Cach soan Giao An Tren PowerPoint

Chia sẻ bởi Bùi Trung Đức | Ngày 02/05/2019 | 40

Chia sẻ tài liệu: Cach soan Giao An Tren PowerPoint thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

N?i dung t?p hu?n 2009

1- Lợi ích của việc soạn bài gảng điện tử
2- Những yêu cầu và nguyên tắc cơ bản khi thiết kế bài gảng điện tử
3- Các bước cơ bản khi thiết kế bài giảng điện tử dùng PowerPoint
4- Bài tập thực hành
Good morning!
Welcome!
Nội dung tập huấn 2009
1- Lợi ích của việc soạn bài giảng điện tử

Việc thực hiện các bài giảng bằng Powerpoint cho thấy sự cần thiết bởi nó đáp ứng được yêu cầu giáo dục:
- Tạo sự hứng thú học tập cho học sinh bởi khả năng đối thoại trực tiếp. Nó giúp học sinh dễ lĩnh hội kiến thức bởi khả năng phối hợp được các giác quan. Nó cũng làm tăng tính trực quan thông qua các minh hoạ bằng “Media clips” phù hợp được chèn thêm vào bài giảng.
- Tiết kiệm thời gian và chi phí trong giảng dạy bởi làm giảm được thời gian viết bảng, tạo sự thuận lợi khi nhắc lại phần kiến thức được trình bày trước, khả năng lưu giữ và bổ sung nội dung bài học dễ dàng mà không cần in ấn lại.
Lợi ích của việc soạn bài gảng điện tử
- Tiện lợi khi cần tăng thêm lượng kiến thức, đưa thêm những nội dung mới hay mở rộng trong tiết giảng. Phát huy được tính tích cực của học sinh vì các minh hoạ cùng sự tổ chức giúp học sinh dễ dàng tìm hiểu, phân tích, so sánh, tổng hợp vấn đề để rồi rút ra kết luận cần thiết.
- Giảm thiểu sự vất vả của giáo viên trong giờ lên lớp. Đồng thời, giúp giáo viên hạn chế phần nào việc dùng phấn có ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ.
- Thuận tiện trong việc hỗ trợ cho các hoạt động (trong các chủ đề của môn học) nhắm truyền đạt kỷ năng, kiến thức và thái độ ngành, nghề cho học sinh. Đặc biệt, nó giúp cho sự nhấn mạnh, lập lại hay liên kết các hoạt động khác nhau được thuận lợi.
2- Yêu cầu đối với một bài giảng điện tử
Yêu cầu chung
Yêu cầu về nội dung
Yêu cầu về phần câu hỏi - giải đáp
Đầy đủ:
- Có đủ nội dung bài học.
Chính xác:
- Về thông tin, không sai sót.
Trực quan:
- Sinh động, hấp dẫn.
Bài kiểm tra:
- Trực quan, đủ các cấp độ, đánh giá được từng phần và toàn bài học.
2.1- Yêu cầu chung

Lý thuyết cô đọng.
Minh hoạ sinh động.
Có tính tương tác cao, rõ nét.
2.2- Yêu cầu về nội dung
Câu hỏi gợi ý giới thiệu chủ đề mới.
Câu hỏi kiểm tra đánh giá từng phần và toàn bộ nội dung bài học.
Câu hỏi liên kết hay chuyển tiếp giữa các phần, giữa chủ đề trước với chủ đề hiện tại hay kế tiếp.

2.3- Yêu cầu về phần câu hỏi
- giải đáp
2- Những nguyên tắc cơ bản khi thiết kế bài gảng điện tử

