chỉ bỏ should
khi nó là động từ to be nhưng ngữ pháp Anh-Mỹ không dùng should cho toàn bộ động từ đằng sau.

3. Dùng với tính từ.
 Bảng 1/184 là một số các tính từ đòi hỏi mệnh đề sau nó phải ở dạng giả định, trong câu bắt buộc phải có that và động từ sau chủ ngữ 2 ở dạng nguyên thể bỏ to.

advised
necessary
recommended
urgent

important
obligatory
required
imperative

mandatory
proposed
suggested



 Lưu ý rằng trong bảng này có một số tính từ là phân từ 2 cấu tạo từ các động từ ở bảng 1/183.
 Nếu muốn cấu tạo phủ định đặt not sau chủ ngữ 2 trước nguyên thể bỏ to.


It + be + adj + that + S + [verb in simple form]

Ex1: It is necessary that he find the books.
Ex2: It has been proprosed that we change the topic.

 Nếu bỏ that đi thì chủ ngữ 2 sẽ biến thành tân ngữ sau giới từ for, động từ trở về dạng nguyên thể có
to và câu mất tính chất giả định trở thành dạng mệnh lệnh thức gián tiếp.
Lưu ý:
 Câu giả định dùng với 2 loại trên thường được dùng trong các văn bản hoặc thư giao dịch diễn đạt lời đề nghị từ phía A -> B mà không có tính bắt buộc.
 Không chỉ có động từ và tính từ mới được dùng theo dạng này, tất cả các danh từ xuất phát từ những động từ và tính từ trên đều buộc mệnh đề sau nó phải ở dạng giả định, nếu như nó diễn đạt các yếu tố
trên.
There is suggestion from the doctor that the patient stop smoking.
It is recommendation that the vehicle owner be present at the court
4. Câu giả định dùng với một số trường hợp khác
 Nó dùng để diễn đạt một ước muốn hoặc một lời nguyền rủa thường bao hàm các thế lực siêu nhiên.
God be with you = Good bye.
Curse this toad: Chết tiệt cái con cóc này.
 Dùng với động từ May trong một số trường hợp đặc biệt sau:

 Come what may = Dù thế nào chăng nữa, dù bất cứ truyện gì.
Come what may we will stand by you.

 May as well not do sth .... if .... = Có thể đừng..... nếu không.
You may as well not come if you can`t be on time: Các anh có thể đừng đến nếu không đến được đúng giờ.

 May/Might (just) as well do smt = Chẳng mất gì mà lại không, mất gì của bọ.
Since nobody wants that job, we might (just) as well let him have it: Vì không ai thích việc này, mình chẳng mất gì mà lại không cho hắn ta làm nó

 May diễn đạt một giả định trong lời đề nghị mà người nói cho rằng chưa chắc nó đã được thực hiện:
Ex: The sign on the lawn says clearly that people may not walk on the grass. (không dùng should trong trường hợp này).
linkverb + adj
 May + S + = Cầu chúc cho.
verb + complement
May you both very happy:
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Hồng Phúc
Dung lượng: 156,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)