Cách mạng tư sản mĩ lần 2

Chia sẻ bởi Phùng Thị Huyền Trang | Ngày 26/04/2019 | 378

Chia sẻ tài liệu: cách mạng tư sản mĩ lần 2 thuộc Lịch sử

Nội dung tài liệu:


CHƯƠNG II
CÁC NƯỚC ÂU, MĨ THẾ KỈ XIX - ĐẦU THẾ KỈ XX

II. PHONG TRÀO CÁCH MẠNG TƯ SẢN Ở CHÂU ÂU VÀ BẮC MĨ VÀO GIỮA THẾ KỈ XIX. SỰ XÁC LẬP CHỦ NGHĨA TƯ BẢN TRÊN PHẠM VI THẾ GIỚI

4. CUỘC CẢI CÁCH NÔNG NÔ Ở NGA (1861)
5. CUỘC NỘI CHIẾN Ở MĨ (1861 - 1865)
Giảng viên: Phùng Thị Huyền Trang
MỤC TIÊU BÀI HỌC
Đây thực chất là hai cuộc cánh mạng tư sản, sinh viên cần nắm được:
1. Về kiến thức:
- Hoàn cảnh lịch sử diễn ra cuộc cải cách nông nô Nga (1861) và cuộc nội chiến Mĩ (1861 - 1865).
- Nội dung, tính chất, tác động và hạn chế của cải cách nông nô ở Nga.
- Bản chất của cuộc nội chiến Mĩ (1861 - 1865) và ý nghĩa của nó.
2. Về thái độ
Nhận thức đúng về vai trò của quần chúng nhân dân trong cuộc đấu tranh chống các thế lực phong kiến bảo thủ, đòi quyền tự do, dân chủ...
3. Về kĩ năng
- Rèn luyện kĩ năng sử tranh ảnh, kĩ năng đánh giá, phân tích sự kiện.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu chính
Lịch sử Thế giới Cận đại, Phan Ngọc Liên, Đỗ Thanh Bình, Đặng Thanh Tịnh, Dự án đào tạo GV THCS, NXB. Giáo dục, 1999.
Lịch sử thế giới cận đại (tập1), Phan Ngọc Liên (cb), NXB. ĐHSP, Hà Nội, 2008.
Tài liệu tham khảo
Lịch sử nước Mĩ, Nguyễn Nghị, NXB. VHTT, 1994.
Liên bang Mĩ. Đặc điểm xã hội - văn hóa, Nguyễn Thái Yên Hương, Viện Văn hóa và NXB. VHTT, 2005.
Lịch sử 8, NXB. Giáo dục, 2004.

II. PHONG TRÀO CÁCH MẠNG TƯ SẢN Ở CHÂU ÂU VÀ BẮC MĨ VÀO GIỮA THẾ KỈ XIX. SỰ XÁC LẬP CHỦ NGHĨA TƯ BẢN TRÊN PHẠM VI THẾ GIỚI

4. CUỘC CẢI CÁCH NÔNG NÔ Ở NGA (1861)
a. Nước Nga trước cải cách 1861

* Về kinh tế:
- Nông nghiệp: Là cơ sở của nền kinh tế quốc dân.
+ Phần lớn đất đai nằm trong tay quý tộc địa chủ.
+ Năng xuất thấp.
- Công nghiệp: công nhân cũng bị nông nô hóa
 Kìm hãm sự phát triển của CNTB ở Nga.
* Về chính trị - xã hội
- Nga hoàng thống trị chuyên chế.
- Đa số nông dân Nga là những người nông nô, bị cột chặt vào ruộng đất của quí tộc, địa chủ.