1. Đảm bảo tính Sư phạm khi thiết kế bài giảng điện tử
2. Đảm bảo tính hiệu quả
3. Đảm bảo tính mở rộng và phổ dụng
4. Đảm bảo tính tối ưu của cấu trúc cơ sở dữ liệu
5. Đảm bảo tính cập nhật nội dung kiến thức của bài giảng
6. Đảm bảo một số nguyên tắc về hình thức
2.6- Đảm bảo một số nguyên tắc về hình thức
+ Về màu sắc của nền hình:
Cần tuân thủ nguyên tắc tương phản (contrast), chỉ nên sử dụng chữ màu sậm (đen, xanh đậm, đỏ đậm…) trên nền trắng hay nền màu sáng. Ngược lại, khi dùng màu nền sậm thì chỉ nên sử dụng chữ có màu sáng hay trắng.
+ Về font chữ:
Chỉ nên dùng các font chữ đậm, rõ và gọn (Arial, Tahoma, VNI-Helve…) hạn chế dùng các font chữ có đuôi (VNI-times…) vì dễ mất nét khi trình chiếu.
2.6- Đảm bảo một số nguyên tắc về hình thức
+ Về size chữ:
Giáo viên thường muốn chứa thật nhiều thông tin trên một slide nên hay có khuynh hướng dùng cỡ chữ nhỏ. Thực tế, trong kỹ thuật dùng máy chiếu Projector chiếu lên màn cho khoảng 40 người xem thì size chữ thích hợp phải từ cỡ 20 trở lên.
+ Về trình bày nội dung trên nền hình:
Giáo viên không nên trình bày nội dung tràn lấp đầy nền hình từ trên xuống, từ trái qua phải, mà cần chừa ra khoảng trống đều hai bên và trên dưới theo tỷ lệ thích hợp (thường là 1/5), để đảm bảo tính mỹ thuật, sự sắc nét và không mất chi tiết khi chiếu lên màn. Ngoài ra, những tranh, ảnh hay đoạn phim minh họa dù hay nhưng mờ nhạt, không rõ ràng thì cũng không nên sử dụng vì không có tác dụng cung cấp thông tin xác định như ta mong muốn.
2.6- Đảm bảo một số nguyên tắc về hình thức
+ Trình chiếu giáo án điện tử:
Khi giáo viên trình chiếu PowerPoint, để học sinh có thể ghi chép kịp thì nội dung trong mỗi slide không nên xuất hiện dày đặc cùng lúc. Ta nên phân dòng hay phân đoạn thích hợp, cho xuất hiện theo hiệu ứng thời gian tương ứng. Trường hợp có nội dung dài mà nhất thiết phải xuất hiện trọn vẹn cùng lúc, ta trích xuất từng phần thích hợp để giảng, sau đó đưa về lại trang có nội dung tổng thể, học sinh sẽ dễ hiểu và dễ chép hơn.
+ Hướng dẫn học sinh ghi chép:
Trong tiết học, học sinh phải có sẵn trước mặt sách giáo khoa quy định của Bộ GD&ĐT và dùng vở để ghi chép. Khi trình chiếu Power Point và giảng bài, giáo viên hướng dẫn học sinh cách ghi bài học vào vở như sau:
+ Những kiến thức căn bản, thuộc nội dung giáo khoa quy định sẽ nằm trong các slide có ký hiệu riêng. (Ví dụ ký hiệu hình ảnh cây viết, đặt ở góc trên bên trái). Học sinh phải chép đầy đủ nội dung trong các slide này. Tập hợp nội dung các slide có ký hiệu riêng tạo nên kiến thức yêu cầu tối thiểu của tiết học.
+ Những nội dung có tính thuyết minh, minh họa, mở rộng kiến thức sẽ nằm trong các slide khác, không có ký hiệu riêng. Với những slide này, học sinh tự chọn học nội dung để chép tùy theo sự hiểu bài của mình.
+ Với những kiến thức căn bản nhưng khá dài, nếu chép hết sẽ ảnh hưởng đến tiến độ của tiết học, sau khi giảng xong giáo viên hướng dẫn học sinh đánh dấu trong sách giáo khoa để về nhà chép (học sinh sẽ chừa khoảng trống thích hợp).
2.6- Đảm bảo một số nguyên tắc về hình thức
Các công việc chính
Xây dựng giáo án: Chuẩn bị nội dung, sưu tập tư liệu điện tử.
Thiết kế bài giảng điện tử: Sử dụng phần mềm thực hiện thiết kế bài giảng điện tử.
Kiểm định sự hoàn thiện của bài giảng: Thử nghiệm và phát hiện lỗi.
Quy trình thiết kế bài giảng điện tử
3- Các bước cơ bản khi thiết kế bài giảng điện tử dùng PowerPoint
1- Mở ứng dụng PowerPoint.
2- Chọn phông chữ, cỡ chữ, nhập nội dung chữ.
3- Chèn tranh ảnh, chèn âm thanh, chèn video clips.
4- Tạo hiệu ứng cho chữ, tranh, ảnh.

