Cách đặt câu hỏi trắc nghiệm

Chia sẻ bởi Phùng Đức Thụy | Ngày 10/05/2019 | 100

Chia sẻ tài liệu: Cách đặt câu hỏi trắc nghiệm thuộc Vật lý 10

Nội dung tài liệu:

Kĩ năng đặt câu hỏi
(6 kĩ năng để hình thành năng lực đặt câu hỏi nhận thức theo hệ thống phân loại các mức độ câu hỏi của Bloom)
1. Câu hỏi “biết”
2. Câu hỏi “hiểu”
3. Câu hỏi “áp dụng”
4. Câu hỏi “phân tích”
5. Câu hỏi “ tổng hợp”
6. Câu hỏi “đánh giá”
1. Câu hỏi “biết”
Mục tiêu :
Câu hỏi “biết” nhằm kiểm tra trí nhớ của HS về các dữ kiện, số liệu, tên người hoặc địa phương, các định nghĩa, định luật, quy tắc, khái niệm...
Tác dụng đối với HS :
Giúp HS ôn lại được những gì đã biết, đã trải qua.
Cách thức dạy học :
- Khi hình thành câu hỏi GV có thể sử dụng các từ, cụm từ sau đây : Ai...? Cái gì...? Ở đâu...? Thế nào...? Khi nào...? Hãy định nghĩa....; Hãy mô tả ...; Hãy kể lại....
2. Câu hỏi “hiểu”
Mục tiêu :
Câu hỏi “hiểu” nhằm kiểm tra HS cách liên hệ, kết nối các dữ kiện, số liệu, các đặc điểm ... khi tiếp nhận thông tin.
Tác dụng đối với HS :
- Giúp HS có khả năng nêu ra được những yếu tố cơ bản trong bài học.
- Biết cách so sánh các yếu tố, các sự kiện ... trong bài học
Cách thức dạy học :
- Khi hình thành câu hỏi GV có thể sử dụng các cụm từ sau đây : Hãy so sánh ...; Hãy liên hệ....; Vì sao ...? Giải thích....?
3. Câu hỏi “áp dụng”
Mục tiêu :
Câu hỏi “áp dụng” nhằm kiểm tra khả năng áp dụng những thông tin đã thu được (các dữ kiện, số liệu, các đặc điểm ...) vào tình huống mới.
Tác dụng đối với HS :
- Giúp HS hiểu được nội dung kiến thức, các khái niệm, định luật.
- Biết cách lựa chọn nhiều phương pháp để giải quyết vấn đề trong cuộc sống

4. Câu hỏi “phân tích”
Mục tiêu :
Câu hỏi “phân tích” nhằm kiểm tra khả năng phân tích nội dung vấn đề, từ đó tìm ra mối liên hệ, hoặc chứng minh luận điểm, hoặc đi đến kết luận.
Tác dụng đối với HS :
- Giúp HS suy nghĩ, có khả năng tìm ra được các mối quan hệ trong hiện tượng, sự kiện, tự diễn giải hoặc đưa ra kết luận riêng, do đó phát triển được tư duy logic.
Cách thức dạy học :
- Yªu cÇu HS phải trả lời : Tại sao ? (khi giải thích nguyên nhân). Em có nhận xét gì ? (khi đi đến kết luận). Em có thể diễn đạt như thế nào ? (khi chứng minh luận điểm)
- Câu hỏi phân tích thường có nhiều lời giải.
4. Câu hỏi “tổng hợp”
Mục tiêu :
Câu hỏi “tổng hợp” nhằm kiểm tra khả năng của HS có thể đưa ra dự đoán, cách giải quyết vấn đề, các câu trả lời hoặc đề xuất có tính sáng tạo.
Tác dụng đối với HS :
- Kích thích sự sáng tạo của HS hướng các em tìm ra nhân tố mới,...
Cách thức dạy học :
- GV cần tạo ra những tình huống, những câu hỏi, khiến HS phải suy đoán, có thể tự do đưa ra những lời giải mang tính sáng tạo riêng của mình.
- Câu hỏi tổng hợp đòi hỏi phải có nhiều thời gian chuẩn bị.
6. Câu hỏi “đánh giá”
Mục tiêu :
Câu hỏi “đánh giá” nhằm kiểm tra khả năng đóng góp ý kiến, sự phán đoán của HS trong việc nhận định, đánh giá các ý tưởng, sự kiện, hiện tượng,... dựa trên các tiêu chí đã đưa ra.
Tác dụng đối với HS :
- Thúc đẩy sự tìm tòi tri thức, sự xác định giá trị của HS
Cách thức dạy học :
Một số gợi ý để xây dựng các câu hỏi đánh giá : Hiệu quả sử dụng của nó thế nào ? Việc làm đó có thành công không ? Tại sao ? Nhà văn .... có thể được coi là ....vĩ đại hay không ? Theo em trong số các giả thuyết nêu ra, giả thuyết nào hợp lí nhất và tại sao ?
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phùng Đức Thụy
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)