Cấp cứu y tế trong thảm họa

Chia sẻ bởi Trần Văn Minh | Ngày 21/10/2018 | 19

Chia sẻ tài liệu: Cấp cứu y tế trong thảm họa thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

CẤP CỨU Y TẾ
TRONG
THẢM HỌA
BS TRẦN VĂN MINH
TRƯỞNG PHÒNG KHTH
TRUNG TÂM Y TẾ VĂN NINH
Phần A:
Tổng quan về thảm họa

Các vụ thảm họa
Trên thế giới
Thảm họa Bhopal:
- Bhopal, Ấn Độ, 1984
Con số thương vong: hơn 20.000 người.
Sáng 3/12/1984: Một bể chứa khí ga độc của công ty hóa chất Mỹ Union
Carbide bị rò rỉ với hơn 40 tấn khí độc metyla izoxianat. Lượng khí độc bị rò rỉ
thoát ra ngoài và bao phủ một số khu phố. Khoảng 500.000 người đã hít phải
chất khí chết người này. Trong số đó có 2500 đến 5000 người đã chết ngay khi
hít phải. Tính đến nay, vụ rò rỉ đã khiến 20.000 người thiệt mạng.Hơn 120.000
người khác bị ung thư, mù lòa, khó thở, thậm chí chất độc này còn gây ra chứng
dị dạng bẩm sinh.
- Thảm họa Bhopal
Thảm hoạ nguyên tử Chernobyl
Xảy ra vào ngày 26 tháng 4 năm 1986 khi nhà máy điện nguyên tử Chernobyl ở Pripyat, Ukraina-Liên Xô bị nổ.
Là vụ tai nạn hạt nhân trầm trọng nhất trong lịch sử năng lượng hạt nhân, đã phải sơ tán và tái định cư cho hơn 336.000 người, dự đoán tổng số người chết vì vụ tai nạn là 4.000.
Thảm hoạ Sóng thần Ấn Độ Dương
Là một trận động đất xảy ra dưới đáy biển ngày 26/12/2004. Con số tử vong 186.983, với 42.883 trường hợp mất tích, trong tổng số 229.886 nạn nhân.
Cho đến nay, thiên tai này là một trong những thảm hoạ gây nhiều tử vong nhất trong lịch sử thế giới hiện đại.
Thảm họa Heysel
Là một thảm họa bạo lực bóng đá xảy ra trên sân vận động Brussels, Bỉ, ngày 29 tháng 5 năm 1985.
Một bức tường của sân vận động đã sụp đổ trong trận đấu bóng đá chung kết cúp UEFA năm 1985 giữa hai câu lạc bộ Liverpool F.C. của Anh và Juventus F.C. của Italia. 39 người bị thiệt mạng, chủ yếu là các cổ động viên bóng đá người Italia.
Vụ ném bom nguyên tử Hiroshima và Nagasaki .
Ngày 6 tháng 8 năm 1945,

Quả bom nguyên tử thứ nhất mang tên "Little Boy" đã được thả xuống thành phố Hiroshima, Nhật Bản.
Sau đó 3 hôm, ngày 9 tháng 8 năm 1945, quả bom thứ hai mang tên "Fat Man" đã phát nổ trên bầu trời thành phố Nagasaki.
Theo ước tính, 140.000 người dân Hiroshima đã chết bởi vụ nổ cũng như bởi hậu quả của nó. Số người thiệt mạng ở Nagasaki là 74.000.
2- Trong nước

