Các virus gayy bệnh thường gặp

Chia sẻ bởi Lai Tien Thanh | Ngày 18/03/2024 | 10

Chia sẻ tài liệu: các virus gayy bệnh thường gặp thuộc Sinh học

Nội dung tài liệu:

ĐẠI CƯƠNG VIRUS VÀ CÁC VIRUS GÂY BỆNH THƯỜNG GẶP
GV: Lại Tiến Thành
Mục tiêu:
Trình bầy được các đặc điểm, cấu trúc và quá trình nhân lên của virus
2. Trình bày được đặc điểm, khả năng gây bệnh, cách chẩn đoán và phòng bệnh do các virus gây bệnh thường gặp gây nên.
ĐẠI CƯƠNG VIRUS
Định nghĩa
Virus lµ mét ®¬n vÞ sinh häc cã kh¶ n¨ng biÓu thÞ nh÷ng tÝnh chÊt c¬ b¶n cña sù sèng víi ®iÒu kiÖn nã t×m thÊy trong tÕ bµo sèng c¶m thô nh÷ng ®iÒu kiÖn cÇn thiÕt cho sù nh©n lªn cña nã.
2. Đặc điểm của virus
Kích thước
Hình thể
Tính đặc hiệu
Acid nucleic
Tính chất ký sinh
Sức đề kháng của virus
1mm = 106m = 109nm = 1010Å
3. Cấu trúc của virus
Cấu trúc chung



lõi
vỏ
- Cấu trúc riêng
Chất ngưng kết hồng cầu
Bao ngoài
Một số men
4. Sự nhân lên của virus
Giai đoạn cố định
Giai đoạn xâm nhập
Giai đoạn che lấp
Giai đoạn cấu tạo hạt mới
Giai đoạn lắp giáp
Giai đoạn giải phóng
5. Hậu quả nhân lên của virus
Gây hủy hoại tế bào
Nhiễm virus tiềm tàng
Gây tổn thương tế bào
Tạo ra các virus không hoàn chỉnh
Kích thích tế bào sinh ra chất chống virus
Hình thành tế bào ung thư
6. Các phương pháp chẩn đoán
Phân lập virus(trực tiếp)
Chẩn đoán bằng huyết thanh(gián tiếp)
7. Phòng và điều trị
- Phòng
- Điều trị
Không đặc hiệu
Đặc hiệu
Chưa có thuốc đặc chị nên chỉ điều trị triệu chứng là chính: tăng cường sức đề kháng, dùng các thuốc ức chế virus
Các virus gây bệnh thường gặp
Virus cúm
Virus dại
Virus viêm gan A
Virus viêm gan B
Virus bại liệt
Virus sốt xuất huyết
Virus viêm não NB
Virus sởi
Virus HIV
Virus cúm
1. Đặc điểm sinh vật học
Hạt virus cúm hình cầu, đường kính 80-120 nm. Có lõi ARN đối xứng xoắn.

Một chu kỳ nhân lên của virus cần 12 giờ.

Virus cúm có 3 typ A,B,C. Các typ có sự khác biệt về cấu trúc.

- Virus cúm dễ bị tiêu diệt bởi yếu tố lý, hoá học: tia tử ngoại, To56oC, các chất khử thông thường. Sống lâu ở nhiệt độ thấp -20o đến -70oC
2. Khả năng gây bệnh
Thời gian ủ bệnh: 48h - 4 ngày, bệnh dễ gây thành dịch.
Sau khi mắc có miễn dịch nhưng không bền. Đặc biệt cấu trúc kháng nguyên luôn thay đổi nên rất khó phòng bằng vaccine.


3. Chẩn đoán, phòng và điều trị
Chẩn đoán:
Lấy bệnh phẩm
Nuôi cấy phân lập
Huyết thanh chẩn đoán
Dựa vào triệu chứng lâm sàng
Phòng bệnh:
Chưa có vaccine phòng hiệu lực
Cách ly người bệnh, hạn chế tiếp xúc
vệ sinh mũi họng
Điều trị:
Không có thuốc đặc hiệu
Chủ yếu điêù tri triệu chứng
Virus dại
1. Đặc điểm sinh vật học
- Virus rất nhỏ, có một chuỗi ARN hình trụ.
- Virus có thể ký sinh ở nhiều ký chủ, có tính hướng thần kinh nên gặp nó trong tế bào thần kinh, nước bọt động vật bị dại.
- Virus dại chia ra làm 2 loại:
+ Virus dại đường phố.
+ Virus dại cố định.
- Sức đề kháng:
+ Virus dại bị bất hoạt bởi ánh sáng mặt trời, tia cực tím, tia X, nhiệt độ 600C trong vòng 1 giờ, hầu hết các chất tẩy rửa, chất oxy hoá, xà phòng đặc 20%.
+ Tuy vậy ở nhiệt độ phòng có thể sống được 1 - 2 tuần.
2. Khả năng gây bệnh
3. Chẩn đoán, phòng và điều trị
Chẩn đoán:

Xác định virus dại ở các bệnh phẩm: nước mắt, nước bọt, dịch não tuỷ...

