Cach viet sang kien kinh nghiem

Chia sẻ bởi Minh Chau Hien | Ngày 05/10/2018 | 48

Chia sẻ tài liệu: cach viet sang kien kinh nghiem thuộc Lớp 3 tuổi

Nội dung tài liệu:


 UBND HUYỆN THANH CHƯƠNG
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐẠO TẠO
Phương hướng đẩy mạnh công tác làm SKKN và NCKH trong thời gian tới.
       Tăng cường công tác chỉ đạo nhăm đẩy mạnh các hoạt động đúc rút SKKN và NCKH thông qua các văn bản chỉ đạo, Các hướng dẫn chuyên môn của từng cấp học. Các văn bản này cần chỉ ra nhưng vấn đề cụ thể cho  các nhà trường, các nhà giáo tập trung vào những chủ đề chính đáp ứng nhu cầu đổi mới của ngành. Kèm theo đó tăng cường mở các lớp tập huấn để hướng dẫn cơ sở phương pháp làm khoa học, cách làm các đề tài cho chính xác, thiết thực .
      Các nhà trường cần xác định vai trò quan trọng của công tác NCKH và đúc rút SKKN trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy, giáo dục của đơn vị mình.
     Các thầy cô giáo cần xác định việc làm đề tài SKKN và NCKH là công việc thường xuyên gắn với tay nghề, gắn với việc nâng cao trình độ chuyên môn. Không nên quan niệm đơn thuần là thủ tục công nhận danh hiệu thi đua.
      Từ năm 2008 -2009, Phòng giáo dục và Đào tạo đã  mở trang thông tin điện tử sẽ đăng tải các bài viết của cán bộ giáo viên trong ngành, trước hết là các đề tài có chất lượng tốt để các đơn vị nghiên cứu trao đổi học tập.
Hướng dẫn viết sáng kiến kinh nghiệm
                                                                         
1. Sáng kiến kinh nghiệm là gì?
            - Sáng kiến là ý kiến sinh ra từ những nhận xét mới
            - Kinh nghiệm là những hiểu biết do trông thấy, nghe thấy, do từng trải mà có.
Kinh nghiệm là những tri thứ do qui nạp và thực nghiệm đem lại, đã được chỉnh lý và phân lọai để lập thành cơ sở của khoa học. Như vậy nói tới kinh nghiệm là nói đến những việc đã làm,đã có kết quả, đã được kiểm nghiệm trong thực tế, không phải là những việc  dự định hay còn trong ý nghĩ. “ Sáng kiến kinh nghiệm “ là những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo mà người viết tích lũy  được trong thực tiễn công tác giảng dạy và giáo dục, bằng những họat động cụ thể đã khắc phục được những khó khăn mà với những biện pháp thông thường không thể giải quyết được, góp phần nâng cao hiệu quả rõ rệt  trong công tác của người giáo viên. 
2. Những yêu cầu cơ bản đối với một sáng kiến kinh nghiệm
            Khi viết một sáng kiến kinh nghiệm, tác giả cần làm rõ tính mục đích, tính thực tiễn, tính sáng tạo khoa học và khả năng vận dụng, mở rộng SKKN đó như thế nào? Sau đây là biểu hiện cụ thể cần đạt được của những yêu cầu trên:
            + Tính mục đích:        
               
            + Tính thực tiễn :
             
            + Tính sáng tạo khoa học:
           
            + Khả năng vận dụng và mở rộng SKKN:
           
 3. Mức độ và cách giới thiệu SKKN:
            Có thể  chia SKKN thành 2 mức độ như sau:
            + Tường thuật kinh nghiệm: tác giả kể lại những suy nghĩ, những việc đã làm, những cách làm đã mang lại những kết quả như thế nào?
            Tuy nhiên cần tránh việc kể lể dài dòng, dàn trải biến bản SKKN thành một bản báo cáo thành tích hoặc một bản báo cáo tổng kết đơn thuần. Điều này sẽ làm cho bản SKKN kém giá trị, thiếu tính thuyết phục.
            + Phân tích kinh nghiệm: Ở mức độ này, tác giả cần thực hiện được các yêu cầu như ở mức độ tường thuật kinh nghiệm. Ngòai ra cần nhận xét, đánh giá những ưu điểm, tác động và những mặt còn hạn chế của SKKN  đã thực hiện, hướng phát triển nâng cao của đề tài ( nếu có thể ).
 4.Các bước tiến hành viết một SKKN:
+Chọn đề tài  ( đặt tên đề tài ):
               Khi tiến hành công việc viết SKKN, công việc đầu tiên của tác giả là cần suy nghĩ  lựa chọn một tên đề tài phù hợp. Trong nghiên cứu khoa học ( viết SKKN ) việc xác định tên đề tài có ý nghĩa quan trọng số một, đôi khi nó còn quan trọng hơn cả việc giải quyết đề tài. Việc xác định tên đề tài chính xác  có tác dụng định hướng giải quyêt vấn đề cho tác giả, giúp cho tác giả biết tập trung sự nghiên cứu vào vấn đề cần giải quyết, tránh được sự lan man, lạc đề.
               Tên đề tài chính là một mâu thuẫn, một vấn đề trong thực tiễn giảng dạy, giáo dục mà tác giả còn đang phân vân, trăn trở, tìm cách giải quyết, làm sáng tỏ. Tên đề tài mang tính chủ thể, đòi hỏi người viết phải có sự hứng thú với nó, phải kiên trì và quyết tâm với nó. Về mặt ngôn từ tên đề tài phải đạt các yêu cầu
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Minh Chau Hien
Dung lượng: 53,50KB| Lượt tài: 3
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)