=> Quan hệ phong kiến vẫn giữ vai trò thống trị.
Tình hình kinh tế, chính trị - xã hội nước Nga trước cuộc cải cách nông nô?
Em có nhận xét gì về quan hệ sản xuất ở nước Nga? So sánh với tình hình thế giới nửa đầu thế kỉ XIX?
Trong xã hội Nga lúc này tồn tại những mâu thuẫn nào?
II. PHONG TRÀO CÁCH MẠNG TƯ SẢN Ở CHÂU ÂU VÀ BẮC MĨ VÀO GIỮA THẾ KỈ XIX. SỰ XÁC LẬP CHỦ NGHĨA TƯ BẢN TRÊN PHẠM VI THẾ GIỚI

4. CUỘC CẢI CÁCH NÔNG NÔ Ở NGA (1861)
a. Nước Nga trước cải cách 1861
Chế độ nông nô >< Sự phát triển của kinh tế TBCN
Tư sản >< chính quyền phong kiến
Nông dân, công nhân >< Quý tộc,địa chủ
=> Việc xóa bỏ chế độ nông nô đặt ra bức thiết.
b. Nội dung và ý nghĩa của cải cách nông nô 1861
- Nga hoàng Alếchxănđrơ II trực tiếp tiến hành cải cách nông nô bằng con đường “từ trên xuống”.


- 19/2/1861, Sắc luật giải phóng nông nô được Nga hoàng phê chuẩn và công bố.
Em hiểu thế nào là cuộc cải cách từ trên xuống?
II. PHONG TRÀO CÁCH MẠNG TƯ SẢN Ở CHÂU ÂU VÀ BẮC MĨ VÀO GIỮA THẾ KỈ XIX. SỰ XÁC LẬP CHỦ NGHĨA TƯ BẢN TRÊN PHẠM VI THẾ GIỚI

4. CUỘC CẢI CÁCH NÔNG NÔ Ở NGA (1861)
a. Nước Nga trước cải cách 1861
b. Nội dung và ý nghĩa của cải cách nông nô 1861
* Nội dung
- Nông nô được tự do thân thể, và có quyền tư hữu, được tham gia vào các hoạt động công thương nghiệp, được trao đổi, kí kết giao kèo với người khác.
- Nhưng nông nô muốn được tự do và tư hữu một phần đất đai đã cằn cỗi thì phải nộp một số tiền chuộc gấp 20 lần số tô nộp một năm.
Từ những nội dung trên, em có nhận xét gì? Tác động của nó với nước Nga như thế nào?
II. PHONG TRÀO CÁCH MẠNG TƯ SẢN Ở CHÂU ÂU VÀ BẮC MĨ VÀO GIỮA THẾ KỈ XIX. SỰ XÁC LẬP CHỦ NGHĨA TƯ BẢN TRÊN PHẠM VI THẾ GIỚI

4. CUỘC CẢI CÁCH NÔNG NÔ Ở NGA (1861)
b. Nội dung và ý nghĩa của cải cách nông nô 1861
* Ý nghĩa
- Tăng nguồn cung cấp nhân công.
- Mở đường cho CNTB phát triển, biến nước Nga phong kiến thành một nước quân chủ tư sản.

- Cải cách mang tính chất tư sản.
* Hạn chế
- Nước Nga vẫn tiếp tục duy trì trật tự phong kiến cũ.
- Phần lớn diện tích đất màu mỡ đều do quí tộc kiểm soát.
- Nông dân chỉ được giải phóng về hình thức.
=> Tàn dư phong kiến bảo lưu vững chắc ở Nga.

Tính chất của cuộc cải cách nông nô ở Nga?
II. PHONG TRÀO CÁCH MẠNG TƯ SẢN Ở CHÂU ÂU VÀ BẮC MĨ VÀO GIỮA THẾ KỈ XIX. SỰ XÁC LẬP CHỦ NGHĨA TƯ BẢN TRÊN PHẠM VI THẾ GIỚI

4. CUỘC CẢI CÁCH NÔNG NÔ Ở NGA (1861)
5. CUỘC NỘI CHIẾN Ở MĨ (1861 - 1865)
a. Nguyên nhân dẫn đến cuộc nội chiến


* Kinh tế - xã hội
- Từ sau 1783, kinh tế Mĩ phát triển nhanh chóng, hình thành hai vùng kinh tế có cơ cấu xã hội khác nhau:
+ Miền Bắc và Tây Bắc phát triển nền kinh tế công thương nghiệp TBCN là chủ yếu, hai giai cấp chính trong xã hội là tư sản và công nhân.
+ Miền Nam chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, dựa trên sự bóc lột cưỡng bức sức lao động của nô lệ da đen.