* Cách ghi âm để tạo file âm thanh
1- Mở ứng dụng PowerPoint.

Có hai cách cơ bản
Cách 1
Cách 2
2- Chọn phông chữ, cỡ chữ, nhập nội dung chữ.
Chú ý: Trước khi làm các thao tác trên nên xoá hết các khung : Click to add title. Click to add text
Cllick chuột vào khung và ấn phím Delete
Hoặc nhập thẳng nội dung chữ vào các khung trên
2- Chọn phông chữ, cỡ chữ, nhập nội dung chữ.
Dùng nút công cụ Text Box để vẽ một khung sẽ chứa nội dung, Nên để mỗi nội dung trong 1 Text Box


- Chọn phông: Tahoma, Arial, Times New Roman; Bảng mã Unicode
- Cỡ chữ:
(Hoặc vào: FormatFont…)
3- Chèn tranh, ảnh
Chèn tranh ảnh: InsertPicture From File…
(Tìm đến nơi để tranh ảnh cần chèn)
Hoặc có thể lấy tranh, ảnh ở trong máy tính: Dùng Copy và Paste
Chèn âm thanh, chèn video clips.
- Chèn âm thanh: Insertmovies and soundssound from file..
- Chèn video clips: Insertmovies and soundsmovies from file..
Cách 1
Chèn âm thanh, chèn video clips.
Cách 2
- Slide Show Action Buttons
Nút với thông tin tuỳ ý
Nút với biểu tượng trở về đầu tập tin
Nút với biểu tượng trợ giúp
Nút với biểu tượng thông tin
Nút với biểu tượng trở về slide kế trước
Nút với biểu tượng chuyển đến slide kế tiếp
Nút với biểu tượng chuyển về slide đầu tiên
Nút với biểu tượng chuyển về slide cuối cùng
Nút với biểu tượng quay về
Nút với biểu tượng tài liệu
Nút với biểu tượng âm thanh
Nút với biểu tượng phim
23
* Trong hộp thoại Action Settings, chọn trang Mouse Click
Không thực hiện hành động gì
Chuyển đến một slide hoặc đối tượng khác
Cho thực hiện một chương trình khác
Cho thực hiện một chương trình Macro
Cho thực hiện hiệu ứng âm thanh
Click
Click vào mũi tên sẽ xuất hiện danh sách
Click các tuỳ chọn
* Tương tự cho trang Mouse Over
24
4- Tạo hiệu ứng cho chữ, tranh, ảnh.
- Chọn chữ, tranh, ảnh cần được tạo hiệu ứng, sau đó
Cách 1: Trên thanh menu, chọn Slide Show  Custom Animation.
Cách 2: Trên khung tác vụ Getting Started, chọn Custom Animation
Click
Click
* Click chọn đối tượng cần áp dụng hiệu ứng hoạt hình
* Trong khung tác vụ Custom Animation, click Add Effect
Click các tuỳ chọn nhóm hiệu ứng
* Khi click các nhóm hiệu ứng, sẽ xuất hiện lần lượt các menu hiệu ứng, ta chọn các hiệu ứng cho phù hợp với từng đối tượng
26
HIỆU ỨNG HOẠT HÌNH CÁC ĐỐI TƯỢNG TRONG SLIDE
Click để bỏ hiệu ứng
* Cách ghi âm để tạo file âm thanh
1 - Chọn nội dung cần ghi âm (có thể ghi âm từ các files có hình)
2- Dùng các phần mềm như: Windows Media Player, hoặc bất cứ phần mềm nào phát được ra âm thanh.
- Click để ghi âm, sau đó lưu nội dung đã ghi âm được vào máy tính
4- Bài tập thực hành
- Tạo 1 Slide trong đó gồm có: Nội dung chữ, tranh ảnh, âm thanh, video clips
* Yêu cầu các nội dung trên phải có hiệu ứng.
Good Luck!
Thank you very much!
Good bye!
See you again!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Bùi Trung Đức
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)