Cảnh quan ôn đới và cận cực
Chia sẻ bởi Quản Trị Viên |
Ngày 03/05/2019 |
193
Chia sẻ tài liệu: Cảnh quan ôn đới và cận cực thuộc Địa lý
Nội dung tài liệu:
Các đới cảnh quan thuộc khí hậu ôn đới, cận cực và cực
Đới hoang mạc
Hoang mạc Bắc cực có ranh giới theo đường đẳng nhiệt 5oC của tháng nóng nhất, bao phủ phần phía bắc của quần đảo Canada, Greenland (không kể đầu phía nam), một phần đảo Spitbecghen và các đảo Bắc cực của Nga.
Tại đây, cán cân bức xạ hàng năm từ -5 đến +8 kcal/cm2/năm, nhiệt độ tháng lạnh nhất từ -6oC đến -490C, tháng nóng nhất từ -14oC đến +5oC. Tại cả hai hoang mạc cực, Mặt Trời quanh năm đứng rất thấp, ngày và đêm dài, ban đêm có biểu hiện huy hoàng của hiện tượng cực quang.
Ở hoang mạc, nước hầu như suốt năm ở trạng thái rắn, mưa tuyết là chủ yếu, từ 75-500 mm/năm.
Tầng đóng băng vĩnh viễn có mặt ở khắp mọi nơi, phong hóa vật lý thống trị, đặc biệt là phong hóa băng. Vỏ phong hóa vụn thô, không có thành phần sét, đất thô và rất mỏng, trong đất đôi khi có dấu vết của hiện tượng xôlônsăc , trên bề mặt đất thường có những vệt muối. Các dạng địa hình rất đạc biệt là đồi băng tích, đá trán cừu, fio, đất dạng dải, các đấu băng và các lũng băng.
Ở bán cầu Nam, châu Nam Cực thực sự là một hoang mạc băng tuyết, khí hậu khô lạnh hơn.
Tự nhiên ở đây cực kỳ khắc nghiệt, cán cân bức xạ luôn âm, tại cực chỉ -8 kcal/cm2/năm, nhiệt độ tháng lạnh nhất từ -16oC đến -72oC, tháng nóng nhất dưới 0oC, nhiệt độ tối thiếu tuyệt đối -88,3oC. Trên lục địa Nam Cực có xoáy tản nên ở sườn của các khiên băng thường nổi lên các luồng gió cực mạnh như bão và những cơn bão tuyết.
Địa y bao phủ trên nền hoang mạc Bắc Cực, thứ nữa là rêu, thực vật bậc cao rất ít. Thảm thực vật bị đứt quãng và mọc thành từng vệt.
Động vật rất nghèo về thành phần loài, điển hình là bò xạ, tuần lộc, chồn Bắc Cực, cá đối bông, ven biển có gấu trắng và nhiều chim biển.
Hình 24: Gấu Bắc cực Hình 25: Chim cánh cụt
Còn ở hoang mạc Nam Cực hoàn toàn không có thực vật bậc cao, chỉ có các loài thực vật bậc thấp như rêu, địa y, tảo, nấm hạ đẳng trên các “ốc đảo” Nam Cực (nơi có cán cân bức xạ dương, có các hồ nước ngọt và nước mặn). Động vật điển hình là chim cánh cụt (pinguin), hải cẩu và 1 số loài chim biển.
Cảnh quan Bắc cực
Cảnh quan Nam cực
Đới đài nguyên
Đài nguyên Bắc Cực bao chiếm rìa của lục địa Á - Âu, Bắc Mỹ, hàng loạt những hòn đảo liền kề và một vài vùng duyên hải Greenland. Ranh giới phía nam quanh co, đôi khi qua 73oB, đôi chỗ hạ xuống tới 60oB.
Khí hậu lạnh quanh năm. Cán cân bức xạ hàng năm từ 7 đến 12 kcal/cm2, nhiệt độ tháng lạnh nhất từ - 5oC đến - 35oC, tháng nóng nhất từ 5oC đến 13oC, mùa đông dài và lạnh, mùa hạ ngắn và cũng lạnh, không có lấy 1 tháng không có tuyết rơi. Lượng nước rơi từ 200 - 750 mm/năm. Hệ số dòng chảy là 75 - 90%. Nguồn nuôi dưỡng của nước sông là mưa tuyết và nước ngầm. Nước ngầm rất nhạt và nằm không sâu. Tầng đóng băng vĩnh viễn không phải có mặt ở khắp mọi nơi, nhiều đầm lầy, ao hồ và vũng nước. Vào mùa đông, trên sông thường có những thỏi băng.
Vỏ phong hóa vụn thô, các thành phần tiêu biểu là sắt và hyđro, đất quá ẩm và mỏng, gồm đất glây đài nguyên và đất đài nguyên podzol hóa yếu. Các dạng địa hình nhỏ đặc trưng là đất có khe nứt đa giác, đồi băng tích, gò than bùn.
Thảm thực vật thống trị là rêu và địa y, ngoài ra còn có 1 số loài cỏ và cây bụi nhỏ và cây bụi (bạch dương lùn, liễu cực đới…..), cây cối thường thấp bé, rễ của chúng ăn nông, chỉ ở tầng đất trên cùng và cách xa tầng đóng băng vĩnh viễn.