Phân lập virus.

- Nếu bệnh nhân tử vong tìm tiểu thể Negri ở não bằng kính hiển vi điện tử.
Phòng bệnh:
- Không nên nuôi chó, không thả chó ra đường.
- Quản lý và tiêm vaccine phòng bệnh dại cho chó trên 3 tháng tuổi trở lên.
- Diệt chó dại, gia súc bị chó dại cắn phải giết chết bỏ đi.
- Khi vết cắn nguy hiểm ( vùng đầu mặt cổ, vết cắn sâu) cần điều trị dự phòng: Tiêm huyết thanh chống dại và dùng Vaccin (khi nghi ngờ chó dại cắn)
- Với gia súc cắn người:
+ Theo dõi 10-15 ngày.
+ Nếu gia súc đã bị đập chết hoặc chạy mất cần phải tiêm vaccine phòng dại.
- Khi chăm sóc phải có trang bị bảo hộ như: mũ, mạng, quần áo, găng tay...
- Rửa tay kỹ bằng xà phòng sau khi chăm sóc rồi sát khuẩn bằng cồn.
- Các đồ dùng của người bệnh có thể đốt huỷ hoặc tẩy trùng, phun thuốc.
Virus viêm gan A
1. Đặc điểm sinh vật học
Virus viêm gan A hình khối đa giác đều, đối xứng, kích thước: 27 nm. Lõi có 1 sợi ARN. Chết ở 100oC, tia cực tím, dạng đông khô tồn tại lâu.

- Kháng thể chống virus viêm gan A xuất hiện sớm sau khi có triệu chứng lâm sàng.
2. Khả năng gây bệnh
Virus viêm gan A: lây qua đường tiêu hoá vào máu tới gan lách thận và nhân lên làm huỷ hoại tế bào nhất là tế bào gan làm men gan tăng. Virus viêm gan A đào thải qua phân, chất thải tiết ra ngoài từ thời kỳ tiền vàng da.

Thời gian ủ bệnh 15 - 45 ngày. Bệnh thường gặp ở trẻ em, người lớn.

- Triệu chứng lâm sàng: mệt mỏi chán ăn, hội chứng hoàng đản.
3. Chẩn đoán, phòng và điều trị
Chẩn đoán
- Bệnh phẩm là phân, tổ chức gan sinh thiết.
- Soi kính hiển vi điện tử hoặc nuôi cấy phân lập.
- Xét nghiệm máu tìm kháng thể.
Phòng bệnh
- Phát hiện bệnh sớm, cách ly kịp thời.
- Vệ sinh cá nhân, vệ sinh ăn uống
- Giải quyết tốt chất thải của người bệnh.
- Tiêm phòng vaccine hoặc Globulin bảo vệ.
Điều trị
- Chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu.
- Chủ yếu là điều trị triệu chứng.
- Nâng cao thể trạng nghỉ ngơi ăn uống hợp lý.
- Sử dụng một số thuốc bổ gan.
Phòng viêm gan A
Virus viêm gan B
1. Đặc điểm sinh vật học
Virus viêm gan B hình khối, kích thước: 28 nm. Lõi có 2 sợi AND.

Chết ở 100oC, tia cực tím, dạng đông khô tồn tại lâu.

- Virus viêm gan B có 3 loại kháng nguyên:
+ Kháng nguyên bám trên bề mặt HBsAg : xuất hiên đầu tiên khi bị lây nhiễm ( sau 2 tuần). Nếu HBsAg tồn tại sau 6 tháng dẫn đến viêm gan mạn tính. Kháng thể Anti HBsAg xuất hiện muộn.
+ Nằm ở trung tâm kháng nguyên lõi HBcAg chỉ thấy khi sinh thiết gan.
+ Một số có kháng nguyên hoà tan HbeAg( kháng nguyên vỏ).
Virus viêm gan B: lây qua đường máu, sinh dục, mẹ truyền sang con qua đường rau thai.

