Cách mạng tư sản mĩ lần 1

Chia sẻ bởi Phùng Thị Huyền Trang | Ngày 26/04/2019 | 420

Chia sẻ tài liệu: cách mạng tư sản mĩ lần 1 thuộc Lịch sử

Nội dung tài liệu:

CHƯƠNG I: CÁC CUỘC CÁCH MẠNG TƯ SẢN TỪ GIỮA THẾ KỈ XVI ĐẾN CUỐI THẾ KỈ XVIII


Chương I cung cấp những kiến thức sau:
Nguyên nhân bùng nổ, hình thức, diễn biến của các cuộc cách mạng tư sản Nêđéclan, Anh, Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ và cuộc Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII.
Kết quả, ý nghĩa của các cuộc cách mạng này.

IV. CHIẾN TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP CỦA CÁC THUỘC ĐỊA ANH Ở BẮC MĨ. SỰ THÀNH LẬP HỢP CHỦNG QUỐC MĨ
MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sinh viên cần nắm vững các vấn đề sau theo hướng phát huy tính tích cực trong học tập, nghiên cứu
1. Về kiến thức
Nguyên nhân, diễn biến, kết quả, tính chất và ý nghĩa lịch sử cuộc chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ và sự thành lập Hợp chủng quốc Hoa Kì.
Hiểu sâu sắc thêm khái niệm “Cách mạng tư sản”
2. Về tư tưởng
Nhận thức đúng vai trò lịch sử của quần chúng nhân dân trong cách mạng tư sản.
Nhận thức đúng về chủ nghĩa tư bản có mặt tiến bộ (là xã hội phát triển cao hơn xã hội phong kiến) và hạn chế của nó (vẫn là chế độ bóc lột).
3. Về kĩ năng
Sử dụng, phân tích tranh ảnh, bản đồ, sơ đồ lịch sử…
Chủ động học tập, phân tích, đánh giá các sự kiện lịch sử trong bài.
TÀI LIỆU HỌC TẬP
* Tài liệu chính
- Lịch sử thế giới cận đại, Phan Ngọc Liên, Đỗ Thanh Bình, Đặng Thanh Tịnh, Dự án đào tạo GV THCS, NXB. Giáo dục, 1999.
- Đại cương Lịch sử thế giới cận đại, Vũ Dương Ninh, Nguyễn Văn Hồng, NXB. Giáo dục, 1998.
* Tài liệu tham khảo
- Lịch sử thế giới cận đại, Phạm Gia Hải, Phan Ngọc Liên, Nguyễn Văn Đức, Trần Văn Trị, Quyển 1 – tập 1, NXB. Giáo dục, Hà Nội, 1978.
- Lịch sử nước Mĩ, Nguyễn Nghị, NXB. VHTT, 1994.
- Hồ Chí Minh bàn về lịch sử, Phan Ngọc Liên (cb), NXB. ĐHSP – ĐHQG Hà Nội, 1995.
- Lịch sử 8, NXB. Giáo dục, 2004.
IV. CHIẾN TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP CỦA CÁC THUỘC ĐỊA ANH Ở BẮC MĨ. SỰ THÀNH LẬP HỢP CHỦNG QUỐC MĨ
1. Các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ trước cuộc chiến tranh cách mạng
a. Quá trình thành lập các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ
- Trước khi người châu Âu phát hiện ra châu Mĩ, châu lục này đã có con người sinh sống - Người Inđian.
- Sau cuộc phát kiến địa lí của Crixtốp Côlômbô (1492), người châu Âu bắt đầu di cư sang châu Mĩ.
- Tính đến 1752, người Anh đã lập được 13 thuộc địa ở Đông Bắc Mĩ.
b. Tình hình kinh tế, xã hội, tư tưởng
Tình hình kinh tế, xã hội, tư tưởng của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ trước cuộc chiến tranh?
13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ
IV. CHIẾN TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP CỦA CÁC THUỘC ĐỊA ANH Ở BẮC MĨ. SỰ THÀNH LẬP HỢP CHỦNG QUỐC MĨ
1. Các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ trước cuộc chiến tranh cách mạng
b. Tình hình kinh tế, xã hội, tư tưởng
* Về kinh tế
- Miền Bắc:
+ Chế độ tư hữu nhỏ kiểu TBCN địa vị thống trị.
+ Thủ công nghiệp phát triển, xuất hiện các công trường thủ công TBCN.
+ Các ngành đóng tàu, khai thác gỗ, luyện kim, dệt đóng vai trò chủ chốt.
+ Thương nghiệp phát triển.
IV. CHIẾN TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP CỦA CÁC THUỘC ĐỊA ANH Ở BẮC MĨ. SỰ THÀNH LẬP HỢP CHỦNG QUỐC MĨ
1. Các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ trước cuộc chiến tranh cách mạng
a. Tình hình kinh tế, xã hội, tư tưởng
* Về kinh tế
- Miền Trung:
+ Ruộng đất tập trung thành các trang viên lớn của các đại địa chủ và quan lại triều đình Anh.
+ Cả kinh tế nông nghiệp và công nghiệp đều phát triển.
- Miền Nam:
Chế độ sở hữu ruộng đất lớn giữ vai trò chủ đạo, dưới hình thức đồn điền lớn, sử dụng chủ yếu sức lao động của nô lệ da đen.