Vụ hoả hoạn ITC, 2001 Ngày 29 tháng 10 năm 2002 đã diễn ra một vụ cháy lớn tại Trung tâm Thương mại Quốc tế ITC (International Trade Center)-một toà nhà 6 tầng lầu với tổng diện tích 6500 m² đã làm thiệt mạng 60 người và hàng trăm người bị thương.
Sự cố sập nhịp dẫn cầu Cần Thơ, 2007
Xảy ra vào ngày 26 tháng 9 năm 2007, tại xã Mỹ Hòa, huyện Bình Minh tỉnh Vĩnh Long, là thảm họa cầu đường và tai nạn xây dựng nghiêm trọng nhất tại Việt Nam.
Định nghĩa thảm họa
+ Là sự cố bất ngờ do con người hoặc thiên nhiên gây ra, làm ảnh hưởng đến con người, xã hội và môi trường. Về mặt y tế, đây là sự cố gây thương vong hàng loạt- nhiều nạn nhân cần được cấp cứu trong một môi trường không bình thường và nhiều xáo trộn.
Thảm họa gây nhiều tổn thất:

-tổn thất về con người: tử vong, thương tật, di chứng tinh thần và thể xác.
-tổn thất về tài sản: cá nhân và nhà nước.
-tổn thất về kinh tế: tư liệu sản xuất, tổn thất cho một hoặc nhiều ngành kinh tế.
-tổn hại đến môi trường: ảnh hưởng trước mắt và ảnh hưởng lâu dài: khó khắc phục.
-ảnh hưởng đến xã hội: lo lắng, hoảng sợ, bất ổn.
Về công tác y tế, đòi hỏi yêu cầu kiểm soát cấp cứu hàng loạt.
Vấn đề đặt ra cho ngành y tế là làm sao thực hiện cấp cứu hàng loạt một cách có hiệu quả nhất.
Mức độ thảm họa:
Phân loại thảm họa theo số người bị tác động trực tiếp:
+ Thảm họa mức 1: có từ 30 đến 100 người bị nạn, hoặc 20- 50 người phải nằm viện.
+ Thảm họa mức 2: có từ 101 đến 500 người bị nạn, hoặc 51- 200 người phải nằm viện.
+ Thảm họa mức 3: có từ 501 đến 2.000 người bị nạn, hoặc 200-300 người phải nằm viện.
+ Thảm họa mức 4: hàng ngàn người bị nạn, trên 300 người phải nằm viện.


Ý nghĩa của phân loại mức độ: Là cơ sở để đánh giá mức độ ảnh hưởng chung về các mặt, là căn cứ để huy động người, xe cứu thương và các phương tiện phục vụ công tác khắc phục hậu quả của thảm họa.
Phân loại thảm họa theo yêu cầu can thiệp của ngành y tế:

+ Thảm họa gây tổn thất về người ngay tức khắc (tai nạn giao thông, động đất…): ngành y tế phải kịp thời tham gia cấp cứu và vận chuyển cấp cứu.
+ Thảm họa vừa gây ra tổn thất về người ngay tức khắc, vừa gây hậu quả về sau( bão, lụt…): bên cạnh công tác cấp cứu, ngành y tế phải chú ý đến vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh, theo dõi và chăm sóc sức khỏe người dân sau thảm họa.
Chiến lược chung trong phòng chống thảm họa
Chiến lược:
Giai đoạn ngăn ngừa, giảm nhẹ tổn thất
Giai đoạn phục hồi
Giai đoạn đối phó với thảm họa
Giai đoạn chuẩn bị,
sẵn sàng
Mục tiêu:

-Cứu sống nạn nhân
-Giảm thiểu số nạn nhân
-Giảm thiểu thương tật của nạn nhân
-Bảo vệ môi trường
-Bảo vệ tài sản
-Nhanh chóng khôi phục lại sự bình thường
Yêu cầu:

