Cách viết SKKN
Chia sẻ bởi Nguyễn Lương Phùng |
Ngày 26/04/2019 |
62
Chia sẻ tài liệu: Cách viết SKKN thuộc Giáo dục công dân 12
Nội dung tài liệu:
Trao đổi về việc viết SKKN dạy học
Nguyễn Lương Phùng
THPT Chuyên Phan Bội Châu
Việc đúc rút và viết sáng kiến kinh nghiệm dạy học đã trở thành một phong trào có ý nghĩa thiết thực đối với việc nâng cao chất lượng dạy học ở các trường phổ thông.Đã có nhiều kinh nghiệm quí được phổ biến. ở nhiều trường đến kì kết thúc một năm học , viết SKKN đã trở thành yêu cầu đối với mọi giáo viên. Trong quá trình viết sáng kiến kinh nghiệm đã có không ít giáo viên băn khoăn về cách viết SKKN. Bản thân tôi đã có dịp tìm hiểu các văn bản hướng dẫn của Bộ Giáo dục và cũng đã có viết một số SKKN đạt yêu cầu xin được nêu ra đây để trao đổi cùng các bạn
A- Một số yêu cầu của SKKN
1- Tính sáng tạo:
- Tính sáng tạo là thể hiện cách làm mới của riêng mình mang lại hiệu quả tốt hơn những cách làm thông thường trước đây của bản thân và các tài liệu sách vở đã viết.
Tuy nhiên chúng ta đừng nghĩ: sáng tạo là một cách làm rất độc đáo, rất đặc biệt. Trong giảng dạy không có chuyện đó. Nếu nghĩ và yêu cầu như vậy chúng ta không bao giờ viết được SKKN. Những điều mà chúng ta trăn trở, tìm tòi tâm đắc rút ra một phương án giảng dạy có hiệu quả làm giải tỏa được các khó khăn, các vướng mắc trong quá trình giảng dạy, có khi chỉ là cách hình thành một khái niệm thì đó chính là kinh nghiệm, là điều các đồng chí nên viết, nên ghi lại đồng thời trao đổi với bạn bè đồng nghiệp.
- Khi viết phải hiểu đúng hơn khái niệm sáng tạo:
Có những đồng chí dựa vào những điều tài liệu, sách vở đã viết tổng hợp lại cho đó là SKKN của mình. Quan điểm như vậy thật là không đúng. Đó chỉ là tài liệu sưu tầm chứ không phải là SKKN. Có những đồng chí viết theo cách thức đó thành cả quyển sách hàng trăm trang gửi lên Sở giáo dục đào tạo để xét SKKN. Khi xét người ta chỉ có thể ghi nhận đ/c là người dành nhiều thời gian và công sức cho công tác chuyên môn chứ không thể xếp được vào danh mục SKKN.
Lưu ý rằng, có thể dựa vào những điều tài liệu đã viết nhưng phải đưa ra được cách vận dụng của bản thân có những điểm mới mang lại hiệu quả hơn so với cách làm đã trình bày trong tài liệu thì đó chính là sáng tạo, là SKKN.
2- Tính khoa học:
Những điều trình bày phải đảm bảo tính chính xác về mặt khoa học, phải có những cứ liệu tin cậy được kiểm nghiệm qua các tài liệu và những thực nghiệm kỹ lưỡng của bản thân. Những điều rút ra phải phù hợp vơi nhận thức của loài người hiện nay, phải làm cho những người tìm hiểu tin tưởng, thừa nhận.
3- Tính sư phạm:
Bài viết cần có ngôn ngữ giản dị, dễ hiểu, ngắn gọn, súc tích. Cách trình bày phải phù hợp với yêu cầu của việc viết SKKN, phù hợp với nhận thức của người nghe và
Nguyễn Lương Phùng
THPT Chuyên Phan Bội Châu
Việc đúc rút và viết sáng kiến kinh nghiệm dạy học đã trở thành một phong trào có ý nghĩa thiết thực đối với việc nâng cao chất lượng dạy học ở các trường phổ thông.Đã có nhiều kinh nghiệm quí được phổ biến. ở nhiều trường đến kì kết thúc một năm học , viết SKKN đã trở thành yêu cầu đối với mọi giáo viên. Trong quá trình viết sáng kiến kinh nghiệm đã có không ít giáo viên băn khoăn về cách viết SKKN. Bản thân tôi đã có dịp tìm hiểu các văn bản hướng dẫn của Bộ Giáo dục và cũng đã có viết một số SKKN đạt yêu cầu xin được nêu ra đây để trao đổi cùng các bạn
A- Một số yêu cầu của SKKN
1- Tính sáng tạo:
- Tính sáng tạo là thể hiện cách làm mới của riêng mình mang lại hiệu quả tốt hơn những cách làm thông thường trước đây của bản thân và các tài liệu sách vở đã viết.
Tuy nhiên chúng ta đừng nghĩ: sáng tạo là một cách làm rất độc đáo, rất đặc biệt. Trong giảng dạy không có chuyện đó. Nếu nghĩ và yêu cầu như vậy chúng ta không bao giờ viết được SKKN. Những điều mà chúng ta trăn trở, tìm tòi tâm đắc rút ra một phương án giảng dạy có hiệu quả làm giải tỏa được các khó khăn, các vướng mắc trong quá trình giảng dạy, có khi chỉ là cách hình thành một khái niệm thì đó chính là kinh nghiệm, là điều các đồng chí nên viết, nên ghi lại đồng thời trao đổi với bạn bè đồng nghiệp.
- Khi viết phải hiểu đúng hơn khái niệm sáng tạo:
Có những đồng chí dựa vào những điều tài liệu, sách vở đã viết tổng hợp lại cho đó là SKKN của mình. Quan điểm như vậy thật là không đúng. Đó chỉ là tài liệu sưu tầm chứ không phải là SKKN. Có những đồng chí viết theo cách thức đó thành cả quyển sách hàng trăm trang gửi lên Sở giáo dục đào tạo để xét SKKN. Khi xét người ta chỉ có thể ghi nhận đ/c là người dành nhiều thời gian và công sức cho công tác chuyên môn chứ không thể xếp được vào danh mục SKKN.
Lưu ý rằng, có thể dựa vào những điều tài liệu đã viết nhưng phải đưa ra được cách vận dụng của bản thân có những điểm mới mang lại hiệu quả hơn so với cách làm đã trình bày trong tài liệu thì đó chính là sáng tạo, là SKKN.
2- Tính khoa học:
Những điều trình bày phải đảm bảo tính chính xác về mặt khoa học, phải có những cứ liệu tin cậy được kiểm nghiệm qua các tài liệu và những thực nghiệm kỹ lưỡng của bản thân. Những điều rút ra phải phù hợp vơi nhận thức của loài người hiện nay, phải làm cho những người tìm hiểu tin tưởng, thừa nhận.
3- Tính sư phạm:
Bài viết cần có ngôn ngữ giản dị, dễ hiểu, ngắn gọn, súc tích. Cách trình bày phải phù hợp với yêu cầu của việc viết SKKN, phù hợp với nhận thức của người nghe và
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Lương Phùng
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)