Cần chấm dứt giáo dục nhồi nhét
Chia sẻ bởi Nguyễn Huy Hưng |
Ngày 21/10/2018 |
23
Chia sẻ tài liệu: Cần chấm dứt giáo dục nhồi nhét thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
Cần chấm dứt giáo dục nhồi nhét!
Phạm Việt Hưng Khoa Học & Tổ Quốc số tháng 04-2008
Fukuzawa Yukichi: Dù có nhồi nhét đầy tri thức trong đầu, nhưng không thể ứng dụng vào thực tế thì cũng vô nghĩa Có lẽ cần phải có một luận án “hậu tiến sĩ” về sinh học tiến hoá để chứng minh rằng học sinh ngày nay có bộ não “tiến hoá” hơn so với bộ não của các thế hệ cha anh thủa trước, nếu không, sẽ không thể hiểu nổi tại sao sách giáo khoa + lối dạy học hiện nay lại nhồi nhét vào đầu học sinh một khối lượng kiến thức nhiều đến thế, nặng nề và khô cứng đến thế! Một bộ óc vĩ đại như Albert Einstein cũng không chịu nổi sự nhồi nhét quá tải đó chứ đừng nói đến học sinh của chúng ta.D ưới tiêu đề “Trẻ em đòi giảm tải chương trình …”, bản tin ngày 28-01-2008 của báo Tiền Phong cho biết em Trần Hán Nhật Minh, học sinh trường PTCS Lam Sơn, quận 6 TPHCM, nói: “Hiện nay chúng cháu phải học quá nhiều, học chính khóa không hết chương trình, chúng cháu phải học thêm ngoại khóa. Vì thế chúng cháu không có thời gian vui chơi. Làm sao các cô các chú có thể thay đổi chương trình học để chúng cháu không phải học ngày học đêm như hiện nay?”. Chính Einstein cũng đã từng phải kêu la lên “giáo dục nhiều quá!” để phản đối lối giáo dục nhồi nhét trong thời đại của ông. Ông cho rằng một nền giáo dục “quá nhấn mạnh đến hệ thống ganh đua cũng như chuyên ngành hoá quá sớm … sẽ giết chết tinh thần”. Ông vô cùng thất vọng khi thấy sự phát triển của tuổi trẻ “đang bị đe doạ trầm trọng bởi sự nhồi nhét”. Ông cảnh báo: “Giáo dục nhồi nhét tất yếu dẫn tới sự nông cạn và vô văn hoá”[1].
Nhưng chẳng phải ngành giáo dục đã và đang thực hiện “giảm tải” đó sao? Thoạt nhìn thì tưởng như vậy. Nhưng nhìn kỹ thì đó chỉ là sự giảm tải hình thức – giảm số tiết học (!!!), thay vì giảm tải thực chất – giảm tải chương trình như học sinh mong muốn! Kiểu “giảm tải” hiện nay chỉ càng làm cho thầy và trò khổ hơn, vì phải dạy và học vẫn chương trình nặng nề đó trong một số tiết ít hơn. Vậy cần phải nói rõ: Chương trình giáo khoa hiện nay quá nặng, lối dạy học và thi cử hiện nay quá hình thức, khoa trương chữ nghĩa, xa rời thực tế, làm khổ cả thầy lẫn trò, dẫn tới tình trạng “dạy giả”, “học giả” tràn lan chưa từng có. Đã đến lúc Bộ GD & ĐT không thể làm ngơ trước nỗi khổ của học sinh! 1] Nỗi khổ của thầy và trò: “Sách giáo khoa hành cả giáo viên chúng tôi. Hiện nay, các trường THCS của chúng tôi đang dạy học theo một chương trình rất nặng nề của SGK cải cách, … Mà đâu phải chỉ truyền tải kiến thức đơn thuần?… xin hãy ghé mắt vào SGK của 12 môn học của THCS để thấy rằng chúng ta đang đào tạo một lớp người ‘‘thần đồng’’, một mẫu người toàn diện tuyệt đối”. Đó là lời bộc bạch chân tình và thẳng thắn của cô giáo Trần Thị Tuyết Lan trên Việt Báo (http://vietbao.com.vn) ngày 21-11-2007. Thầy cô đã khổ như thế thì học sinh còn khổ đến đâu? Ngày 12-11-2007, cũng trên Việt Báo, một học sinh lớp 11 đã kêu lên những tiếng kêu nghẹn ngào nước mắt: “Đi học cực quá! Em hiện đang học lớp 11. Em đã học chương trình mới gần 6 năm- một khoảng thời gian khá dài và thực sự thấy chương trình cải cách này quá nặng. Mọi người luôn hỏi tại sao học sinh bây giờ không biết sử VN hay có những bạn còn không biết đọc hướng trên bản đồ? Câu hỏi này có nhiều người không thể trả lời nhưng đối với chúng em thật đơn giản: đó là vì không có thời gian. Có những môn học chúng em không ưa thích nhưng vẫn phải học, thật sự buồn chán và mệt mỏi khi phải đối phó với thầy cô và với bài kiểm tra. Giáo viên những môn chính như Toán, Văn, Lý , Hóa … sẵn sàng cho bài kiểm tra thật khó mà chỉ những ai đi học thêm biết đề trước mới có “đủ trình độ” để làm. Em đã chứng kiến một số giáo viên giảng bài qua loa trên lớp rồi cho làm bài tập, ai không biết làm thì điểm 0 sẽ đi vào sổ, còn những học sinh học thêm (thầy cô) thì đường học hành bằng phẳng hơn nhiều. Quá kinh khủng, có những lúc em không muốn sống và bỏ học vì những điều mình chứng kiến vẫn diễn ra như không tuân