Cần có sự chỉ huy thống nhất: Từ Ủy ban Phòng chống thiên tai thảm họa Nhà nước cho đến Ủy ban Phòng chống thiên tai thảm họa các cấp.
Tại hiện trường: Với sự tham gia của nhiều đơn vị cấp cứu tại hiện trường: công an, cứu hỏa- cứu hộ, y tế…cần thiết có người tổng chỉ huy. Người chỉ huy cao nhất là Chủ tịch UBND địa phương.
Tùy mức độ nghiêm trọng của thảm họa mà cần cần có sự tham gia tương ứng của lãnh đạo các địa phương, các ngành.
Đảm bảo an toàn cho các lực lượng tham gia phòng chống thảm họa.
Nhiệm vụ của từng lực lượng:
Hiện trường tai nạn hàng loạt:
Sự tham gia của các đơn vị cấp cứu
Phần B:
Công tác y tế trong phòng chống thảm họa
Nhiệm vụ Ngành y tế

-Ngành y tế luôn sẵn sàng đối phó với thảm họa nhằm mục đích giảm nhẹ tổn thất về sinh mạng con người trong lúc thảm họa xảy ra; phục hồi sức khỏe, giảm thiểu di chứng cho nạn nhân; phòng chống dịch bệnh, bảo vệ môi trường sau khi thảm họa xảy ra.
-Xây dựng kế hoạch y tế phục vụ phòng chống thảm họa cụ thể qua 4 giai đoạn như đã nêu trong chiến lược phòng chống thảm họa: Ngăn ngừa, giảm nhẹ- Chuẩn bị- Đối phó- Phục hồi.
-Các tuyến y tế từ trung ương đến cơ sở đều phải sẵn sàng tham gia và đáp ứng yêu cầu phục vụ y tế.
-Cán bộ y tế phải nắm vững quy trình Kiểm soát cấp cứu thương vong hàng loạt trong thảm họa.
-Đảm bảo đáp ứng đủ nguồn nhân lực y tế, thiết bị, dụng cụ tế, xe cứu thương, dịch truyền, máu,thuốc phục vụ cứu chữa nạn nhân thảm họa.
Mục tiêu:

Thực hiện 6 nhiệm vụ của cấp cứu ngoại viện, theo biểu tượng cấp cứu quốc tế ( star of life):

-Phát hiện sớm
-Báo cáo nhanh
-Đáp ứng kịp thời
-Chăm sóc
tại hiện trường
-Chăm sóc trên
đường vận chuyển
-Chuyển nạn nhân
đến bệnh viện
Quy trình nghiệp vụ:
a) Phát tín hiệu cấp cứu:
b) Tiếp nhận tín hiệu cấp cứu:
Xử lý thông tin cấp cứu
d) Đáp ứng yêu cầu cấp cứu và huy động cấp cứu
e) Kiểm soát cấp cứu thương vong hàng loạt:
Phân loại nạn nhân tại hiện trường:
a- Mục đích: Làm những điều tốt nhất cho số lượng nạn nhân lớn nhất.
b- Nguyên tắc:
+ Năng động, nhanh chóng.
+ Ưu tiên cho điều trị và giải thoát nạn nhân khỏi hiện trường.
+ Phân loại tốt, dự hậu bệnh nhân tốt.
+ Cán bộ y tế phải bình tĩnh.
c- Các dạng phân loại:
- Phân loại tại chỗ(phân loại đầu tiên):
- Khẩn cấp
- Không khẩn cấp
- Phân loại y tế(phân loại lần II):
Sử dụng phương pháp gắn ký hiệu màu cho bệnh nhân:

Đỏ(immediate) : Khẩn cấp
Vàng (delayed) :Chậm trễ
Xanh (minor injuries):thứ yếu
Đen (deceased).
Phân loại vận chuyển (phân loại lần III):
- Đỏ : cần vận chuyển càng nhanh càng tốt
- Vàng : không có vấn đề đe dọa tính mạng
- Xanh : có thể đi bộ được
- Đen : tử vong ( chuyển nhà xác , lực lượng pháp y )
d- Tính chất của phân loại:
Giới thiệu mô hình ứng dụng tại BVĐK Trung ương Huế
Ghi chú: Cổ tay bệnh nhân đeo tấm bìa cứng màu đỏ mang số 3, Phiếu khám bệnh của nạn nhân được dán miếng màu đỏ mang số thứ tự 3, túi đựng tư trang của nạn nhân cũng mang màu đỏ với số thứ tự là 3 ( Mô hình ứng dụng tại BVĐK Trung ương Huế)
Nhanh chóng khám xét:

