Cảm thụ văn Tiểu học

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Ái Loan | Ngày 10/10/2018 | 33

Chia sẻ tài liệu: Cảm thụ văn Tiểu học thuộc Tập đọc 5

Nội dung tài liệu:

Đề 1: “…lời ru có gió mùa thu
Bàn tay mẹ quạt mẹ đưa gió về.
Những ngôi sao thức ngoài kia
Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con.
Đêm nay con ngủ giấc tròn
Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.”
(Trích Mẹ- Trần Quốc Minh)
Theo em hình ảnh nào góp phần nhiều nhất làm nên cái hay của đoạn thơ trên? Vì sao?
Bài làm:
Theo em, hình ảnh “ngọn gió” trong câu “Mẹ là ngọn gió của con suốt đời” đã góp phần nhiều nhất làm nên cái hay của đoạn thơ trên. Hình ảnh đó cho ta thấy người mẹ giống như ngọn gió thổi cho con mát, ru cho con ngủ và đi vào giấc mơ. Ngọn gió ấy thgooir cho con mát suốt cả cuộc đời, như là mẹ đã luôn làm việc cực nhọc để nuôi con khôn lớn, mong con sung sướng và hạnh phúc. Sự so sánh đẹp đẽ và sâu sắc cho ta thấm thía hơn về tình mẹ con, làm cho đoạn thơ thêm hay hơn.

Đề 2:
Hãy chỉ ra cái đúng và cái hay của sự so sánh trong mỗi câu thơ sau:
Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan.
(Hồ C Minh)
Bà như quả ngọt chín rồi
Càng thêm tuổi tác, càng tươi lòng vàng.
(Võ Thanh An)
Bài làm:
Cái đúng của sự so sánh ở câu thơ trên vì “trẻ em” giống như “búp trên cành”- đều là những sự vật còn tươi non, đang phát triển. Hay là vì hình ảnh đưa ra làm chuẩn để so sánh (búp trên cành) gợi sự suy nghĩ, liên tưởng đẹp và giàu ý nghĩa về “trẻ em”: tác giả muốn nói trẻ em luôn đầy sức sống, non tơ, chứa chan niềm hy vọng…
Cái đúng của sự so sánh ở câu thơ “Bà như quả ngọt chín rồi
Càng thêm tuổi tác, càng tươi lòng vàng” vì: “bà” sống đã lâu, tuổi đã cao, giống như “quả ngọt chín rồi”- đều phát triển đến độ già dặn, có giá trị cao. Hay vì hình ảnh đưa ra làm chuẩn để so sánh (quả ngọt chín rồi) gợi sự suy nghĩ, liên tưởng đẹp và giàu ý nghĩa về “bà”: có tấm lòng thơm thảo, đáng quý; có ích lợi cho cuộc đời, đáng nâng niu và trân trọng….

Đề 3: Trong bài Việt Nam thân yêu, nhà thơ Nguyễn Đình Thi có viết
“Việt Nam đất nước ta ơi!
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn.
Cánh cò bay lả dập dờn,
Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều.”
Nêu những cảm nhận của em khi đọc đoạn thơ trên.
Bài làm:
Đoạn thơ bộc lộ cảm xúc dạt dào của tác giả trước những vẻ đẹp bình dị trên đất nước Việt Nam thân yêu. Hình ảnh “biển lúa” rộng mênh mông gợi cho ta niềm tự hào về sự giàu đẹp, trù phú của quê hương. Hình ảnh “Cánh cò bay lả dập dờn” gợi vẻ nên thơ, xao xuyến mọi tấm lòng. Đất nước còn mang niềm tự hào với vẻ đẹp hùng vĩ của “đỉnh Trường Sơn” cao vòi vọi sớm chiều mây phủ. Đoạn thơ đã giúp ta cảm nhận được tình cảm thiết tha yêu quý và tự hào về đất nước của tác giả Nguyễn Đình Thi.

Đề 4: Trong bài Hạt gạo làng ta, nhà thơ Trần Đăng Khoa có viết
Hạt gạo làng ta
Có bão tháng bảy
Có mưa tháng ba
Giọt mồ hôi sa
Có mưa tháng sáu
Nước như ai nấu
Chết cả cá cờ
Cua ngoi lên bờ
Mẹ em xuống cấy…
Em hiểu đoạn thơ trên như thế nào? Hình ảnh đối lập trong đoạn thơ gợi cho em những suy nghí gì?
Bài làm: Hạt gạo của làng quê ta đã từng phải trải qua biết bao khó khăn thử thách to lớn của thiên nhiên: nào là bão thàng bảy, nào là mưa tháng ba… Hạt gạo còn được làm ra từ những giọt mồ hôi của người mẹ hiền trên cánh đồng nắng lửa: “Giọt mồ hôi sa/ Có mưa tháng sáu/ Nước như ai nấu/ Chết cả cá cờ/ Cua ngoi lên bờ/ Mẹ em xuống cấy…” . Hình ảnh đối lập ở hai dòng thơ cuối (“Cua ngoi lên bờ/Mẹ em xuống cấy” gợi cho ta nghĩ đến sự vất vả, gian truân của người mẹ khó có gì so sánh nổi. Qua đó chúng ta càng cảm nhận sâu sắc được nỗi vất vả của người mẹ để làm ra hạt gạo và chúng ta lại càng thêm yêu thương mẹ biết bao nhiêu!


Đề 4: Cảm nhận bài
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Ái Loan
Dung lượng: 86,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)