Cách nhìn cổ truyền về con người xã hội
Chia sẻ bởi Nguyễn Tuấn An |
Ngày 18/03/2024 |
11
Chia sẻ tài liệu: cách nhìn cổ truyền về con người xã hội thuộc Giáo dục công dân
Nội dung tài liệu:
BÀI BÁO CÁO:
CÁCH NHÌN CỔ TRUYỀN VỀ CON NGƯỜI XÃ HỘI
---------* @ *---------
---------* @ *---------
I. Nguồn gốc:
Xuất phát từ sự gắn bó mật thiết của con người nông nghiệp với thiên nhiên.
Tư tưởng coi con người và vũ trụ nằm trong một thể thống nhất.
Áp dụng các mô hình nhận thức về vũ trụ vào việc lí giải không chỉ cấu tạo và hoạt động của con người sinh vật, mà cả cho lĩnh vực con người xã hội.
II. Cơ sở hình thành:
Trên nguyên tắc, cũng như mọi vật trong vũ trụ hoặc các thành phần của một bộ phận trên cơ thể, mỗi cá nhân trong xã hội đều có thể đặc trưng bởi một trong 5 hành: Mộc, Kim, Thuỷ, Hoả, Thổ.
Đối với các thành phần của một bộ phận trên cơ thể việc quy hành được thực hiện dựa vào vị trí, đặc điểm của chúng.
Đối với các cá nhân trong xã hội, việc quy hành được thực hiện dựa vào mối dây liên hệ dễ thấy là thời điểm ra đời (tuổi) của mỗi con người xác định theo hệ can chi.
Thậm chí không cần đợi quy về hành, các quy luật tương sinh tương khắc cũng được phổ biến ngay cho cho cả nội bộ các chi, các can với các luật “tam hợp”, “tứ xung” để áp dụng vào việc xem xét mối quan hệ giữa những người ứng với các can, chi, hành ấy trong quan hệ bạn bè, hôn nhân…
Tương tự như ở Ngũ hành, hệ thống 12 chi cũng xác định được cho các thành phần của một bộ phận trên cơ thể (các khu vực trên khuôn mặt, các bộ phận trên một bàn tay).
Cũng dựa vào can chi, Ngũ hành, là thuật xem tử vi. Đây là một lối đoán số khá thịnh hành ở Việt Nam, gốc từ Trung Hoa, do Trần Đoàn (tự là Đồ Nam, hiệu là Hi Di) đời nhà Tống soạn.
III. Hạn chế của bối toán:
Ngày nay, không ai có thể phủ nhận tầm quan trọng của dự đoán học và dự đoán xã hội. Lĩnh vực này đang ngày càng trở thành mối quan tâm chung của các nhà khoa học thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau.
Để đưa ra được các dự đoán đúng, điều quan trọng là phải xây dựng được các dự đoán đúng. Muốn xây dựng được mô hình đúng thì phỉa có đầy đủ dữ kiện.
Con người tồn tại trong không gian, thời gian và thừa hưởng các tính cách, đặc điểm di truyền; vì vậy một hệ thống dự đoán về con người trong xã hội tối thiểu phỉa mô hình hoá được 3 bình diện đó.
Từ cách nhìn tổng thể này, có thể thấy rằng ngay một cách đoán số thịnh hành nhất là tử vi cũng còn rất nhiều điều khiếm khuyết. Nó chỉ mô hình hoá được một thông số duy nhất là thời gian.
Chính vì vậy mà hiệu quả giải đoán theo tử vi nhìn chung còn rất thấp;
Những người có khả năng giải đoán cao đều do đã kết hợp tử vi với việc dùng một vốn tri thức tổng hợp, thậm chí không nhất thiết phỉa dùng đến tử vi.
Truyền thống tư duy tổng hợp phản ánh trong cả cách đào tạo con người; các cụ ngày xưa không học thì thôi, đã học thì đồng thời sẽ biết hết bốn khoa: NHO-Y-LÝ-SỐ; không giỏi thì thôi, đã giỏi một khoa thì thường cũng khá cả mấy khoa kia.