-Một tay bắt mạch quay: có thể bình thường trong giai đoạn đầu của sốc, mạch nhẹ: tình trạng sốc giảm thể tích.
- Một tay để trên trán bệnh nhân, vừa nhìn vào mắt bệnh nhân vừa nói chuyện với nạn nhân.Việc làm này giúp cho đánh giá: đồng tử, việc nghe và làm theo y lệnh của nạn nhân, đường hô hấp trên, nhiệt độ, mức độ xanh tái, dấu hiệu chấn thương vùng đầu….
-Tay sau khi bắt mạch, chuyển sang xem xét vùng xương trán.
- Tiếp tục xem xét vùng cổ: tìm kiếm dấu hiệu của biến dạng, vết thương, vị trí đau, tràn khí dưới da, căng tĩnh mạch cổ, lệch khí quản (tracheal deviation), bầm dập, chảy máu..
Nhanh chóng khám xét:
-Tiếp theo, xem xét vùng vai, xương đòn, hai tay, lồng ngực: tìm kiếm dấu hiệu biến dạng lồng ngực (chest deformity), tràn khí dưới da, cử động không đối xứng, chảy máu, thủng ngực...
- Một tay cầm ống nghe, một tay tiếp tục xem xét vùng bụng, vùng chậu: vị trí đau, gồng cứng bụng, vết thương, vết thủng bụng…Khám xét hai bên chậu.
- Xem xét hai chi: biến dạng, vị trí đau, độ ấm chi, cụt chi…
- Sau đó quay trở lại khám hai vai, hai tay, nhìn lại mắt bệnh nhân.
Phân loại nhanh:
Tưới máu
< 2 giây
KIỂM TRA
TRI GIÁC
Tri giác
Nhịp thở >30lần/ph
KHẨN CẤP ĐỎ
Nhịp thở <30lần/ph
Đánh giá tưới máu

KHÔNG
ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG HÔ HẤP:
Nạn nhân có thở được không?
Quản lý điều hành tại hiện trường:

Phương án Kiểm soát cấp cứu thương vong hàng loạt
tại hiện trường
Phương án này bao gồm 9 biện pháp để thực hiện công tác Kiểm soát cấp cứu thương vong hàng loạt:
1.Các Đội cấp cứu nhanh chóng đến hiện trường.
2.Tiếp cận hiện trường, đánh giá mức độ thảm họa:
Ước lượng số nạn nhân, đặc điểm thương tích của thảm họa (bỏng, ngộ độc khí,hóa chất, gãy xương, chấn thương đầu, ngực, bụng,vùi lấp…).
3.Xác định các vị trí:
- Hướng đi cho công tác giải thoát nạn nhân từ khu vực thảm họa đến vị trí tiếp nhận (phối hợp cùng cứu hỏa,
- Vị trí tiếp nhận và phân loại nạn nhân.
- Vị trí sơ cấp cứu, hướng di chuyển nạn nhân ra xe cứu thương.
- Vị trí tập kết xe cứu thương
- Hướng di chuyển của xe cứu thương ra khỏi hiện trường…
Phương án Kiểm soát cấp cứu thương vong hàng loạt
tại hiện trường

