Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư
Chia sẻ bởi Hoàng Thị Trang |
Ngày 18/03/2024 |
8
Chia sẻ tài liệu: cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư thuộc Giáo dục công dân
Nội dung tài liệu:
CHÀO MỪNG CÔ
VÀ CÁC BẠN
Nhóm: 2
Lớp: Sư Phạm Công Nghệ K34
Đề tài: “Cần, Kiệm, Liêm, Chính, Chí Công Vô Tư.”
.
“TRỜI CÓ BỐN MÙA: XUÂN, HẠ, THU, ĐÔNG.
ĐẤT CÓ BỐN PHƯƠNG: ĐÔNG, TÂY, NAM, BẮC.
NGƯỜI CÓ BỐN ĐỨC: CẦN, KIỆM, LIÊM, CHÍNH.
THIẾU MỘT MÙA, THÌ KHÔNG THÀNH TRỜI,
THIẾU MỘT PHƯƠNG, THÌ KHÔNG THÀNH ĐẤT.
THIẾU MỘT ĐỨC, THÌ KHÔNG THÀNH NGƯỜI”
NGƯỜI ĐÃ NHIỀU LẦN KHẲNG ĐỊNH:’’NẾU KHÔNG GIỮ ĐÚNG CẦN, KIỆM, LIÊM, CHÍNH THÌ DỄ TRỞ NÊN HỦ BẠI, BIẾN THÀNH SÂU MỌT CỦA DÂN’’,’’NÊU CAO VÀ THỰC HÀNH CẦN, KIỆM, LIÊM, CHÍNH TỨC LÀ NHEN LỬA CHO ĐỜI SỐNG MỚI’’.
Cần kiệm liêm chính, chí công vô tư.
Theo Hồ Chí Minh thì: Cần tức là lao động cần cù, siêng năng; lao động có kế hoạch, sáng tạo, có năng suất cao; lao động với tinh thần tự lực cánh sinh, không lười biếng, không ỷ lại, không dựa dẫm. Phải thấy rõ "lao động là nghĩa vụ thiêng liêng, là nguồn sống, nguồn hạnh phúc của chúng ta".
Người cho rằng: Cần là làm việc phải đến đúng giờ, chớ đến muộn, về sớm, làm việc mau chóng, chu đáo. Việc ngày nào nên làm xong ngày ấy, chớ để đến ngày mai. Phải nhớ rằng dân đã lấy tiền mồ hôi nước mắt để trả lương cho ta, trong những thời giờ đó, ai lười biếng tức là lừa gạt dân.
Cần cù siêng năng có ý nghĩa hết sức to lớn đối với sự phát triển kinh tế xã hội. Mỗi người siêng năng thì ắt sẽ tiến bộ. Cả nhà siêng năng thì chắc chắn ấm no. Cả làng siêng năng thì làm phồn thịnh. Cả nước cần cù siêng năng thì dân giàu nước mạnh.
Kiệm tức là tiết kiệm sức lao động, tiết kiệm thì giờ, tiết kiệm tiền của của dân, của nước, của bản thân mình; phải tiết kiệm từ cái to đến cái nhỏ, nhiều cái nhỏ cộng lại thành cái to; "không xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãi", không phô trương hình thức, không liên hoan, chè chén lu bù
Chúng ta khi có việc đáng làm, việc ích lợi cho đồng bào, cho Tổ quốc, thì dù bao nhiêu công, tốn bao nhiêu của, cũng vui lòng. Như thế mới đúng là kiệm. Tiết kiệm thì phải kiên quyết chống xa xỉ, ăn chơi, ăn không ngồi rồi, mà hãy tự mình lo chính cuộc sống của mình và xã hội v.v...
Liêm tức là "luôn luôn tôn trọng giữ gìn của công và của dân"; "không xâm phạm một đồng xu, hạt thóc của Nhà nước, của nhân dân". Phải "trong sạch, không tham lam". "Không tham địa vị. Không tham tiền tài. Không tham sung sướng. Không ham người tâng bốc mình. Vì vậy mà quang minh chính đại, không bao giờ hủ hoá".
Dân phải biết kiểm soát cán bộ, để giúp cán bộ thực hiện chữ liêm. Mỗi người phải nhận thấy rằng tham lam là một điều rất xấu hổ, kẻ tham lam là có tội với nước với dân. Cán bộ thi đua thực hành liêm khiết, thì sẽ gây nên tính liêm khiết trong nhân dân...
Chính, "nghĩa là không tà, thẳng thắn, đứng đắn". Đối với mình: không tự cao, tự đại, luôn chịu khó học tập cầu tiến bộ, luôn tự kiểm điểm để phát triển điều hay, sửa đổi điều dở của bản thân mình.