Phạm Việt Hưng Khoa Học & Tổ Quốc số tháng 04-2008
Fukuzawa Yukichi: Dù có nhồi nhét đầy tri thức trong đầu, nhưng không thể ứng dụng vào thực tế thì cũng vô nghĩa Có lẽ cần phải có một luận án “hậu tiến sĩ” về sinh học tiến hoá để chứng minh rằng học sinh ngày nay có bộ não “tiến hoá” hơn so với bộ não của các thế hệ cha anh thủa trước, nếu không, sẽ không thể hiểu nổi tại sao sách giáo khoa + lối dạy học hiện nay lại nhồi nhét vào đầu học sinh một khối lượng kiến thức nhiều đến thế, nặng nề và khô cứng đến thế! Một bộ óc vĩ đại như Albert Einstein cũng không chịu nổi sự nhồi nhét quá tải đó chứ đừng nói đến học sinh của chúng ta.D ưới tiêu đề “Trẻ em đòi giảm tải chương trình …”, bản tin ngày 28-01-2008 của báo Tiền Phong cho biết em Trần Hán Nhật Minh, học sinh trường PTCS Lam Sơn, quận 6 TPHCM, nói: “Hiện nay chúng cháu phải học quá nhiều, học chính khóa không hết chương trình, chúng cháu phải học thêm ngoại khóa. Vì thế chúng cháu không có thời gian vui chơi. Làm sao các cô các chú có thể thay đổi chương trình học để chúng cháu không phải học ngày học đêm như hiện nay?”. Chính Einstein cũng đã từng phải kêu la lên “giáo dục nhiều quá!” để phản đối lối giáo dục nhồi nhét trong thời đại của ông. Ông cho rằng một nền giáo dục “quá nhấn mạnh đến hệ thống ganh đua cũng như chuyên ngành hoá quá sớm … sẽ giết chết tinh thần”. Ông vô cùng thất vọng khi thấy sự phát triển của tuổi trẻ “đang bị đe doạ trầm trọng bởi sự nhồi nhét”. Ông cảnh báo: “Giáo dục nhồi nhét tất yếu dẫn tới sự nông cạn và vô văn hoá”[1].
Nhưng chẳng phải ngành giáo dục đã và đang thực hiện “giảm tải” đó sao? Thoạt nhìn thì tưởng như vậy. Nhưng nhìn kỹ thì đó chỉ là sự giảm tải hình thức – giảm số tiết học (!!!), thay vì giảm tải thực chất – giảm tải chương trình như học sinh mong muốn! Kiểu “giảm tải” hiện nay chỉ càng làm cho thầy và trò khổ hơn, vì phải dạy và học vẫn chương trình nặng nề đó trong một số tiết ít hơn. Vậy cần phải nói rõ: Chương trình giáo khoa hiện nay quá nặng, lối dạy học và thi cử hiện nay quá hình thức, khoa trương chữ nghĩa, xa rời thực tế, làm khổ cả thầy lẫn trò, dẫn tới tình trạng “dạy giả”, “học giả” tràn lan chưa từng có. Đã đến lúc Bộ GD & ĐT không thể làm ngơ trước nỗi khổ của học sinh! 1] Nỗi khổ của thầy và trò: “Sách giáo khoa hành cả giáo viên chúng tôi. Hiện nay, các trường THCS của chúng tôi đang dạy học theo một chương trình rất nặng nề của SGK cải cách, … Mà đâu phải chỉ truyền tải kiến thức đơn thuần?… xin hãy ghé mắt vào SGK của 12 môn học của THCS để thấy rằng chúng ta đang đào tạo một lớp người ‘‘thần đồng’’, một mẫu người toàn diện tuyệt đối”. Đó là lời bộc bạch chân tình và thẳng thắn của cô giáo Trần Thị Tuyết Lan trên Việt Báo (http://vietbao.com.vn) ngày 21-11-2007. Thầy cô đã khổ như thế thì học sinh còn khổ đến đâu? Ngày 12-11-2007, cũng trên Việt Báo, một học sinh lớp 11 đã kêu lên những tiếng kêu nghẹn ngào nước mắt: “Đi học cực quá! Em hiện đang học lớp 11. Em đã học chương trình mới gần 6 năm- một khoảng thời gian khá dài và thực sự thấy chương trình cải cách này quá nặng. Mọi người luôn hỏi tại sao học sinh bây giờ không biết sử VN hay có những bạn còn không biết đọc hướng trên bản đồ? Câu hỏi này có nhiều người không thể trả lời nhưng đối với chúng em thật đơn giản: đó là vì không có thời gian. Có những môn học chúng em không ưa thích nhưng vẫn phải học, thật sự buồn chán và mệt mỏi khi phải đối phó với thầy cô và với bài kiểm tra. Giáo viên những môn chính như Toán, Văn, Lý , Hóa … sẵn sàng cho bài kiểm tra thật khó mà chỉ những ai đi học thêm biết đề trước mới có “đủ trình độ” để làm. Em đã chứng kiến một số giáo viên giảng bài qua loa trên lớp rồi cho làm bài tập, ai không biết làm thì điểm 0 sẽ đi vào sổ, còn những học sinh học thêm (thầy cô) thì đường học hành bằng phẳng hơn nhiều. Quá kinh khủng, có những lúc em không muốn sống và bỏ học vì những điều mình chứng kiến vẫn diễn ra như không tuân
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Huy Hưng
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)