4) Tiếp nhận nạn nhân:
Tiếp nhận nạn nhân từ lực lượng cứu hộ hoặc từ các lực lượng khác, khu vực tiếp nhận phải được lực lượng công an đảm bảo trật tự cho nhân viên y tế làm việc.
5) Phân loại nạn nhân
6) Sơ cấp cứu: theo các mức độ phân loại nói trên, phải đảm bảo bốn nguyên tắc sơ cấp cứu (giữ thông đường thở; cầm máu; bất động, cố định; trấn an nạn nhân) và bảo đảm đúng kỹ thuật y tế.
7) Vận chuyển nạn nhân
8)Tiếp tế tại hiện trường: Khi hoạt động cấp cứu tại hiện trường kéo dài trong thời gian dài hoặc khi số lượng thương vong lớn,cần đảm bảo công tác tiếp tế hậu cần liên tục: thuốc, dịch truyền, phương tiện phục vụ …
9) Rút quân khỏi hiện trường: lực lượng y tế chỉ được phép rút toàn bộ lực lượng hoặc một phần lực lượng rời khỏi hiện trường khi có ý kiến của người chỉ huy hiện trường nơi thảm họa.
Vận chuyển nạn nhân:

Cần lưu ý rằng: tại hiện trường cấp cứu tai nạn hàng loạt, có 3 thứ tự ưu tiên cần thực hiện thì vận chuyển nạn nhân giữ vai trò thứ ba trong nguyên tắc 3 T : phân loại ( triage)- điều trị ( treatment)- vận chuyển ( transport).
a- Nguyên tắc:
- Ưu tiên cho việc vận chuyển nạn nhân bằng cách tận dụng hiệu quả phương tiện vận chuyển.
- Dựa trên phân loại bệnh nhân để có thứ tự ưu tiên trong vận chuyển.
- Đảm bảo nguyên tắc cứu chữa liên tục: vừa vận chuyển nạn nhân vừa tiến hành các biện pháp cần thiết để bảo đảm tình trạng nạn nhân không xấu thêm trên đường vận chuyển, bảo đảm tính mạng của nạn nhân.
- Theo dõi và phát hiện các dấu hiệu nặng có thể xảy ra trong quá trình vận chuyển bệnh để xử trí kịp thời.
Vận chuyển nạn nhân:
b- Cần lưu ý các điểm sau:
+ Nạn nhân phải được sơ cấp cứu ổn định trước khi vận chuyển.
+ Nếu nạn nhân còn tỉnh: cần giải thích cho nạn nhân để có sự phối hợp tốt.
+ Cần chú ý các tư thế bệnh nhân trên xe sao cho phù hợp với tình trạng bệnh lý của nạn nhân.
+ Trong quá trình chuyển bệnh cấp cứu:
- Hỏi chuyện bệnh nhân nếu bệnh nhân tỉnh.
- Theo dõi : tri giác, màu sắc da, HA, M, nhịp thở, SpO2.
- Phát hiện các dấu hiệu bệnh nặng: ngưng tim ngưng thở, ngạt thở, co giật, tiếp tục chảy máu, tụt huyết áp... để xử trí kịp thời.
+ Những điều Không nên làm:
Để bệnh nhân nằm một mình không có nhân viên y tế bên cạnh chăm sóc và theo dõi.
Xoay trở, bế xốc bệnh nhân thô bạo.
Giữ chặt bệnh nhân xuống băng ca với lý do cần chuyển gấp trong khi bệnh nhân đang ói, ngạt thở, vùng vẫy..

+ Chuyển đến bệnh viện nào? Chỉ huy y tế tại hiện trường phải báo trước cho các Đội trưởng cấp cứu, báo trước cho các cơ sở điều trị tuyến sau biết để có kế hoạch chuẩn bị tiếp nhận.

+ Đảm bảo vận chuyển an toàn cho nạn nhân: thời gian vàng, an toàn với tốc độ vận chuyển, y lệnh thuốc và các thủ thuật cho bệnh nhân trên xe.
c- Tổ chức và phương thức vận chuyển:

c-1- Vận chuyển nạn nhân từ hiện trường đến các phương tiện vận chuyển
Nhân viên cấp cứu cần nắm vững các kỹ thuật vận chuyển bệnh nhân từ hiện trường ( sau khi phân loại) đến các phương tiện vận chuyển:
-Khiêng chuyển bệnh nhân bằng tay ( trường hợp có 1 người, trường hợp có 2 người).
-Khiêng chuyển bệnh nhân bằng ghế khiêng (hay xe lăn)
-Khiêng chuyển bệnh nhân bằng cáng