CÁCH NHÌN CỔ TRUYỀN VỀ CON NGƯỜI XÃ HỘI
---------* @ *---------
---------* @ *---------
I. Nguồn gốc:
Xuất phát từ sự gắn bó mật thiết của con người nông nghiệp với thiên nhiên.
Tư tưởng coi con người và vũ trụ nằm trong một thể thống nhất.
Áp dụng các mô hình nhận thức về vũ trụ vào việc lí giải không chỉ cấu tạo và hoạt động của con người sinh vật, mà cả cho lĩnh vực con người xã hội.
II. Cơ sở hình thành:
Trên nguyên tắc, cũng như mọi vật trong vũ trụ hoặc các thành phần của một bộ phận trên cơ thể, mỗi cá nhân trong xã hội đều có thể đặc trưng bởi một trong 5 hành: Mộc, Kim, Thuỷ, Hoả, Thổ.
Đối với các thành phần của một bộ phận trên cơ thể việc quy hành được thực hiện dựa vào vị trí, đặc điểm của chúng.
Đối với các cá nhân trong xã hội, việc quy hành được thực hiện dựa vào mối dây liên hệ dễ thấy là thời điểm ra đời (tuổi) của mỗi con người xác định theo hệ can chi.
Thậm chí không cần đợi quy về hành, các quy luật tương sinh tương khắc cũng được phổ biến ngay cho cho cả nội bộ các chi, các can với các luật “tam hợp”, “tứ xung” để áp dụng vào việc xem xét mối quan hệ giữa những người ứng với các can, chi, hành ấy trong quan hệ bạn bè, hôn nhân…
Tương tự như ở Ngũ hành, hệ thống 12 chi cũng xác định được cho các thành phần của một bộ phận trên cơ thể (các khu vực trên khuôn mặt, các bộ phận trên một bàn tay).
Cũng dựa vào can chi, Ngũ hành, là thuật xem tử vi. Đây là một lối đoán số khá thịnh hành ở Việt Nam, gốc từ Trung Hoa, do Trần Đoàn (tự là Đồ Nam, hiệu là Hi Di) đời nhà Tống soạn.
III. Hạn chế của bối toán:
Ngày nay, không ai có thể phủ nhận tầm quan trọng của dự đoán học và dự đoán xã hội. Lĩnh vực này đang ngày càng trở thành mối quan tâm chung của các nhà khoa học thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau.
Để đưa ra được các dự đoán đúng, điều quan trọng là phải xây dựng được các dự đoán đúng. Muốn xây dựng được mô hình đúng thì phỉa có đầy đủ dữ kiện.
Con người tồn tại trong không gian, thời gian và thừa hưởng các tính cách, đặc điểm di truyền; vì vậy một hệ thống dự đoán về con người trong xã hội tối thiểu phỉa mô hình hoá được 3 bình diện đó.
Từ cách nhìn tổng thể này, có thể thấy rằng ngay một cách đoán số thịnh hành nhất là tử vi cũng còn rất nhiều điều khiếm khuyết. Nó chỉ mô hình hoá được một thông số duy nhất là thời gian.
Chính vì vậy mà hiệu quả giải đoán theo tử vi nhìn chung còn rất thấp;
Những người có khả năng giải đoán cao đều do đã kết hợp tử vi với việc dùng một vốn tri thức tổng hợp, thậm chí không nhất thiết phỉa dùng đến tử vi.
Truyền thống tư duy tổng hợp phản ánh trong cả cách đào tạo con người; các cụ ngày xưa không học thì thôi, đã học thì đồng thời sẽ biết hết bốn khoa: NHO-Y-LÝ-SỐ; không giỏi thì thôi, đã giỏi một khoa thì thường cũng khá cả mấy khoa kia.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Tuấn An
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)