=> Quan hệ sản xuất TBCN chiếm ưu thế.
Nhận xét về tình hình kinh tế 13 thuộc địa Anh trước cuộc chiến tranh giành độc lập?
Sự phát triển kinh tế 13 thuộc địa mâu thuẫn gì với kinh tế chính quốc?
IV. CHIẾN TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP CỦA CÁC THUỘC ĐỊA ANH Ở BẮC MĨ. SỰ THÀNH LẬP HỢP CHỦNG QUỐC MĨ
1. Các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ trước cuộc chiến tranh cách mạng
a. Tình hình kinh tế, xã hội, tư tưởng
* Về xã hội
- Thành phần xã hội gồm: chủ công trường thủ công, chủ xưởng, chủ đồn điền, thương nhân, nông dân, thợ thủ công và nô lệ da đen.
* Về tư tưởng
- Văn hóa Mĩ dần hình thành.
- Nhiều trường đại học, cao đẳng được thành lập: Trường đại học Havard (1636).
- Sách báo được xất bản nhiều  người châu Mĩ đã biết về triết học Ánh sáng Pháp, triết học tiến bộ Anh, những gì đang xảy ra ở Anh, ở châu Âu  tiền đề tư tưởng cho cuộc đấu tranh.


IV. CHIẾN TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP CỦA CÁC THUỘC ĐỊA ANH Ở BẮC MĨ. SỰ THÀNH LẬP HỢP CHỦNG QUỐC MĨ
1. Các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ trước cuộc chiến tranh cách mạng
c. Chính sách thống trị của thực dân Anh


- Về chính trị: Thực dân Anh thi hành chính sách hợp để trị đồng thời chia để trị.
+ Các thuộc địa phải tuân theo luật pháp của nước Anh.
+ Chỉ có đại địa chủ và thương nhân (2 - 9%) có quyền bầu cử.
- Về kinh tế: Anh coi thuộc địa Bắc Mĩ là nơi tiêu thụ và cung cấp nguyên liệu cho nền công nghiệp Anh Nền kinh tế thuộc địa phụ thuộc vào kinh tế Anh.
+ Anh cấm Bắc Mĩ sản xuất hàng công nghiệp, cấm mở doanh nghiệp… ban hành nhiều thứ thuế vô lí (thuế đường, thuế tem, thuế chè…)

Trình bày chính sách thống trị của thực dân Anh với 13 thuộc địa?
IV. CHIẾN TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP CỦA CÁC THUỘC ĐỊA ANH Ở BẮC MĨ. SỰ THÀNH LẬP HỢP CHỦNG QUỐC MĨ
1. Các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ trước cuộc chiến tranh cách mạng
c. Chính sách thống trị của thực dân Anh



Làm tổn hại nghiêm trọng đến quyền lợi của các tầng lớp, nhân dân thuộc địa.
=> Nguyên nhân sâu xa dẫn đến cuộc chiến tranh của nhân dân thuộc địa.
- Nguyên nhân trực tiếp là sự kiện chè Bôxtơn (1773).
 Đại hội lục địa lần thứ nhất (5/9 - 26/10/1774) được triệu tập tại Philađenphia.