c-2- Tổ chức công tác vận chuyển tại hiện trường:
- Tổ chức chiều di chuyển cho xe vào / ra khỏi hiện trường:
VÀO
XE CỨU THƯƠNG
ĐÓN BỆNH
VỊ TRÍ
SÀNG LỌC
NẠN NHÂN
VÀNH ĐAI
HIỆN TRƯỜNG
RA
VỊ TRÍ ĐẬU XE
Vận chuyển nạn nhân dựa trên phân loại:
ĐEN
NHÀ ĐẠI THỂ
HIỆN
TRƯỜNG
VỊ TRÍ
SÀNG LỌC
VỊ TRÍ
ĐẬU XE
BỆNH
VIỆN
ĐỎ
VÀNG
XANH
ĐEN
c-3- Các phương tiện vận chuyển:

- Xe cứu thương
- Xe máy cấp cứu ( môtô cấp cứu)
- Ca nô cấp cứu, ghe
- Xe lửa
- Trực thăng cấp cứu
Giải quyết nạn nhân tử vong
( tại hiện trường)

- Bác sĩ cấp cứu có trách nhiệm xác định nạn nhân tử vong, ghi rõ trong biên bản tử vong.
- Công an, Pháp y tiếp nhận hồ sơ của Đội cấp cứu bàn giao và tiến hành các thủ tục cần thiết.
- Chú ý công tác giải thích, an ủi thân nhân: trách nhiệm của các tổ chức xã hội, đoàn thể, chuyên gia tâm lý, người hoạt động tôn giáo.
- Chú ý không để hình ảnh nạn nhân đã tử vong làm ảnh hưởng đến tâm lý những nạn nhân khác, đến người dân trên qua các phương tiện thông tin đại chúng và ngay cả với đội ngũ những người tham gia công tác cấp cứu.
Xử trí tại bệnh viện:
Phương án Kiểm soát cấp cứu hàng loạt tại Bệnh viện:
TIẾP NHẬN CẤP CỨU:
Gồm các Khoa: Khoa Cấp cứu, Tổ cấp cứu ngoại viện, Khoa Khám bệnh:
+ Tại Khoa khám bệnh ( giờ hành chánh )có nhiều bệnh nhân đến khám với cùng triệu chứng và cùng xảy ra tại một địa bàn.
+ Khoa Cấp cứu, Tổ cấp cứu ngoại viện: nhận điện thoại cấp cứu từ 1 cơ quan , xí nghiệp, một địa phương, điện thoại huy động cấp cứu từ Trung tâm cấp cứu 115.
Giờ hành chánh:
Báo ngay Trưởng Khoa, Phòng KHTH
Phòng KHTH báo:
- Ban Giám Đốc Bệnh viện
- Sở Y Tế (Phòng Nghiệp vụ Y )
- Trung tâm cấp cứu 115
+ Báo cáo khẩn cấp và nội dung chính xác.
Giờ trực :
BS trực báo ngay Trực Lãnh đạo Bệnh viện .
Trực lãnh đạo báo Ban Giám Đốc
Trực lãnh đạo báo :
- Ban Giám Đốc Bệnh viện
-Sở Y Tế (Phòng Nghiệp vụ Y)
- Trung tâm cấp cứu 115
Khi các Đội cấp cứu ngoại viện đến hiện trường thì tại bệnh viện cần thông báo trước cho các khoa chuẩn bị sẵn sàng tiếp bệnh nhân được chuyển về.
PHÂN LOẠI CẤP ĐỘ CẤP CỨU
VÀ BIỆN PHÁP HUY ĐỘNG:
NGUYÊN TẮC CHUNG:

