Cải cách Hồ Quý Ly
Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Nhiễu |
Ngày 09/05/2019 |
52
Chia sẻ tài liệu: Cải cách Hồ Quý Ly thuộc Lịch sử 12
Nội dung tài liệu:
CUỘC CẢI CÁCH CỦA HỒ QUÝ LY TRONG LỊCH SỬ TRUNG ĐẠI VIỆT NAM
LỜI MỞ ĐẦU
Lịch sử việt nam thời trung đại đã xuất hiện các cuộc cải cách:
+ Cuộc cải cách của Khúc Hạo năm 907.
+ Cuộc cải cách của Hồ Quý Ly cuối thế kỷ XIV - đầu thế kỷ XV.
+ Cuộc cải cách của Lê Thánh Tông cuối thế kỷ XV.
+ Cuộc cải cách của Quang Trung -Nguyễn Huệ cuối thế kỷ XVIII.
+ Cuộc cải cách hành chính của Minh Mạng ở nửa đầu thế kỷ XIX.
II. Nội dung :
1. Thực trạng của đất nước trước cuộc cải cách .
A. Sự sa đoạ của của tầng lớp quý tộc cầm quyền .
- Vương triêu Trần ,từ vua Trần Dụ Tông (1341-1369) ngày càng đi vào con đường suy thoái . Vua quan đua nhau ăn chơi hưởng lạc:
- Trong nội bộ tầng lớp quý tộc cầm quyền chia bè phái mâu thuẫn giết hại lẫn nhau tranh giành địa vị.
B. Đời sống cực khổ của các tầng lớp nhân dân .
- Nửa sau thế kỷ XIVđã có: 9lần vỡ đê lụt lớn, 11 lần hạn hán .
Mất mùa đói kém dân chúng phải bán vợ đợ con .
C. Sự suy thoái của vương triều trần cuối thế kỷ XIVcòn thể hịện ở sự bất lực trước các cuộc ngoại xâm .
Dụ Tông sai: “Đào hồ lớn ở vườn Ngự nơi hậu cung, trong hồ chất đá làm núi, bên bờ hồ trồng thông, trúc và nhiều thứ cây khác, thêm vào đấy nào là cỏ lạ, hoa thơm, muông kì chim quý. Bốn mặt khai thông cho nước sông vào, lại đào hồ khác bắt dân chở nước mặn vào hồ để nuôi cá, các hải sản, bắt người Hóa Châu chở cá sấu thả vào đấy, lại làm dãy khách lang ở Tây Điện thẳng vào cửa Hoàng Phúc... Nay xây cát, mai tu tạo, không lúc nào ngớt việc”.
Điển hình là vụ một số quý tộc đại thần nhà Trần như Thái bảo Trần Nguyên Hàng và Thượng tướng Trần Khát Chân mưu giết Hồ Quý Ly không được, bị Quý Ly giết chết cùng với hơn 370 quan lại, quý tộc khác.
- Nửa cuối thế kỷ XIV vài ba lần quân ChămPa đánh vào kinh thành Thăng Long vua Trần phải đi lánh nạn .
- Năm 1384 nhà Trần phải cung cấp cho nhà Minh 5000 thạch lương
2. Những chính sách và biện pháp cải cách của Hồ Quý Ly.
A. Cải cách Chính Trị ,Quân sự ,Luật pháp.
- Chính Trị: Xoá bỏ quan lại thuộc tôn thất nhà Trần thay bằng thay bằng tầng lớp nho sĩ tri thức có tư tưởng cải cách.
Quân sự: Hồ Quý Ly định lại binh chế chỉnh đốn quân đội. Tổ chức lại quân Túc vệ, thải những tướng sĩ bất tài bằng những người khỏe và am tường võ nghệ.
+ Nhà Hồ chú trong đến trang bị vũ khí cho quân đội.
Luật pháp: Nhà Hồ có tới 30 lần ban hành luật lệ nhằm xây dựng và củng cố chế độ quân chủ quan liêu chuyên chế và khôi phục lại kỉ cương xã hội bị rối loạn vào cuối thời Trần.
* Thân thế, sự nghiệp của Hồ Quý Ly:
Hồ Quý Ly tự là Lý Nguyên, dòng dõi trạng nguyên Hồ Hưng Dật, người Chiết Giang – Trung Quốc.
1395, nhà Trần phong cho Hồ Quý Ly chức Nhập nội phụ chính thái sư Bình Chương quân quốc trọng sự, Tuyên chung Vệ quốc Đại Vương.