=> Phải thủ tiêu chế độ nô lệ.
Tình hình, kinh tế - xã hội, tư tưởng nước Mĩ trước cuộc nội chiến?
Mâu thuẫn về con đường phát triển kinh tế - xã hội của hai miền đặt ra yêu cầu gì?
NÔ LỆ DA ĐEN Ở MỸ (GiỮA THẾ KỈ XIX)
Là lực lượng lao động chủ yếu trong các đồn điền ở miền Nam nước Mỹ, bị bóc lột nặng nề, bị đối xử thậm tệ, không được coi là những con người và phải chịu những luật lệ vô cùng
hà khắc của chủ.
II. PHONG TRÀO CÁCH MẠNG TƯ SẢN Ở CHÂU ÂU VÀ BẮC MĨ VÀO GIỮA THẾ KỈ XIX. SỰ XÁC LẬP CHỦ NGHĨA TƯ BẢN TRÊN PHẠM VI THẾ GIỚI

5. CUỘC NỘI CHIẾN Ở MĨ (1861 - 1865)
a. Nguyên nhân dẫn đến cuộc nội chiến
* Về tư tưởng
- Nhiều sách báo tiến bộ tố cáo tính chất dã man của chế độ nô lệ: tờ “Người giải phóng” (1831), cuốn “Túp lều chú tôm” Hariet Bichextao (1852)…
Tác động đến tư tưởng của nhân dân tiến bộ Mĩ, thức tỉnh người da đen.

Những tình hình trên đã tác động như thế nào đến đời sống chính trị ở nước Mĩ?
II. PHONG TRÀO CÁCH MẠNG TƯ SẢN Ở CHÂU ÂU VÀ BẮC MĨ VÀO GIỮA THẾ KỈ XIX. SỰ XÁC LẬP CHỦ NGHĨA TƯ BẢN TRÊN PHẠM VI THẾ GIỚI

5. CUỘC NỘI CHIẾN Ở MĨ (1861 - 1865)
a. Nguyên nhân dẫn đến cuộc nội chiến
* Về chính trị
- Năm 1860, Abraham Lincôn (Đảng Cộng hòa), đắc cử tổng thống Mĩ.
- Các bang miền Nam tuyên bố li khai, thành lập chính phủ riêng.
=> Chiến tranh bùng nổ
b. Diễn biến cuộc nội chiến 1861 – 1865



* Diễn biến
- Cuộc nội chiến bùng nổ và kéo dài gần 4 năm (từ 12/4/1861 đến 9/4/1865).
Chọn những sự kiện quan trọng trong nội chiến Mĩ? Đánh giá vai trò của A. Lincôn ?
Trong lá thư gửi cho Horace Greenli (22/8/1862), A. Lincôn nói rõ ý định của ông khi thực hiện cuộc tấn công trả đũa quân đội miền Nam: “Mục tiêu tối cao của tôi trong cuộc chiến đấu này là cứu Liên bang, và nó không phải là nhằm duy trì hay loại bỏ chế độ thuộc địa…Một gia đình chia rẽ không thể đứng vững được. Một chính phủ không thể mãi mãi là một nửa tự do, và một nửa kia là nô lệ. Tôi không muốn Liên bang giải tán, tôi cũng không muốn cho gia đình sụp đổ. Nhưng tôi muốn chấm dứt sự chia rẽ.”
(Nguyễn Thái Yên Hương, Liên bang Mĩ. Đặc điểm xã hội - văn hóa, tr. 208 - 209.)
A-BRA-HAM LIN-CÔN
(ABRAHAM LINCOHN, 1809-1865)
Tổng thống thứ 16, người đã xoá bỏ chế độ nô lệ ở Mỹ sau Nội chiến 1861-1865, được đánh giá là vị Tổng thống vĩ đại nhất trong lịch sử nước Mỹ
II. PHONG TRÀO CÁCH MẠNG TƯ SẢN Ở CHÂU ÂU VÀ BẮC MĨ VÀO GIỮA THẾ KỈ XIX. SỰ XÁC LẬP CHỦ NGHĨA TƯ BẢN TRÊN PHẠM VI THẾ GIỚI

