Cách chữa bệnh mày đay

Chia sẻ bởi Nguyễn Công Quốc | Ngày 08/05/2019 | 55

Chia sẻ tài liệu: Cách chữa bệnh mày đay thuộc Sinh học 12

Nội dung tài liệu:

MÀY ĐAY MẠN
(Chronic Urticaria)

BSNT -Vũ Huy Lượng

NỘI DUNG
I. ĐẠI CƯƠNG MÀY ĐAY MẠN
II. ĐIỀU TRỊ MÀY ĐAY MẠN
ĐẠI CƯƠNG BỆNH MÀY ĐAY MẠN
I. Định nghĩa:
•Mày đay mạn ( Chronic Urticaria ) là bệnh mày đay tiến triển kéo dài trên 6 tuần và biểu hiện ít nhất 2 lần một tuần ( Khi không điều trị gì)
•Phân biệt với mày đay tái diễn ( Recurrent Urticaria):
Mày đay tiến triển kéo dài nhưng dưới 2 lần một tuần ( Gây nên bởi những yếu tố từ môi trường ngoài mà ta có thể nhận ra được)
ĐẠI CƯƠNG BỆNH MÀY ĐAY MẠN

II. Cơ chế bệnh sinh:
1. Cơ chế phụ thuộc tế bào Mast:
- Do sự gắn của kháng nguyên vào 2 phân tử IgE gần kề
- Do sự xuất hiện của kháng thể Anti-IgE
- Do sự xuất hiện của kháng thể kháng phần Fc R
- Do sự gắn của Opiat , nhân tố tế bào gốc, Peptid có nguồn gốc từ tổ chức thần kinh( Substant P)…..vào thụ thể của nó trên tế bào Mast


SỰ GIẢI PHÓNG HẠT CỦA TẾ BÀO MAST
2.Cơ chế không phụ thuộc tế bào Mast:
- Do suy giảm chất C1 esterase inhibitor→ Giảm sản xuất chất trung gian gây viêm ( Kinin, Bradykinin)
- Do sử dụng thuốc ức chế men chuyển → Giảm sản xuất Bradykinin

ĐẠI CƯƠNG BỆNH MÀY ĐAY MẠN
III.Phân loại:
Có 2 loại chính
1. Mày đay mạn tính thông thường ( Chronic ordinary urticaria)
2. Mày đay mạn tính vật lý (Physical Urticaria): Là loại mày đay sinh ra do tác động của những yếu tố từ bên ngoài chứ không phải là do tự phát
Gồm các loại mày đay sau:
+ Chứng vẽ nổi + Mày đay do lạnh
+ Mày đay áp lực + Mày đay do ánh nắng
+ Mày đay phó giao cảm + Mày đay do rung
ĐẠI CƯƠNG BỆNH MÀY ĐAY MẠN
IV.Căn nguyên:
1.Tự phát
2.Do thuốc: Aspirin, NSAIDs, Opioid, thuốc ức chế men chuyển (captopril, elanapril )
3.Dị nguyên tiếp xúc: Hạt nhựa Latex, phấn hoa, lông chó mèo..
4.Thức ăn và các chất phụ gia thực phẩm
5.Côn trùng đốt
6.Nhiễm trùng: Streptococcus, HP, HSV, HBV, giun, sán
7.Bệnh tự miễn: SLE, Viêm khớp dạng thấp, cryoglobulinemia
8.Bệnh ác tính toàn thân
9.Yếu tố vật lý: ma sát, áp lực , lạnh, nóng, ánh sáng mặt trời, …
10.Gen


ĐẠI CƯƠNG BỆNH MÀY ĐAY MẠN
V. Lâm sàng:
1.Dịch tễ học:
* Tỷ lệ mắc: khoảng 1% dân số
* Tuổi: Mày đay mạn hay gặp ở người lớn hơn
* Giới: Hay gặp ở giới nữ hơn, tỷ lệ nữ/nam≈2/1
* Chủng tộc: không có sự khác biệt giữa các chủng tộc
2.Lâm sàng:
Đặc điểm lâm sàng của mày đay mạn là:
- Dát đỏ, sẩn phù , giới hạn rõ
Xuất hiện nhanh, biến mất hoàn toàn trong vòng 1 đến vài giờ, tối đa không quá 24 giờ


