CAM THU VAN HOC LOP 5

Chia sẻ bởi Phạm Thị Đẹp | Ngày 10/10/2018 | 36

Chia sẻ tài liệu: CAM THU VAN HOC LOP 5 thuộc Tập đọc 5

Nội dung tài liệu:

Câu 1 : Trong bài thơ “ Bầm ơi” của nhà thơ Tố Hữu viết :
“ Bầm ơi! sớm sớm chiều chiều
Thương con bầm chớ lo nhiều bầm nghe
Con đi trăm núi ngàn khe
Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm !
Con đi đánh giặc mười năm
Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi”
Nêu những điều em cảm nhận được từ đoạn thơ trên.
CẢM THỤ VĂN HỌC
Câu 1 : Trong bài “Tiếng ru” ( TV2, tập 2) nhà thơ Tố Hữu có viết như sau :
Một ngôi sao chẳng sáng đêm
Một bông lúa chín chẳng nên mùa vàng
Một người - đâu phải nhân gian ?
Sống chăng, một đốm lửa tàn mà thôi !
Từ cách diễn đạt giàu hình ảnh trong đoạn thơ trên, em hiểu nhà thơ muốn nói với ta điều gì ?
GỢI Ý : - Cách diễn đạt giàu hình ảnh : “ Một ngôi sao” thì chỉ có ánh sáng yếu ớt, không thể làm sáng được màn đêm; “Một bông lúa chín” thì thật bé nhỏ, không thể làm nên được “mùa vàng” bội thu: “Một người”thì không thể hiểu đó là “nhân gian” được ( vì “ nhân gian” có thể hiểu là “cõi đời”, nơi cả loài người sinh sống”, “một người” dù có sốâng thì cũng chỉ giống như một “đốm lửa tàn”
( ánh sáng của ngọn lửa sắp tắt), chẳng co ý nghĩa gì.
- Qua đó, nhà thơ muốn nói với ta lời khuyên có ý nghĩa sâu sắc: con người chỉ sống hữu ích trong mối quan hệ đoàn kết với tập thể, không nên tách rời khỏi tập thể, chỉ ngh4 đến riêng mình và sống cho mình mà thôi !

Câu 2 : “Tóc bà trắng tựa mây bông
Chuyện bà như giếng cạn xong lại đầy.”
Hãy cho biết : Nghệ thuật so sánh được sử dụng trong hai dòng thơ trên giúp em thấy rõ hình ảnh người bà như thế nào ?
Ý : - Mái tóc trắng của bà được so sánh với hình ảnh đám “mây bông” trên trời cho thấy bà có vẻ đẹp hiền từ, cao quý và đáng kính trọng.
- Chuyện của bà kể (cho cháu nghe) được so sánh với hình ảnh cái giếng thân thuộc ở làng quê Việt Nam cứ cạn xong lại đầy, ý nói : “kho” chuyện của bà rất nhiều, không bao giờ hết, đó là những câu chuyện dành kể cho cháu nghe với tình yêu thương đẹp đẽ…
Câu 3 : “…Lời ru có gió mùa thu
Bàn tay mẹ quạt mẹ đưa gió về
Những ngôi sao thức ngoài kia
Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con
Đêm nay con ngủ giấc tòn
Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.”
Theo em, hình ảnh nào góp phần nhiều nhất làm nên cái hay của đoạn thơ trên, vì sao?
Ý : Hình ảnh góp phần nhiều nhất làm nên cái hay của đoạn thơ trên là hình ảnh ngọn gió trong câu Mẹ là ngọn gió của con suốt đời. Vì ngọn gió tình yêu thương của mẹ làm cho con được ngủ ngon lành với những giấc mơ đẹp khi còn nhỏ ; làm cho con yên tâm vững bước khi lớn lên ; luôn ở bên con để con cảm thấy sung sướng và hạnh phúc suốt cả cuộc đời. Sự so sánh đẹp đẽ và sâu sắc đó cho ta thấy thấm thía hơn về tình mẹ con, làm cho đoạn thơ hay hơn.

Câu 4 : “Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi hết đời, lòng mẹ vẫn thương con”
Hai dòng thơ trên giúp em cảm nhận được điều gì đẹp đẽ ?
Ý : Hai dòng thơ trên giúp em cảm nhận được điều đẹp đẽ :
Tình cảm yêu thương của mẹ dành cho con thật to lớn và không bao giờ vơi cạn. Dù con đã khôn lớn, dù có đi hết đời, tình thương của mẹ đối với con vẫn còn sống mãi, vẫn theo con để quan tâm, lo lắng, giúp đỡ con, tiếp cho con thêm sức mạnh vươn lên trong cuộc sống. Có thể nói tình thương của mẹ là tình thương bất tử !

Câu 5 : “ Bà như quả ngọt chín rồi
Càng thêm tuổi tác càng tươi lòng vàng.” ( Việt 3- tập1- Võ Thanh An )
Em ý nghĩa của 2 câu thơ trên như thế nào ? Em sẽ nói gì với bà của mình ?
Ý : - Nêu được ý nghĩa như :
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Thị Đẹp
Dung lượng: 47,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)