5. CUỘC NỘI CHIẾN Ở MĨ (1861 - 1865)
b. Diễn biến cuộc nội chiến 1861 - 1865
- Tương quan lực lượng: ưu thế thuộc về các bang miền Bắc.
(Nguyễn Thái Yên Hương, Liên bang Mĩ. Đặc điểm xã hội - văn hóa. Viện Văn hóa và NXB.VHTT, 2005, tr.214)
II. PHONG TRÀO CÁCH MẠNG TƯ SẢN Ở CHÂU ÂU VÀ BẮC MĨ VÀO GIỮA THẾ KỈ XIX. SỰ XÁC LẬP CHỦ NGHĨA TƯ BẢN TRÊN PHẠM VI THẾ GIỚI

5. CUỘC NỘI CHIẾN Ở MĨ (1861 - 1865)
b. Diễn biến cuộc nội chiến 1861 - 1865
- Từ 1861 - 1862, quân miền Bắc
liên tục thua.
- Tháng 5/1862, Tổng thống Lincôn
đã ban hành Luật định cư (Homestead).
- Tháng 9/1862, Tổng thống Lincôn
lại công bố đạo luật Giải phóng nô lệ.



Có tác dụng tích cực  Chiến
tranh chuyển sang một bước ngoặt.
Những chính sách của Lincôn có tác động như thế nào đến cuộc chiến?
Quân phục lính Liên minh miền Nam
Quân phục lính Liên bang miền Bắc
Cờ Liên bang miền Bắc
Cờ Liên minh miền Nam
Tuyên ngôn Giải phóng Nô lệ
Tuyên ngôn Giải phóng Nô lệ
gồm hai văn lệnh hành pháp do
Tổng thống Hoa Kì Abraham Lincoln
đề xuất trong thời nội chiến Hoa Kì.
Bản thứ nhất ban ra ngày 22/9/1862,
công bố trả tự do cho tất cả nông nô
trong các tiểu bang thuộc Liên minh
miền Nam Hoa Kì chưa thuộc kiểm
soát của Liên bang miền Bắc. Bản thứ
hai, ban ra ngày 1/1/1863, liệt kê rõ
các tiểu bang nào phải chịu lệnh này.
Đội quân da đen
Trung đoàn 54 Massachusetts
II. PHONG TRÀO CÁCH MẠNG TƯ SẢN Ở CHÂU ÂU VÀ BẮC MĨ VÀO GIỮA THẾ KỈ XIX. SỰ XÁC LẬP CHỦ NGHĨA TƯ BẢN TRÊN PHẠM VI THẾ GIỚI

5. CUỘC NỘI CHIẾN Ở MĨ (1861 - 1865)
b. Diễn biến cuộc nội chiến 1861 - 1865
- 3 - 9/4/1865, tại Ríchmôn, miền Nam phải đầu hàng.
- 14/4/1865, Tổng thống Lincôn bị ám sát.
* Kết quả, ý nghĩa
- Tiêu diệt chế độ nô lệ đồn điền ở miền Nam.
- Mở đường cho nền công nghiệp TBCN ở Mĩ phát triển nhanh.


- Bản chất: Là cuộc cách mạng tư sản lần thứ hai của Mĩ.

Từ kết quả trên rút ra bản chất của nội chiến Mĩ 1861 - 1865?
Vụ ám sát Tổng thống Lincôn
CÂU HỎI, BÀI TẬP
BÀI TẬP VỀ NHÀ
Nội dung, tính chất, tác động và hạn chế của cuộc Cải cách nông nô ở Nga 1861?
Diễn biến chính của Nội chiến Mĩ 1861 - 1865? Phân tích bản chất của Nội chiến Mĩ?
CÂU HỎI BÀI SAU
Những nét nổi bật trong sự phát triển kinh tế của các nước tư bản Âu, Mĩ cối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX?
Sự phát triển không đồng đều của CNTB thể hiện như thế nào? Kết quả?
EM XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN CÁC THẦY CÔ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phùng Thị Huyền Trang
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)