Đồng rêu Bắc cực
Thực vật đài nguyên Bắc cực
Động vật thường thấy là tuần lộc, chồn bắc cực, sói đài nguyên, cá đối bông, cú bắc cực, gà gô trắng đài nguyên ; có ít giống ăn ngũ cốc (do sản phẩm có hạt của thực vật ít) và ít giống đào hang (do tầng đóng băng vĩnh viễn ngăn trở), không có các loài bò sát và lưỡng cư (do nhiệt độ thấp). Sự khác nhau về thành phần động vật mùa hạ và mùa đông lớn,
Đới hoang mạc
Hoang mạc Bắc cực có ranh giới theo đường đẳng nhiệt 5oC của tháng nóng nhất, bao phủ phần phía bắc của quần đảo Canada, Greenland (không kể đầu phía nam), một phần đảo Spitbecghen và các đảo Bắc cực của Nga.
Tại đây, cán cân bức xạ hàng năm từ -5 đến +8 kcal/cm2/năm, nhiệt độ tháng lạnh nhất từ -6oC đến -490C, tháng nóng nhất từ -14oC đến +5oC. Tại cả hai hoang mạc cực, Mặt Trời quanh năm đứng rất thấp, ngày và đêm dài, ban đêm có biểu hiện huy hoàng của hiện tượng cực quang.
Ở hoang mạc, nước hầu như suốt năm ở trạng thái rắn, mưa tuyết là chủ yếu, từ 75-500 mm/năm.
Tầng đóng băng vĩnh viễn có mặt ở khắp mọi nơi, phong hóa vật lý thống trị, đặc biệt là phong hóa băng. Vỏ phong hóa vụn thô, không có thành phần sét, đất thô và rất mỏng, trong đất đôi khi có dấu vết của hiện tượng xôlônsăc , trên bề mặt đất thường có những vệt muối. Các dạng địa hình rất đạc biệt là đồi băng tích, đá trán cừu, fio, đất dạng dải, các đấu băng và các lũng băng.
Ở bán cầu Nam, châu Nam Cực thực sự là một hoang mạc băng tuyết, khí hậu khô lạnh hơn.
Tự nhiên ở đây cực kỳ khắc nghiệt, cán cân bức xạ luôn âm, tại cực chỉ -8 kcal/cm2/năm, nhiệt độ tháng lạnh nhất từ -16oC đến -72oC, tháng nóng nhất dưới 0oC, nhiệt độ tối thiếu tuyệt đối -88,3oC. Trên lục địa Nam Cực có xoáy tản nên ở sườn của các khiên băng thường nổi lên các luồng gió cực mạnh như bão và những cơn bão tuyết.
Địa y bao phủ trên nền hoang mạc Bắc Cực, thứ nữa là rêu, thực vật bậc cao rất ít. Thảm thực vật bị đứt quãng và mọc thành từng vệt.
Động vật rất nghèo về thành phần loài, điển hình là bò xạ, tuần lộc, chồn Bắc Cực, cá đối bông, ven biển có gấu trắng và nhiều chim biển.
Hình 24: Gấu Bắc cực Hình 25: Chim cánh cụt
Còn ở hoang mạc Nam Cực hoàn toàn không có thực vật bậc cao, chỉ có các loài thực vật bậc thấp như rêu, địa y, tảo, nấm hạ đẳng trên các “ốc đảo” Nam Cực (nơi có cán cân bức xạ dương, có các hồ nước ngọt và nước mặn). Động vật điển hình là chim cánh cụt (pinguin), hải cẩu và 1 số loài chim biển.
Cảnh quan Bắc cực
Cảnh quan Nam cực
Đới đài nguyên
Đài nguyên Bắc Cực bao chiếm rìa của lục địa Á - Âu, Bắc Mỹ, hàng loạt những hòn đảo liền kề và một vài vùng duyên hải Greenland. Ranh giới phía nam quanh co, đôi khi qua 73oB, đôi chỗ hạ xuống tới 60oB.
Khí hậu lạnh quanh năm. Cán cân bức xạ hàng năm từ 7 đến 12 kcal/cm2, nhiệt độ tháng lạnh nhất từ - 5oC đến - 35oC, tháng nóng nhất từ 5oC đến 13oC, mùa đông dài và lạnh, mùa hạ ngắn và cũng lạnh, không có lấy 1 tháng không có tuyết rơi. Lượng nước rơi từ 200 - 750 mm/năm. Hệ số dòng chảy là 75 - 90%. Nguồn nuôi dưỡng của nước sông là mưa tuyết và nước ngầm. Nước ngầm rất nhạt và nằm không sâu. Tầng đóng băng vĩnh viễn không phải có mặt ở khắp mọi nơi, nhiều đầm lầy, ao hồ và vũng nước. Vào mùa đông, trên sông thường có những thỏi băng.
Vỏ phong hóa vụn thô, các thành phần tiêu biểu là sắt và hyđro, đất quá ẩm và mỏng, gồm đất glây đài nguyên và đất đài nguyên podzol hóa yếu. Các dạng địa hình nhỏ đặc trưng là đất có khe nứt đa giác, đồi băng tích, gò than bùn.
Thảm thực vật thống trị là rêu và địa y, ngoài ra còn có 1 số loài cỏ và cây bụi nhỏ và cây bụi (bạch dương lùn, liễu cực đới…..), cây cối thường thấp bé, rễ của chúng ăn nông, chỉ ở tầng đất trên cùng và cách xa tầng đóng băng vĩnh viễn.
Đồng rêu Bắc cực
Thực vật đài nguyên Bắc cực
Động vật thường thấy là tuần lộc, chồn bắc cực, sói đài nguyên, cá đối bông, cú bắc cực, gà gô trắng đài nguyên ; có ít giống ăn ngũ cốc (do sản phẩm có hạt của thực vật ít) và ít giống đào hang (do tầng đóng băng vĩnh viễn ngăn trở), không có các loài bò sát và lưỡng cư (do nhiệt độ thấp). Sự khác nhau về thành phần động vật mùa hạ và mùa đông lớn,
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Quản Trị Viên
Dung lượng: |
Lượt tài: 20
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)