Việc gì cũng phải công bình, chính trực, không nên tư ân, tư huệ, hoặc tư thù, tư oán. Mình có quyền dùng người thì phải dùng những người có tài năng làm được việc. Chớ vì bà con bầu bạn, mà kéo vào chức nọ, chức kia. Chớ vì sợ mất địa vị mà dìm những kẻ có tài năng hơn mình. Phải trung thành với chính phủ, với đồng bào …
ĐỐI VỚI NGƯỜI: KHÔNG NỊNH HÓT NGƯỜI TRÊN, KHÔNG XEM KHINH NGƯỜI DƯỚI, LUÔN GIỮ THÁI ĐỘ CHÂN THÀNH, KHIÊM TỐN, ĐOÀN KẾT THẬT THÀ, KHÔNG DỐI TRÁ, LỪA LỌC.
ĐỐI VỚI VIỆC: ĐỂ VIỆC CÔNG LÊN TRÊN, LÊN TRƯỚC VIỆC TƯ, VIỆC NHÀ.
Chí công vô tư là công bằng, công tâm, không thiên tư, thiên vị. Người nói: "Đem lòng chí công vô tư mà đối với người, với việc". “Khi làm bất cứ việc gì cũng đừng nghĩ đến mình trước, khi hưởng thụ thì mình nên đi sau”; phải "lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ".
Một người mà cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư thì đó là một con người đáng kính. Vì đó là những người: "Giàu sang không thể quyến rũ; nghèo khó không thể chuyển lay; uy vũ không thể khuất phục".
Vì vậy, việc nâng cao giáo dục đạo đức cách mạng cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư cho đội ngũ cán bộ, đảng viên trong tình hình hiện nay là vấn đề quan trọng và cấp thiết
Chúc cho tất cả chúng ta, ai cũng dành cho con cháu nhiều Nhân nhiều Đức. Chúc cho tất cả chúng ta ai cũng Chí công vô tư..
CÁM ƠN CÔ VÀ CÁC BẠN ĐÃ THEO DÕI VÀ CHÚ Ý LẮNG NGHE.
Nguyễn Thị Tuyết Trinh
Trần Thị Bích Liên
Dương Thị Ái Liên
Đinh Thị Thanh Tâm
BAN BIÊN TẬP
VÀ CÁC BẠN
Nhóm: 2
Lớp: Sư Phạm Công Nghệ K34
Đề tài: “Cần, Kiệm, Liêm, Chính, Chí Công Vô Tư.”
.
“TRỜI CÓ BỐN MÙA: XUÂN, HẠ, THU, ĐÔNG.
ĐẤT CÓ BỐN PHƯƠNG: ĐÔNG, TÂY, NAM, BẮC.
NGƯỜI CÓ BỐN ĐỨC: CẦN, KIỆM, LIÊM, CHÍNH.
THIẾU MỘT MÙA, THÌ KHÔNG THÀNH TRỜI,
THIẾU MỘT PHƯƠNG, THÌ KHÔNG THÀNH ĐẤT.
THIẾU MỘT ĐỨC, THÌ KHÔNG THÀNH NGƯỜI”
NGƯỜI ĐÃ NHIỀU LẦN KHẲNG ĐỊNH:’’NẾU KHÔNG GIỮ ĐÚNG CẦN, KIỆM, LIÊM, CHÍNH THÌ DỄ TRỞ NÊN HỦ BẠI, BIẾN THÀNH SÂU MỌT CỦA DÂN’’,’’NÊU CAO VÀ THỰC HÀNH CẦN, KIỆM, LIÊM, CHÍNH TỨC LÀ NHEN LỬA CHO ĐỜI SỐNG MỚI’’.
Cần kiệm liêm chính, chí công vô tư.
Theo Hồ Chí Minh thì: Cần tức là lao động cần cù, siêng năng; lao động có kế hoạch, sáng tạo, có năng suất cao; lao động với tinh thần tự lực cánh sinh, không lười biếng, không ỷ lại, không dựa dẫm. Phải thấy rõ "lao động là nghĩa vụ thiêng liêng, là nguồn sống, nguồn hạnh phúc của chúng ta".
Người cho rằng: Cần là làm việc phải đến đúng giờ, chớ đến muộn, về sớm, làm việc mau chóng, chu đáo. Việc ngày nào nên làm xong ngày ấy, chớ để đến ngày mai. Phải nhớ rằng dân đã lấy tiền mồ hôi nước mắt để trả lương cho ta, trong những thời giờ đó, ai lười biếng tức là lừa gạt dân.