-Bình tĩnh trong tiếp nhận, phân loại và xử trí bệnh nhân.
-Chấp hành đúng chế độ báo cáo, thông tin kịp thời cho lãnh đạo.
-Phân loại cấp độ đúng và có biện pháp huy động chính xác, hiệu quả.
-Người nào việc nấy, đúng vị trí được phân công.
TIẾP NHẬN VÀ TÁI PHÂN LOẠI
BỆNH NHÂN TẠI BỆNH VIỆN
Tại khu vực nhận bệnh của Khoa khám - cấp cứu
* Quy trình:
Tiếp nhận bệnh nhận, bố trí nằm băng ca, xe đẩy, ghế …
ĐD ghi Phiếu bệnh nhân – đeo vào cổ tay.
Ghi tên bệnh nhân, tuổi vào bệnh án và vào sổ nhận bệnh.
ĐD đặt bệnh án tại chỗ bệnh nhân nằm hoặc ngồi.
BS khám nhanh, chẩn đoán và tái phân loại bệnh nhân : Ghi trong Phiếu khám vào viện. Không cần làm bệnh án.
Đối với Bệnh nhân nặng: chuyển vào Khoa Cấp cứu.Tại đây các BS sẽ khám lại và cho y lệnh.
Đối với Bệnh nhân nhẹ: chuyển vào khoa, có thể chọn một khoa tiếp nhận toàn bộ bệnh nhân. Tại đây, các BS sẽ khám lại và cho y lệnh.
Các hộ lý thực hiện vận chuyển bệnh nhân vào khoa.
Trong lúc này: Ban giám đốc/Phòng KHTH / hoặc Trực Lãnh đạo cùng với các Trưởng Khoa liên quan/ hoặc Trưởng phiên trực và các Bác sĩ nhanh chóng hội ý các vấn đề sau:
+Đánh giá tình trạng bệnh lý.
+ Hướng điều trị chung, công tác chăm sóc và theo dõi bệnh nhân tại cho Khoa Cấp cứu và tại các khoa tiếp nhận bệnh nhân.
+Phân công, tăng cường BS, ĐD tại các khoa này.
CÔNG TÁC ĐIỀU TRỊ TRONG KHOA:

Tại Khoa CCTH:
Tiếp nhận bệnh nhân
Khám lại, cho y lệnh
Thực hiện y lệnh
Khi ổn định thì chuyển tiếp vào các khoa khác.
Tại các khoa: Cũng có thể chọn một khoa lâm sàng.
Đánh giá số lượng bệnh nhân cũ của khoa, tùy tình hình cụ thể, sơ tán bệnh nhân cũ vào các khoa khác để dành chỗ chuyên tiếp nhận bệnh nhân mới. Chú ý công tác giải thích cho việc di chuyển các bệnh nhân cũ của khoa.
Tiếp nhận bệnh nhân được chuyển đến từ Khoa Cấp cứu.
Khám lại, cho y lệnh thuốc và xét nghiệm.
Thực hiện y lệnh
Tại các khoa lâm sàng khác:
Sẵn sàng tiếp nhận bệnh nhân cũ của Khoa được phân công tiếp nhận tập trung nạn nhân.
Sẵn sàng nhận lệnh điều động nhân sự.
Tại các khoa cận lâm sàng: Thực hiện các y lệnh cận lâm sàng: tại khoa của mình hoặc cử người đến khoa lâm sàng thực hiện lấy máu.
CÔNG TÁC CHỈ HUY – ĐIỀU PHỐI HOẠT ĐỘNG:

* Công tác chỉ huy:
Chỉ huy chung: Ban Giám Đốc / Phòng KHTH / Trực Lãnh đạo
Nội dung: chỉ huy chung.
Chỉ huy chuyên môn, điều trị: Trưởng Khoa tại chỗ / hoặc Trưởng Phiên trực.
Nội dung: Phân công cho các thành viên. Hội ý cho y lệnh điều trị thống nhất.
* Công tác điều phối hoạt động:
- Điều phối hoạt động: Điều Dưỡng Trưởng khoa tại chỗ hoặc Điều Dưỡng Trưởng phiên trực.
- Nội dung: Truyền đạt lệnh chỉ huy, điều động .
* Công tác thống kê báo cáo và thông tin liên lạc:

