Cách dạy môn Toán
Chia sẻ bởi Hoàng Phước |
Ngày 17/10/2018 |
16
Chia sẻ tài liệu: Cách dạy môn Toán thuộc Ngữ văn 6
Nội dung tài liệu:
TRƯỜNG THCS NGHI THUỶ
TỔ KHOA HỌC TỰ NHIÊN
THAM LUẬN VỀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MỘT TIẾT ÔN TẬP TOÁN ( PHÂN MÔN HÌNH HỌC)
Tiết Ôn tập Toán có thể được cấu trúc theo nhiều phương án khác nhau, tuỳ theo chủ ý của mỗi người. Ở đây tôi xin đưa ra hai phương án tôi thường sử dụng để dạy tiết ôn tập.
PHƯƠNG ÁN 1:
a, Bước 1: Nhắc lại một cách có hệ thống các nội dung lý thuyết đã học( định nghĩa, định lí, qui tắc, công thức, nguyên tắc giải toán ở các bài học v.v … ) sau đó có thể mở rộng phần lí thuyết ở mức độ phổ thông trong chừng mực có thể ( thông qua phần kiểm tra miệng đầu tiết học )
b, Bước 2: Cho HS trình bày lời giải các bài tập đã làm ở nhà mà GV đã qui định, nhằm kiểm tra sự vận dụng lí thuyết trong việc giải các bài tập toán của HS, kiểm tra kĩ năng tính toán, cách diễn đạt bằng lời và cách trình bày lời giải bài toán của HS.
Sau khi đã cho HS của lớp nhận xét ưu, khuyết điểm trong cách giải, đánh giá đúng sai trong lời giải hoặc có thể đưa ra cách giải ngắn gọn hơn, thông minh hơn v.v…, GV cần phải chốt lại vấn đề có tính chất giáo dục theo nội dung sau:
-Phân tích những sai lầm và nguyên nhân dẫn đến những sai lầm ( nếu có ).
-Khẳng định những chỗ làm đúng, làm tốt của HS để kịp thời động viên HS.
-Đưa ra những cách giải ngắn khác gọn hơn, thông minh hơn hoặc vận dụng lí thuyết một cách linh hoạt hơn để giải các bài toán ( nếu có thể được ).
c, Bước 3:
Cho HS làm một số bài tập mới ( có trong hệ thống bài tập của các tiết luyện tập mà HS chưa làm hoặc do giáo viên tự biên soạn theo mục tiêu đề ra của tiết luyện tập ) nhằm mục đích đạt được một số hoặc một số yêu cầu trong các yêu cầu sau:
-Kiểm tra ngay được sự hiểu biết của HS phần lí thưyết mở rộng ( hoặc kiến thức sâu hơn ) mà GV đã đưa ra trong tiết luyện tập ở đầu giờ học ( nếu có ).
-Rèn luyện các phẩm chất của trí tuệ: tính nhanh, tính nhẩm một cách thông minh, rèn luyện tính linh hoạt sáng tạo qua các cách giải khác nhau của mỗi bài toán, tính thuận nghịch của tư duy v.v …
-Khắc sâu và hoàn thiện phần lí thuyết qua các bài tập có tính chất phản ví dụ, các bài tập vui có tính chất thiết thực.
PHƯƠNG ÁN 2:
a, Cho HS trình bày lời giải các bài tập cũ đã cho làm ở nhà để kiểm tra HS đã hiểu lý thuyết đến đâu, kỹ năng vận dụng lý thuyết trong việc giải các bài toán như thế nào?
Đây thực chất là bước kiểm tra lại chất lượng học tập của HS một cách toàn diện về môn Toán và cụ thể là tiết học toán vừa qua.
Trước tiên tôi xác định rằng trọng tâm của học tập phần này là dự kiến các hoạt động học tập của HS trong tiết học. GV cần hình dung cách tổ chức hoạt động học tập cho HS như thế nào ( giao bài tập cho cá nhân, hay nhóm; giải bài toán gắn với thực tế, hay hướng dẫn HS suy luận từng bước để dẫn đến chứng minh … ). GV phải suy nghĩ về những khả năng diễn biến các hoạt động đề ra cho HS, dự kiến những giải pháp điều chỉnh để đảm bảo thời gian.
Về mặt kĩ thuật, GV cần coi trọng việc chuẩn bị các câu hỏi. Với mỗi hoạt động, cần có một số câu hỏi then chốt, nhằm vào những mục đích nhận thức xác định, nhất là ở những phần trọng tâm. Trên cơ sở đó, khi lên lớp tuỳ theo diễn biến của tiết học, sẽ phát triển thêm những câu hỏi phụ. Tránh khuynh hướng hình thức ( đặt câu hỏi dễ hỏi, chứ không phải là câu hỏi cần hỏi ), câu hỏi phải có yêu cầu cao về nhận thức.
Để tổ chức các hoạt động học tập của HS, ta thường dùng các phiếu học tập. Mỗi phiếu học tập ứng với một hoạt động học tập, hoặc một hoạt động học tập thành phần. Mỗi phiếu học tập là một tờ giấy rời, ghi rõ công việc của HS cần phải hoàn thành theo trình tự quy định, trong một thời gian quy định. Qua làm việc độc lập với các phiếu học tập, HS tạo ra được sản phẩm ( đi tới một kiến thức mới, tập dượt một kĩ năng, rèn luyện một thao tác tư duy … ).
