Cách đánh giá XLVSCĐ
Chia sẻ bởi Lương Thị Tuyến |
Ngày 10/10/2018 |
31
Chia sẻ tài liệu: Cách đánh giá XLVSCĐ thuộc Tập đọc 5
Nội dung tài liệu:
Tư thế tập viết của học sinh
1. Ngồi viết đúng tư thế:
- Ngồi ngay ngắn, lưng thẳng không tì ngực vào cạnh bàn, đầu hơi cúi hai mắt cách vở từ 25-> 30 cm.
- Cánh tay trái đặt trên mặt bàn bên trái vở, bàn tay trái tì vào mép vở giữ vở không xê dịch khi viết.
- Cánh tay phải cùng để trên mặt bàn, dưới dòng kẻ viết, khuỷu tay để gần sát sườn.
- Hai chân để song song dưới gầm bàn.
2. Cầm bút đúng cách:
- Cầm bút cách đầu ngòi 3 cm.
- Cầm bút và điều khiển bút bằng 3 ngón tay: đặt bút tì lên cạnh đốt đầu tiên ngón tay giữa, đầu ngón cái giữ bên trái bút, đầu ngón trỏ giữ bên phải bút(đầu ngòi thẳng với khe giữa đầu ngón cái và đầu ngón trỏ).
- Bút úp xuống mặt giấy, cán bút hướng vào vai, thân bút không áp sát sâu xuống khe của ngón cái và ngón trỏ( úp bút chứ không úp tay xuống mặt giấy), không để bàn tay phải đè lên dòng kẻ đang viết.
- Có sự phối hợp linh hoạt giữa cổ tay, khuỷu tay, cánh tay.
3. Cách để vở:
- Viết chữ đứng thì để vở nằm ngang trên mặt bàn, còn viết chữ nghiêng thì để vở nghiêng 1 góc 30 độ so với mép bàn (không để vở thò khỏi mặt bàn). Khi viết luôn có giấy kê tay để không giây bẩn ra vở, không làm quăn mép vở.
Nguyên tắc điền dấu thanh:
*Nguyên tắc khoa học(làm cơ bản): Dấu thanh đặt ở âm chính của vần.
- ở các chữ ghi tiếng không có âm đệm và không có âm cuối vần , dấu thanh đặt trên hoặc dưới âm chính.
VD 1: họ, lá...
-ở các chữ ghi tiếng có âm đệm đầu vần, dấu thanh đặt trên hoặc dưới âm chính.
VD 2: nhoẻn, quỳnh, khoẻ, tuỳ...
- ở các chữ ghi tiếng có nguyên âm đôi mà không có âm cuối vần thì dấu thanh được viết ở vị trí con chữ thứ nhất của nguyên âm đôi.
VD 3: mía, múa, lựa...
- ở các chữ ghi tiếng có nguyên âm đôi mà có âm cuối vần thì dấu thanh được viết ở vị trí con chữ thứ hai của nguyên âm đôi.
VD 4 : lượn, rượu, luồn...
- ở các nguyên âm có dấu mũ (^) : Dấu sắc, huyền, hỏi được viết hơi cao hơn và hơi lệch về phía phải của dấu mũ.
VD 5: ấm, trồng, biển...
- ở các nguyên âm có dấu (v): Dấu thanh đặt trên dấu (v).
VD 6: cắm, nằm, tắm...
- Dấu ngã do ở thế nằm ngang nên khi xuất hiện trong các chữ mà phần vần có nguyên âm mang dấu phụ, dấu ngã nằm ngang trên dấu phụ.
VD 7: lẫn,nhẵng...
( Chú ý: Quy trình viết chữ ghi tiếng có cả dấu phụ và dấu thanh gồm 2 bước:
+ Bước 1: Viết các chữ trong vùng liên kết từ trái sang phải, không nhấc bút.
+ Bước 1: Viết các dấu phụ, dấu thanh ngoài vùng liên kết từ trái sang phải(hoặc từ phải sang trái) dấu ở trên viết trước, dấu ở dưới viết sau.
VD 8: ........................-> ..................................... -> ........................................
*Nguyên t
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Lương Thị Tuyến
Dung lượng: 53,00KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)