Cách nhớ công thức tính diện tích xung quanh, thể tích :Hình trụ ,hình nón , hình nón cụt&hình cầu

Chia sẻ bởi Đỗ Quang Tâm | Ngày 22/10/2018 | 53

Chia sẻ tài liệu: Cách nhớ công thức tính diện tích xung quanh, thể tích :Hình trụ ,hình nón , hình nón cụt&hình cầu thuộc Hình học 9

Nội dung tài liệu:

2009
Mẹo nhớ công thức
Trong hình học lớp 9 học sinh khi học xong phần hình trụ, nón, cầu thường khó khăn khi nhớ các công thức tính diện tích xung quanh, thể tích.Trong bài viết này tôi xin gửi đến các bạn nhỏ học sinh mẹo nhớ các công thức trên
Tác Giả : Đỗ Quang Tâm
Thân tròn hai mặt cũng tròn
Là em hình trụ làm tròn mắt anh
Thể hình đáy diện nhân cao (V=R2 p h)
Xung quanh vi đáy tích cùng chiều cao (Sxq=2Rph)
Hình Trụ
Em đi đội nón quai thao
Đáy vi sinh nửa tích rào xung quanh
( Sxq=2 p R l /2= R p l)
Em tìm thể tích “bài thơ”
Anh nhân đáy diện phần ba cao chiều
(V = pR2h/3)
Hình Nón
Nón cụt nửa tổng đáy vi
Đường sinh nhân lại ra liền xung quanh
(Sxq = (2pr1 + 2pr2 )l /2 =(r1+r2) p l)
Hình Nón cụt
Thể tích lấy thiếu bình phương
Của hai bán kính pi phần ba cao
( V = (r12+r22+r1r2) ph/3)
Hình Cầu bán kính lập phương
Phần ba pi bốn nhân ra thể cầu
(V= R34p/3 =4pR3/3)
Diện cầu bình kính nhân pi (S = pd2. = 4pR2.)
Anh đi anh nhớ “ bài thơ” trụ , cầu.
Hình Cầu
TỔNG KẾT
Thân tròn hai mặt cũng tròn
Là em hình trụ làm tròn mắt anh
Thể hình đáy diện nhân cao (V=pR2 h)
Xung quanh vi đáy tích cùng chiều cao (Sxq=2pRh)
*
Em đi đội nón quai thao
Đáy vi sinh nửa tích rào xung quanh ( Sxq=2pR/2= Rp l)
Em tìm thể tích “bài thơ”
Anh nhân đáy diện phần ba cao chiều (V = pR2h/3)
*
Nón cụt nửa tổng đáy vi
Đường sinh nhân lại ra liền xung quanh (Sxq = (2pR1 + 2pR2 )l /2=(R1+R2) p l)
Thể tích lấy thiếu bình phương ( V = (R12+R22+R1R2) ph/3)
Của hai bán kính pi phần ba cao
*
Hình Cầu bán kính lập phương
Phần ba pi bốn nhân ra thể cầu (V= R3/3p4 =3pR3/4)
Diện cầu bình kính nhân pi (S = d2p = 4R2p)
Anh đi anh nhớ “ bài thơ” trụ , cầu.
Giải thích từ :
Vi đáy là chu vi đáy; Diện đáy là diện tích đáy; Cao là chiều cao của hình; Xung quanh là diện tích xung quanh; Thể là thể tích; Sinh là đường sinh; “bài thơ” là nón bài thơ ; bình kính là bình phương đường kính.
CÁCH NHỚ DIỆN TÍCH XUNG QUANH & THỂ TÍCH HÌNH TRỤ- HÌNH NÓN-HÌNH NÓN CỤT & HÌNH CẦU
Chúc các em học tốt
Tác giả : ĐỖ QUANG TÂM
HẾT
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đỗ Quang Tâm
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)