Thống kê –báo cáo: Nhân viên KHTH - 01 ĐD trong phiên trực - Nhân viên Khoa Cấp cứu.
Nội dung:
Thống kê tổng số bệnh nhân và số bệnh nhân nhập vào khoa Cấp cứu, các khoa trong bệnh viện.
Tình trạng bệnh nhân.
Báo cáo cho Ban Giám đốc Bệnh viện, Sở Y tế.
b) Thông tin liên lạc:
Thông tin liên lạc: Trực Tổng đài bệnh viện đảm bảo tiếp nhận thông tin liên lạc qua điện thoại.
* Công tác hậu cần:
Công tác Dược: bảo đảm đủ thuốc, dịch truyền cung ứng cho khoa lâm sàng
Công tác Bảo vệ: 01 nhân viên bảo vệ giữ gìn an ninh trật tự tại khu vực tiếp nhận và tại Khoa Cấp cứu.
Công tác Hậu cần: Chú ý bảo đảm phương tiện vận chuyển, xăng dầu; cung cấp nước giải khát, suất ăn cho nhân viên y tế khi có yêu cầu.
KẾT LUẬN:

Thảm họa dù do thiên nhiên hay con người gây ra, đều đem lại những hậu quả to lớn, thiệt hại về người và tài sản, ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, kinh tế- xã hội của các nước nói riêng và của nhân loại nói chung.
Để công tác phòng chống thảm họa đạt hiệu quả cao, đòi hỏi nỗ lực của các ngành các cấp và của toàn xã hội.
Ngành y tế là một bộ phận tham gia guồng máy phòng chống thảm họa cũng phải có sự đầu tư, chuẩn bị đúng mức trong công tác, trong đó bao gồm: xây dựng kế hoạch đối phó với thảm họa một cách cụ thể, tổ chức vận hành một bộ máy chỉ huy, điều hành, chuẩn bị nguồn lực và phương tiện vật chất để đáp ứng yêu cầu, huấn luyện những kiến thức cơ bản cho nhân viên y tế và kể cả người dân khi thảm họa xảy ra./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Thông tư Liên Bộ Y Tế - Quốc phòng, số: 03 /TTLB, ngày 04/3/ 1994.
Vũ Văn Đính. “Tổ chức quản lý Mạng lưới cấp cứu hồi sức tại bệnh viện và vấn đề cấp cứu ngoại viện ” - Quản lý bệnh viện, Bộ Y Tế -Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 1997, trang 447 – 458.
2.Lê Minh Đại. “Công tác chọn lọc nạn nhân trong thảm họa ” -Y Tế trong thảm họa, Trung Tâm Đào tạo và Bồi dưỡng cán bộ Y tế TP. Hồ Chí Minh , Lưu hành nội bộ, 1994, trang 91- 103.
3.Lê Ngọc Trọng. “ Hoạt động của Ngành y tế trong công tác chủ động giảm nhẹ và khắc phục hậu quả thiên tai”- -Y Tế trong thảm họa, Trung Tâm Đào tạo và Bồi dưỡng cán bộ Y tế TP. Hồ Chí Minh , Lưu hành nội bộ, 1994, trang 25- 40.
4.Tài liệu huấn luyện Cấp cứu ngoại viện, BV Cấp cứu Trưng Vương-TP HCM; 3/ 2009.
5.Đỗ Công Tâm. “Đáp ứng và hỗ trợ y tế trong thảm họa”- NXB Đại học Huế;2009, p31-72.
CẢM ƠN SỰ THEO DÕI CỦA QUÝ ĐỒNG NGHIỆP.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Văn Minh
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)