Cấp độ tư duy

Chia sẻ bởi Đoàn Hùng Tuyến | Ngày 02/05/2019 | 40

Chia sẻ tài liệu: Cấp độ tư duy thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

Kỹ thuật viết câu hỏi
đo cấp độ tư duy trong chuẩn chương trình môn học




Chương trình giáo dục môn học
Mục tiêu, nội dung giảng dạy
Đánh giá thường xuyên trên lớp học
Đánh giá thành tích cấp Sở/Phòng GD&ĐT
Sự thống nhất cần thiết
Biên soạn câu hỏi có hai mục đích
Công cụ đo mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng – Trước kỳ kiểm tra
Đảm bảo các cấp độ tư duy cần thiết được đánh giá.
Đảm bảo nội dung chương trình quan trọng được đánh giá.
Công cụ đánh giá chất lượng các bài kiểm tra sẵn có-- sau kỳ kiểm tra.
Kế hoạch kiểm tra ban đầu có được thực hiện hay không?
Nội dung chương trình và cấp độ tư duy nào đã được đánh giá?
Cấp độ tư duy
Ví dụ về chuẩn kiến thức, kĩ năng ở chương trình Toán lớp 6 đòi hỏi học sinh phải vận dụng các cấp độ tư duy như sau:
Nhận biết: biết các khái niệm: ước và bội, ước chung và ƯCLN, bội chung và BCNN, số nguyên tố và hợp số.
Thông hiểu: có một số hiểu biết về tập hợp các số tự nhiên và tính chất các phép tính trong tập hợp các số tự nhiên.
Vận dụng bậc thấp: phân tích đúng một hợp số ra thừa số nguyên tố trong những trường hợp đơn giản.
Vận dụng bậc cao: biểu diễn được các tỉ lệ phần trăm của tình huống thực tiễn (dân số, mức thu nhập, lượng sản phẩm,…) dưới dạng biểu đồ cột, ô vuông và hình quạt.
KĨ THUẬT VIẾT CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM TỰ LUẬN
Câu hỏi (4 điểm)
Cho hình 2 biết AB = 5cm.
a) Trên tia AB vẽ điểm M sao cho AM = 3cm; trên tia đối của tia BA vẽ điểm N sao cho BN = 1cm.
b) Hãy kể tên những điểm nằm giữa hai điểm A và N. Tính độ dài đoạn thẳng AN.
THANG HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM
Bài tập cá nhân
Lựa chọn 2 chuẩn chương trình trong môn học
Đối với mỗi chuẩn, biên soạn 1 câu hỏi tự luận tương ứng với chuẩn đó (2 câu hỏi)
Xây dựng hướng dẫn chấm điểm đối với câu hỏi
Sử dụng các tiêu chí để tự đánh giá câu hỏi tự luận của mình - điều chỉnh lại nếu chưa phù hợp.
Trao đối với đồng nghiệp để hoàn thiện câu hỏi.
KĨ THUẬT VIẾT CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN
I. Nhiều lựa chọn
VD1: Hai tia Ox và Oy ở hình vẽ nào sau đây đối nhau?
I.
II.
III.
IV.
VD2: Cho a và b là hai đường thẳng bất kì. Khi đó ta có:
I. a không trùng b
II. a luôn cắt b
III. a song song với b
IV. a có thể trùng b
VD3. Cho hình 3.
Hai đường thẳng a và b cùng đi qua
I. điểm A
II. điểm B
III. điểm C
IV. ba điểm A, B và C
Một số lưu ý khi viết câu hỏi nhiều lựa chọn
a) Phần dẫn phải có nội dung rõ ràng, ngắn gọn, thể hiện được vấn đề cần hỏi. Không nên đưa nhiều ý vào trong phần dẫn hoặc trong một phương án chọn, bởi điều này sẽ khiến cho HS khó lựa chọn được đáp án trả lời.
b) Nên hạn chế dùng câu dẫn dạng phủ định, còn nếu dùng thì phải gạch dưới hoặc in đậm từ phủ định để nhắc HS thận trọng khi trả lời.
c) Phương án nhiễu được thiết kế sao cho không những không đúng, mà còn phải có vẻ hợp lí, có sức thu hút với những HS không hiểu kĩ bài. Do đó, phương án nhiễu thường được xây dựng dựa trên những sai sót thường gặp của HS, hay những trường hợp khái quát hoá không đầy đủ;…
d) Nhìn chung là không nên dùng các phương án như: tất cả đều đúng; tất cả đều sai; em không biết; kết quả khác;…
e) Có thể mắc sai lầm khi viết câu hỏi có nhiều hơn một phương án đúng, hoặc không có phương án nào đúng.
Cách thức xây dựng tiêu chí ra đề kiểm tra
Bảng bạn cần đề xây dựng các tiêu chí ra đề kiểm tra
Ví dụ về một bảng tiêu chí hoàn chỉnh cho bài kiểm tra môn Sinh học
10 bước xây dựng tiêu chí ra đề kiểm tra
Liệt kê các nội dung cần kiểm tra
Viết các chuẩn chương trình cần kiểm tra ứng với mỗi cấp độ tư duy.
Tính % của tổng điểm của mỗi nội dung
Quyết định tổng điểm của bài kiểm tra
Tính toán số điểm với mỗi nội dung chính
Quyết định tỉ lệ % điểm số của các nội dung với mỗi chuẩn
Tính toán số lượng điểm số cần thiết cho mỗi chuẩn.
Tính toán số lượng điểm số của mỗi cấp độ tư duy.
Tính tỉ lệ % của điểm số cho mỗi cấp độ tư duy.
Đánh giá tiêu chí kỹ thuật do mình xây dựng để xác định liệu chúng có đúng như mong muốn. Chỉnh sửa nếu cần thiết.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đoàn Hùng Tuyến
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)