Nhận xét về chính sách cai trị của thực dân Anh? Tại sao thực dân Anh kìm hãm sự phát triển kinh tế thuộc địa? Cuộc đấu tranh của nhân dân thuộc địa nhằm mục đích gì?
Đánh giá Đại hội lục địa lần thứ nhất?
Sự kiện chè Bôxtơn (1773)
Đại hội lục địa lần thứ nhất (5/9 - 26/10/174)

- Các thuộc địa đoàn kết chống Anh, giành độc lập
Đòi vua Anh bãi bỏ các luật cấm vô lí.
IV. CHIẾN TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP CỦA CÁC THUỘC ĐỊA ANH Ở BẮC MĨ. SỰ THÀNH LẬP HỢP CHỦNG QUỐC MĨ
2. Diễn biến cuộc chiến tranh
Hai giai đoạn
Giai đoạn thứ nhất (1775 – 1777)
Giai đoạn thứ hai (1777 – 1773)
Các nhóm đã chuẩn bị ở nhà, trình bày những sự kiện chính của mỗi giai đoạn
IV. CHIẾN TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP CỦA CÁC THUỘC ĐỊA ANH Ở BẮC MĨ. SỰ THÀNH LẬP HỢP CHỦNG QUỐC MĨ
2. Diễn biến cuộc chiến tranh
a. Giai đoạn thứ nhất (1775 - 1777)
- 10/5/1775, Đại hội lục địa lần thứ hai tại Philađenphia.
Nội dung
+ Thành lập chính quyền Trung ương tập trung.
+ Thành lập đạo quân chính quy dưới sự chỉ huy của Gioócgiơ Oasinhtơn (George Washington) làm chỉ huy.
- 4/7/1776, Đại hội thông qua bản Tuyên ngôn Độc lập, khẳng định các quyền tự do, dân chủ và nền độc lập của 13 bang ở Bắc Mĩ.

- 11/1777, Đại hội đã soạn thảo và thông qua Hiến pháp đầu tiên của 13 bang Bắc Mĩ: “Các điều khoản liên bang và sự tồn tại vĩnh cửu của liên minh. (Hiến pháp 1781)

 Đại hội có vai trò như một chính phủ


Đánh giá vai trò của Đại hội lục địa lần thứ hai?
Đánh giá điểm tiến bộ và hạn chế của Tuyên ngôn Độc lập?
OA-SINH-TƠN
(GEORGE WASHINGTON )
Người lãnh đạo cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ 1775-1783, sau trở thành Tổng thống đầu tiên của nước Mỹ, xuất thân từ tầng lớp chủ nô, có tư tưởng tiến bộ, mong muốn giải phóng nô lệ
IV. CHIẾN TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP CỦA CÁC THUỘC ĐỊA ANH Ở BẮC MĨ. SỰ THÀNH LẬP HỢP CHỦNG QUỐC MĨ
2. Diễn biến cuộc chiến tranh
a. Giai đoạn thứ nhất (1775 - 1777)
- Ngày 14/10/1777, chiến thắng Xaratôga

b. Giai đoạn thứ hai (1777 - 1783)
- Sau chiến thắng Xaratôga, Anh mất thế chủ động.
- Nhiều nước châu Âu ủng hộ Bắc Mĩ, tham gia chiến tranh: Pháp (1778), Tây Ban Nha (1779), Hà Lan (1780).
- 19/10/1781, trận Yoóctao  quân Anh đầu hàng.
- 3/9/1783, Anh đã kí hòa ước Vécxai, công nhận nền độc lập của 13 thuộc địa Bắc Mĩ  Chiến tranh kết thúc
=> Hợp chủng quốc Mĩ ra đời (Hoa Kì).
Chiến thắng này có ý nghĩa như thế nào?
IV. CHIẾN TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP CỦA CÁC THUỘC ĐỊA ANH Ở BẮC MĨ. SỰ THÀNH LẬP HỢP CHỦNG QUỐC MĨ
3. Tình hình nước Mĩ sau chiến tranh giành độc lập
a. Nước Mĩ sau chiến tranh