1399, tự xưng là Quốc Tổ Chương Hoàng.
1400, lên ngôi vua.
B. Cải cách Kinh tế -Tài chính.
- Năm 1396 ban hành chính sách phát hành tiền giấy gọi là “thông bảo hội sao”.
- Năm 1397 ban hành chính sách Hạn Điền: Thứ dân không quá 10 mẫu.
- Năm 1401 ban hành chính sách Hạn Nô.
- Năm 1402 nhà Hồ ban hành chính sách thuế mới: định lại biểu thuế đinh và thuế ruộng.
C. Cải cách Văn hoá, giáo dục.
- Năm1396 xuống chiếu định cách thức thi Hương, Hội, Đình.
- Năm 1404, trong kì thi còn có thêm môn làm tính.
- Hồ Quý Ly đề cao chữ Nôm.
- Đối với Phật giáo: năm 1396, Hồ Quý Ly bắt tất cả những nhà sư chưa đến 50 tuổi phải hoàn tục để lao động
3. Tác dụng và hạn chế .
A. Tác dụng :
- Đã xoá bỏ được được tầng lớp quý tộc Trần ra khỏi bộ máy nhà nước, bước đầu xây dựng một thiết chế nhà nước quân chủ quan liêu.
- Chính sách hạn điền khẳng định quyền sở hữu tối cao của nhà nước.
- Thuế đinh của Hồ Quý Ly công bằng hơn so với thời Trần .
- Đã xây dựng được một nền văn hoá giáo dục dân tộc mang bản sắc Việt Nam.
B. Hạn chế:
- Cuộc cải cách thực hiện thiếu triệt để một số chính sách :
+ Chính sách hạn điền trang.
+ Chính sách hạn nô.
+ Chính sách phát hành tiền giấy chưa có hiệu quả.
III. KẾT LUẬN
- Cuộc cải cách của Hồ Quý Ly mặc dù có mục tiêu, định hướng đúng đắn nhưng do còn có nhiều hạn chế trong nội dung và biện pháp thực hiện và khó khăn khách quan đó là cuộc xâm lược của quân Minh. Đã làm cho cuộc cải cách của Hồ Quý Ly nhanh chóng thất bại.
- Tuy thất bại nhưng cuộc cải cách của Hồ Quý Ly đã là một bài học lịch sử cho những cuộc cải cách tiếp theo.
LỜI MỞ ĐẦU
Lịch sử việt nam thời trung đại đã xuất hiện các cuộc cải cách:
+ Cuộc cải cách của Khúc Hạo năm 907.
+ Cuộc cải cách của Hồ Quý Ly cuối thế kỷ XIV - đầu thế kỷ XV.
+ Cuộc cải cách của Lê Thánh Tông cuối thế kỷ XV.
+ Cuộc cải cách của Quang Trung -Nguyễn Huệ cuối thế kỷ XVIII.
+ Cuộc cải cách hành chính của Minh Mạng ở nửa đầu thế kỷ XIX.
II. Nội dung :
1. Thực trạng của đất nước trước cuộc cải cách .
A. Sự sa đoạ của của tầng lớp quý tộc cầm quyền .
- Vương triêu Trần ,từ vua Trần Dụ Tông (1341-1369) ngày càng đi vào con đường suy thoái . Vua quan đua nhau ăn chơi hưởng lạc:
- Trong nội bộ tầng lớp quý tộc cầm quyền chia bè phái mâu thuẫn giết hại lẫn nhau tranh giành địa vị.
B. Đời sống cực khổ của các tầng lớp nhân dân .
- Nửa sau thế kỷ XIVđã có: 9lần vỡ đê lụt lớn, 11 lần hạn hán .
Mất mùa đói kém dân chúng phải bán vợ đợ con .
C. Sự suy thoái của vương triều trần cuối thế kỷ XIVcòn thể hịện ở sự bất lực trước các cuộc ngoại xâm .
Dụ Tông sai: “Đào hồ lớn ở vườn Ngự nơi hậu cung, trong hồ chất đá làm núi, bên bờ hồ trồng thông, trúc và nhiều thứ cây khác, thêm vào đấy nào là cỏ lạ, hoa thơm, muông kì chim quý. Bốn mặt khai thông cho nước sông vào, lại đào hồ khác bắt dân chở nước mặn vào hồ để nuôi cá, các hải sản, bắt người Hóa Châu chở cá sấu thả vào đấy, lại làm dãy khách lang ở Tây Điện thẳng vào cửa Hoàng Phúc... Nay xây cát, mai tu tạo, không lúc nào ngớt việc”.