Cần cù siêng năng có ý nghĩa hết sức to lớn đối với sự phát triển kinh tế xã hội. Mỗi người siêng năng thì ắt sẽ tiến bộ. Cả nhà siêng năng thì chắc chắn ấm no. Cả làng siêng năng thì làm phồn thịnh. Cả nước cần cù siêng năng thì dân giàu nước mạnh.
Kiệm tức là tiết kiệm sức lao động, tiết kiệm thì giờ, tiết kiệm tiền của của dân, của nước, của bản thân mình; phải tiết kiệm từ cái to đến cái nhỏ, nhiều cái nhỏ cộng lại thành cái to; "không xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãi", không phô trương hình thức, không liên hoan, chè chén lu bù
Chúng ta khi có việc đáng làm, việc ích lợi cho đồng bào, cho Tổ quốc, thì dù bao nhiêu công, tốn bao nhiêu của, cũng vui lòng. Như thế mới đúng là kiệm. Tiết kiệm thì phải kiên quyết chống xa xỉ, ăn chơi, ăn không ngồi rồi, mà hãy tự mình lo chính cuộc sống của mình và xã hội v.v...
Liêm tức là "luôn luôn tôn trọng giữ gìn của công và của dân"; "không xâm phạm một đồng xu, hạt thóc của Nhà nước, của nhân dân". Phải "trong sạch, không tham lam". "Không tham địa vị. Không tham tiền tài. Không tham sung sướng. Không ham người tâng bốc mình. Vì vậy mà quang minh chính đại, không bao giờ hủ hoá".
Dân phải biết kiểm soát cán bộ, để giúp cán bộ thực hiện chữ liêm. Mỗi người phải nhận thấy rằng tham lam là một điều rất xấu hổ, kẻ tham lam là có tội với nước với dân. Cán bộ thi đua thực hành liêm khiết, thì sẽ gây nên tính liêm khiết trong nhân dân...
Chính, "nghĩa là không tà, thẳng thắn, đứng đắn". Đối với mình: không tự cao, tự đại, luôn chịu khó học tập cầu tiến bộ, luôn tự kiểm điểm để phát triển điều hay, sửa đổi điều dở của bản thân mình.
Việc gì cũng phải công bình, chính trực, không nên tư ân, tư huệ, hoặc tư thù, tư oán. Mình có quyền dùng người thì phải dùng những người có tài năng làm được việc. Chớ vì bà con bầu bạn, mà kéo vào chức nọ, chức kia. Chớ vì sợ mất địa vị mà dìm những kẻ có tài năng hơn mình. Phải trung thành với chính phủ, với đồng bào …
ĐỐI VỚI NGƯỜI: KHÔNG NỊNH HÓT NGƯỜI TRÊN, KHÔNG XEM KHINH NGƯỜI DƯỚI, LUÔN GIỮ THÁI ĐỘ CHÂN THÀNH, KHIÊM TỐN, ĐOÀN KẾT THẬT THÀ, KHÔNG DỐI TRÁ, LỪA LỌC.
ĐỐI VỚI VIỆC: ĐỂ VIỆC CÔNG LÊN TRÊN, LÊN TRƯỚC VIỆC TƯ, VIỆC NHÀ.
Chí công vô tư là công bằng, công tâm, không thiên tư, thiên vị. Người nói: "Đem lòng chí công vô tư mà đối với người, với việc". “Khi làm bất cứ việc gì cũng đừng nghĩ đến mình trước, khi hưởng thụ thì mình nên đi sau”; phải "lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ".
Một người mà cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư thì đó là một con người đáng kính. Vì đó là những người: "Giàu sang không thể quyến rũ; nghèo khó không thể chuyển lay; uy vũ không thể khuất phục".
Vì vậy, việc nâng cao giáo dục đạo đức cách mạng cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư cho đội ngũ cán bộ, đảng viên trong tình hình hiện nay là vấn đề quan trọng và cấp thiết
Chúc cho tất cả chúng ta, ai cũng dành cho con cháu nhiều Nhân nhiều Đức. Chúc cho tất cả chúng ta ai cũng Chí công vô tư..
CÁM ƠN CÔ VÀ CÁC BẠN ĐÃ THEO DÕI VÀ CHÚ Ý LẮNG NGHE.
Nguyễn Thị Tuyết Trinh
Trần Thị Bích Liên
Dương Thị Ái Liên
Đinh Thị Thanh Tâm
BAN BIÊN TẬP
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Hoàng Thị Trang
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)