- Sau chiến tranh, Nhà nước Cộng hòa non trẻ lâm vào tình thế khó khăn, chiến tranh nông dân bùng nổ…
 Nước Mĩ đang đứng trước một cuộc nội chiến.
b. Hiến pháp 1787
- Đại hội đại biểu các bang họp từ tháng 5 đến tháng 9/1787 tại Philađenphia, đã sửa đổi và thông qua Hiến pháp mới.
Nội dung Hiến pháp 1787 qua đó đánh giá Hiến pháp?
Tình hình nước Mĩ sau chiến tranh như thế nào? Tình hình đó đặt ra yêu cầu gì cho nhà nước non trẻ?
IV. CHIẾN TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP CỦA CÁC THUỘC ĐỊA ANH Ở BẮC MĨ. SỰ THÀNH LẬP HỢP CHỦNG QUỐC MĨ
4. Ý nghĩa lịch sử của cuộc chiến tranh giành độc lập


* Đối với Mĩ
- Xóa bỏ nền thống trị của Anh, khai sinh ra quốc gia dân tộc tư sản đầu tiên ở châu Mĩ – Hợp chủng quốc Mĩ .
- Mở đường cho nền kinh tế TBCN phát triển ở Bắc Mĩ.


 Là cuộc CMTS lần thứ nhất của Mĩ.
- Lênin nhận định: “Lịch sử nước Mĩ văn minh hiện nay là do cuộc chiến tranh cách mạng vĩ đại, một cuộc giải phóng chân chính mở đầu”
* Đối với thế giới
- Thúc đẩy phong trào cách mạng chống phong kiến ở châu Âu, trước hết là Cách mạng Pháp 1789.
- Cổ vũ nhân dân châu Mĩ dưới ách thống trị của Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha đứng lên đấu tranh giành độc lập.
Từ kết quả trên, cho biết bản chất của cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa là gì?
Cuộc chiến tranh giành độc lập có ý nghĩa như thế nào đối với Bắc Mĩ và thế giới?
IV. CHIẾN TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP CỦA CÁC THUỘC ĐỊA ANH Ở BẮC MĨ. SỰ THÀNH LẬP HỢP CHỦNG QUỐC MĨ
4. Ý nghĩa lịch sử của cuộc chiến tranh giành độc lập
Trong “Đường kách mệnh” Hồ Chí Minh nhận định: “ Mỹ tuy làm cách mạng thành công đã hơn 150 năm nay , nhưng công nông vẫn cứ cực khổ, vẫn cứ lo tính làm cách mệnh lần hai ấy là vì cách mệnh Mỹ là cách mệnh tư bản, mà cách mệnh tư bản là cách mệnh chưa đến nơi”.

* Hạn chế
- Chính quyền lại rơi vào tay liên minh quý tộc và chủ nô.
- Yêu cầu ruộng đất của nông dân không được giải quyết.
- Chế độ nô lệ còn duy trì ở các bang miền Nam  Nội chiến Mĩ 1861 - 1865 (CMTS lần thứ hai của Mĩ).

Em hiểu như thế nào về nhận xét trên của Bác?
Liên hệ với phổ thông
Ở THCS, bài này dạy trong Chương I, Bài 1: Những cuộc cách mạng tư sản đầu tiên, mục III. Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ (SGK Lịch sử, Lớp 8).
Bài tập
Lập niên biểu các sự kiện quan trọng của cuộc Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ?
Chứng minh cuộc Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ là cuộc CMTS nhưng là cuộc “Cách mệnh chưa đến nơi” (Hồ Chí Minh)?
Câu hỏi bài sau
Những tiền đề kinh tế, xã hội, tư tưởng của Cách mạng Pháp 1789?
Trình bày hướng phát triển của cuộc Cách mạng Pháp cuối thế kỉ XVIII? Nguyên nhân nào dẫn đến sự phát triển đó?
Tại sao nói Cách mạng Pháp là “Đại cách mạng tư sản”?

EM XIN CẢM ƠN CÁC THẦY CÔ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phùng Thị Huyền Trang
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)