Điển hình là vụ một số quý tộc đại thần nhà Trần như Thái bảo Trần Nguyên Hàng và Thượng tướng Trần Khát Chân mưu giết Hồ Quý Ly không được, bị Quý Ly giết chết cùng với hơn 370 quan lại, quý tộc khác.
- Nửa cuối thế kỷ XIV vài ba lần quân ChămPa đánh vào kinh thành Thăng Long vua Trần phải đi lánh nạn .
- Năm 1384 nhà Trần phải cung cấp cho nhà Minh 5000 thạch lương
2. Những chính sách và biện pháp cải cách của Hồ Quý Ly.
A. Cải cách Chính Trị ,Quân sự ,Luật pháp.
- Chính Trị: Xoá bỏ quan lại thuộc tôn thất nhà Trần thay bằng thay bằng tầng lớp nho sĩ tri thức có tư tưởng cải cách.
Quân sự: Hồ Quý Ly định lại binh chế chỉnh đốn quân đội. Tổ chức lại quân Túc vệ, thải những tướng sĩ bất tài bằng những người khỏe và am tường võ nghệ.
+ Nhà Hồ chú trong đến trang bị vũ khí cho quân đội.
Luật pháp: Nhà Hồ có tới 30 lần ban hành luật lệ nhằm xây dựng và củng cố chế độ quân chủ quan liêu chuyên chế và khôi phục lại kỉ cương xã hội bị rối loạn vào cuối thời Trần.
* Thân thế, sự nghiệp của Hồ Quý Ly:
Hồ Quý Ly tự là Lý Nguyên, dòng dõi trạng nguyên Hồ Hưng Dật, người Chiết Giang – Trung Quốc.
1395, nhà Trần phong cho Hồ Quý Ly chức Nhập nội phụ chính thái sư Bình Chương quân quốc trọng sự, Tuyên chung Vệ quốc Đại Vương.
1399, tự xưng là Quốc Tổ Chương Hoàng.
1400, lên ngôi vua.
B. Cải cách Kinh tế -Tài chính.
- Năm 1396 ban hành chính sách phát hành tiền giấy gọi là “thông bảo hội sao”.
- Năm 1397 ban hành chính sách Hạn Điền: Thứ dân không quá 10 mẫu.
- Năm 1401 ban hành chính sách Hạn Nô.
- Năm 1402 nhà Hồ ban hành chính sách thuế mới: định lại biểu thuế đinh và thuế ruộng.
C. Cải cách Văn hoá, giáo dục.
- Năm1396 xuống chiếu định cách thức thi Hương, Hội, Đình.
- Năm 1404, trong kì thi còn có thêm môn làm tính.
- Hồ Quý Ly đề cao chữ Nôm.
- Đối với Phật giáo: năm 1396, Hồ Quý Ly bắt tất cả những nhà sư chưa đến 50 tuổi phải hoàn tục để lao động
3. Tác dụng và hạn chế .
A. Tác dụng :
- Đã xoá bỏ được được tầng lớp quý tộc Trần ra khỏi bộ máy nhà nước, bước đầu xây dựng một thiết chế nhà nước quân chủ quan liêu.
- Chính sách hạn điền khẳng định quyền sở hữu tối cao của nhà nước.
- Thuế đinh của Hồ Quý Ly công bằng hơn so với thời Trần .
- Đã xây dựng được một nền văn hoá giáo dục dân tộc mang bản sắc Việt Nam.
B. Hạn chế:
- Cuộc cải cách thực hiện thiếu triệt để một số chính sách :
+ Chính sách hạn điền trang.
+ Chính sách hạn nô.
+ Chính sách phát hành tiền giấy chưa có hiệu quả.
III. KẾT LUẬN
- Cuộc cải cách của Hồ Quý Ly mặc dù có mục tiêu, định hướng đúng đắn nhưng do còn có nhiều hạn chế trong nội dung và biện pháp thực hiện và khó khăn khách quan đó là cuộc xâm lược của quân Minh. Đã làm cho cuộc cải cách của Hồ Quý Ly nhanh chóng thất bại.
- Tuy thất bại nhưng cuộc cải cách của Hồ Quý Ly đã là một bài học lịch sử cho những cuộc cải cách tiếp theo.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thị Nhiễu
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)