Con người sống trong hoạt động, học tập diễn ra trong hoạt động. Vận dụng điều đó trong dạy học môn Toán được gọi là học tập trong hoạt động và bằng hoạt động, được thể hiện ở các tư tưởng
TỔ KHOA HỌC TỰ NHIÊN
THAM LUẬN VỀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MỘT TIẾT ÔN TẬP TOÁN ( PHÂN MÔN HÌNH HỌC)
Tiết Ôn tập Toán có thể được cấu trúc theo nhiều phương án khác nhau, tuỳ theo chủ ý của mỗi người. Ở đây tôi xin đưa ra hai phương án tôi thường sử dụng để dạy tiết ôn tập.
PHƯƠNG ÁN 1:
a, Bước 1: Nhắc lại một cách có hệ thống các nội dung lý thuyết đã học( định nghĩa, định lí, qui tắc, công thức, nguyên tắc giải toán ở các bài học v.v … ) sau đó có thể mở rộng phần lí thuyết ở mức độ phổ thông trong chừng mực có thể ( thông qua phần kiểm tra miệng đầu tiết học )
b, Bước 2: Cho HS trình bày lời giải các bài tập đã làm ở nhà mà GV đã qui định, nhằm kiểm tra sự vận dụng lí thuyết trong việc giải các bài tập toán của HS, kiểm tra kĩ năng tính toán, cách diễn đạt bằng lời và cách trình bày lời giải bài toán của HS.
Sau khi đã cho HS của lớp nhận xét ưu, khuyết điểm trong cách giải, đánh giá đúng sai trong lời giải hoặc có thể đưa ra cách giải ngắn gọn hơn, thông minh hơn v.v…, GV cần phải chốt lại vấn đề có tính chất giáo dục theo nội dung sau:
-Phân tích những sai lầm và nguyên nhân dẫn đến những sai lầm ( nếu có ).
-Khẳng định những chỗ làm đúng, làm tốt của HS để kịp thời động viên HS.
-Đưa ra những cách giải ngắn khác gọn hơn, thông minh hơn hoặc vận dụng lí thuyết một cách linh hoạt hơn để giải các bài toán ( nếu có thể được ).
c, Bước 3:
Cho HS làm một số bài tập mới ( có trong hệ thống bài tập của các tiết luyện tập mà HS chưa làm hoặc do giáo viên tự biên soạn theo mục tiêu đề ra của tiết luyện tập ) nhằm mục đích đạt được một số hoặc một số yêu cầu trong các yêu cầu sau:
-Kiểm tra ngay được sự hiểu biết của HS phần lí thưyết mở rộng ( hoặc kiến thức sâu hơn ) mà GV đã đưa ra trong tiết luyện tập ở đầu giờ học ( nếu có ).
-Rèn luyện các phẩm chất của trí tuệ: tính nhanh, tính nhẩm một cách thông minh, rèn luyện tính linh hoạt sáng tạo qua các cách giải khác nhau của mỗi bài toán, tính thuận nghịch của tư duy v.v …
-Khắc sâu và hoàn thiện phần lí thuyết qua các bài tập có tính chất phản ví dụ, các bài tập vui có tính chất thiết thực.
PHƯƠNG ÁN 2:
a, Cho HS trình bày lời giải các bài tập cũ đã cho làm ở nhà để kiểm tra HS đã hiểu lý thuyết đến đâu, kỹ năng vận dụng lý thuyết trong việc giải các bài toán như thế nào?
Đây thực chất là bước kiểm tra lại chất lượng học tập của HS một cách toàn diện về môn Toán và cụ thể là tiết học toán vừa qua.
Trước tiên tôi xác định rằng trọng tâm của học tập phần này là dự kiến các hoạt động học tập của HS trong tiết học. GV cần hình dung cách tổ chức hoạt động học tập cho HS như thế nào ( giao bài tập cho cá nhân, hay nhóm; giải bài toán gắn với thực tế, hay hướng dẫn HS suy luận từng bước để dẫn đến chứng minh … ). GV phải suy nghĩ về những khả năng diễn biến các hoạt động đề ra cho HS, dự kiến những giải pháp điều chỉnh để đảm bảo thời gian.
Về mặt kĩ thuật, GV cần coi trọng việc chuẩn bị các câu hỏi. Với mỗi hoạt động, cần có một số câu hỏi then chốt, nhằm vào những mục đích nhận thức xác định, nhất là ở những phần trọng tâm. Trên cơ sở đó, khi lên lớp tuỳ theo diễn biến của tiết học, sẽ phát triển thêm những câu hỏi phụ. Tránh khuynh hướng hình thức ( đặt câu hỏi dễ hỏi, chứ không phải là câu hỏi cần hỏi ), câu hỏi phải có yêu cầu cao về nhận thức.
Để tổ chức các hoạt động học tập của HS, ta thường dùng các phiếu học tập. Mỗi phiếu học tập ứng với một hoạt động học tập, hoặc một hoạt động học tập thành phần. Mỗi phiếu học tập là một tờ giấy rời, ghi rõ công việc của HS cần phải hoàn thành theo trình tự quy định, trong một thời gian quy định. Qua làm việc độc lập với các phiếu học tập, HS tạo ra được sản phẩm ( đi tới một kiến thức mới, tập dượt một kĩ năng, rèn luyện một thao tác tư duy … ).
Con người sống trong hoạt động, học tập diễn ra trong hoạt động. Vận dụng điều đó trong dạy học môn Toán được gọi là học tập trong hoạt động và bằng hoạt động, được thể hiện ở các tư tưởng
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Hoàng Phước
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)