ĐẠI CƯƠNG BỆNH MÀY ĐAY MẠN
- Các thương tổn có thể nhỏ, đứng riêng rẽ hoặc kết hợp lại thành những mảng lớn
Hình dạng, kích thước thay đổi theo thời gian
ĐIỀU TRỊ MÀY ĐAY MẠN
I. Những biện pháp chung : Áp dụng cho mọi loại mày đay
SƠ ĐỒ TIẾP CẬN ĐIỀU TRỊ MÀY ĐAY MẠN
MÀY ĐAY MẠN
Mày đay vật lý
Mày đay mạn tính thông thường
Tránh căn nguyên
Kháng H1
+/- Tăng liều
+/- Phối hợp kháng H2
MÀY ĐAY ÁPLỰC
Sulphasalazin
Dapson
Hydroxy chloroquin
Corticoid
MÀY ĐAY
PHÓ GIAO CAM


Omalizumab

MÀY ĐAY DO LẠNH/
DO ASMT
Nghiệm pháp dung nạp


Kháng H1+/- Tăng liều
+/-Kháng H2
+/- Doxepin (Triệu chứng nặng về đêm)
Kháng Leukotrien
(Montelukast)
Corticoid giảm liều từ từ
(Dùng trong thời gian ngắn)
Cyclosporin, MTX
(Trường hợp cá biệt)
NGUYÊN LÝ SỬ DỤNG KHÁNG HISTAMIN
- Lựa chọn ban đầu: kháng H1 ít tác dụng an thần(Thế hệ 2): Cetirizin, Levocertirizin, Loratadin, Fexofenadin..

- Nếu cần thiết tăng liều : Fexofenadin 360-480mg/ngày; Desloratadin 10-15mg/ngày

- Nếu nặng về đêm :phối hợp kháng H1 thế hệ 1 ( Lưu ý cảnh báo nguy cơ buồn ngủ vào sáng hôm sau)

- Thay đổi kháng H1 ở các nhóm khác nhau trước khi phối hợp

- Một số trường hợp cá biệt có thể sử dụng Doxepin (chất chống trầm cảm 3 vòng) 25-50mg vào buổi tối

- Phối hợp kháng H2 nếu kháng H1 đơn thuần không hiệu quả. Đặc biệt có bệnh lý dạ dày kèm theo
MỘT SỐ LƯU Ý SỬ DỤNG KHÁNG HISTAMIN
-Thời gian sử dụng kháng Histamin: có thể kéo dài tới 3-6 th
- Hiện tượng đề kháng với thuốc kháng Histamin
- Astemizol, Terfenadil có nguy cơ gây rối loạn tái cực tim gây loạn nhịp thất, QT kéo dài, xoắn đỉnh. Đặc biệt khi phối hợp với chống nấm gốc Imidazol và kháng sinh họ Macrolid
- Cân nhắc cẩn thận ở : Trẻ em, phụ nữ mang thai , suy gan thận
LÀM GÌ KHI KHÁNG HISTAMIN KHÔNG HIỆU QUẢ
Lựa chọn khác:
* Kháng Leukotrien: Montelukast 10mg tối
* Cyclosporin : Cho những trường hợp nặng
+Cơ chế: ức chế lymT và ức chế hoạt động của Basophil và Mastocyte
+Cách dùng: 4-6mg/kg/ngày . Có thể kéo dài 1-3th
* Methotrexate: khi không đáp ứng với Cyclosporin
Liều 10-15mg/tuần
LÀM GÌ KHI KHÁNG HISTAMIN KHÔNG HIỆU QUẢ
* Mycophenolate Mofetil: Khi không đáp ứng với Cyclosporin
* Corticoid: Rất tốt trong trường hợp nhằm dập tắt đợt bùng phát nhưng tuyệt đối tránh dùng kéo dài
* Omalizumab:
+ Cơ chế: Là kháng thể đơn dòng kháng IgE , có tác dụng làm giảm sản sinh IgE và làm giảm các thụ thể của IgE trên màng tế bào Mast và BC ái toan
XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN !
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Công Quốc
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)