- Virus viêm gan B thời gian ủ bệnh 60 -180 ngày.Virus vào máu và nhân lên trong tế bào gan, lách, thận. Làm huỷ hoại tế bào, nhất là tế bào gan. Virus viêm gan B gặp ở mọi lứa tuổi. Gần đây, có những nghiên cứu cho thấy mối liên quan giữa viêm gan B và bệnh ung thư gan.
2. Khả năng gây bệnh
Muc do mac benh viem gan B
Chẩn đoán
- Bệnh phẩm là máu, tổ chức gan sinh thiết.
- Soi kính hiển vi điện tử hoặc nuôi cấy phân lập.
- Xét nghiệm máu tìm kháng thể, kháng nguyên.
- Xét nghiệm chức năng gan.
Phòng bệnh
- Phát hiện bệnh sớm, cách ly kịp thời.
- Vệ sinh cá nhân, vệ sinh ăn uống, giải quyết tốt chất thải của người bệnh.
- Tiêm truyền phải vô khuẩn.
- Phòng đặc hiệu bằng vaccine.
Điều trị
- Chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu.
3. Chẩn đoán, phòng và điều trị
Ung thư gan
Virus bai liệt
1. Đặc điểm sinh vật học
Virus bại liệt hình khối đa giác đều, đối xứng, kích thước 20 - 30nm. Lõi một sợi ARN. Có 3 typ I, II, III.

- Virus bại liệt có sức đề kháng cao trong nước 114 ngày, phân > 6 tháng.
Virus xâm nhập vào cơ thể bằng đường tiêu hoá là chủ yếu, có thể bằng đường hô hấp. Thời gian ủ bệnh 5 - 35 ngày.

Virus xâm nhập vào cơ thể phát triển ở ruột vào máu qua hệ thần kinh trung ương rồi xuống tuỷ sống gây ra bại liệt.

- Tất cả mọi người chưa có miễn dịch đều có thể mắc bệnh, thường gặp ở trẻ nhỏ, vùng đông dân cư, mùa hè hay gặp. Sau khỏi bao giờ cũng để lại di chứng liệt và cơ thể có miễn dịch bền vững.
2. Khả năng gây bệnh
3. Chẩn đoán, phòng và điều trị
Chẩn đoán
- Phân lập và xác định virus
Các phản ứng huyết thanh

Điều trị
- Hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.
- Chủ yếu điều trị triệu chứng và di chứng:
+ Người bệnh nằm nghỉ, hạn chế đi lại ( nên bất động 1 - 2 tuần)
+ Hạ sốt, giảm đau, an thần, cho uống vitamin nhóm B, Acidfolic
+ Giúp người bệnh phục hồi tốt.
Phòng bệnh
- Phát hiện bệnh sớm, cách ly kịp thời.
- Vệ sinh môi trường
- Giải quyết các vấn đề về nước, rác, phân.
- Vệ sinh an toàn thực phẩm
- Phòng đặc hiệu bằng vaccine (Sabine).
+ Uống vacxin Sabin: trẻ < 1 tuổi 3 lần lúc trẻ 2, 3, 4 tháng tuổi và trẻ 13 - 14 tháng tuổi uống 1 lần nhắc lại .
Virus sốt xuất huyết
1. Đặc điểm sinh vật học
- Virus sốt xuất huyết đối xứng hình khối, kích thước 17 - 25 nm. Lõi là một sợi ARN.
- Virus Dengue thuộc họ Arbovirus có 4 typ huyết thanh là DEN - 1, DEN - 2, DEN - 3, DEN - 4, gây bệnh cho người.
- Virus sống lâu ở nhiệt độ đông khô, đông lạnh. Không sống được ở nhiệt độ bình thường, bị bất hoạt bởi các dung môi hữu cơ, các chất tẩy, sát khuẩn.
2. Khả năng gây bệnh
- Muỗi mang virus Dengue, sau 8 - 14 ngày hút máu người mang virus thì muỗi có khả năng truyền bệnh.

- Muỗi đốt người lành, virus xâm nhập qua vết đốt, tuỳ số lượng virus mà thời gian ủ bệnh từ 2 - 15 ngày. Bệnh khởi phát đột ngột, bắt đầu là cơn rét run, đau mình mẩy rồi sốt cao, nhức đầu và có thể có Shock. Ban xuất huyết xuất hiện từ ngày thứ 3 - 5 rồi xuống thân mình, tứ chi và mặt. Tỷ lệ tử vong 5 -10 % ( do shock ).
3. Chẩn đoán, phòng và điều trị
Chẩn đoán : chủ yếu dựa vào triệu chứng lâm sàng.

Phòng bệnh:
- Chưa có vaccine phòng bệnh.
- Phát hiện bệnh sớm cách ly và điều trị kịp thời.
- Theo dõi các trường hợp có sốt.
- Bảo vệ cơ thể người lành nằm màn.
- Diệt môi giới trung gian truyền bệnh (diệt muỗi vằn).
- Vệ sinh môi trường.
Điều trị:

- Chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.

- Chủ yếu là điều trị triệu chứng (đặc biệt là Shock ).
+ Hạ sốt, giảm đau: Paracetamol10 -15mg/kg cân nặng/lần. (tổng liều không quá 60mg/kg/ngày). không dùng Aspyrin
+ Bù nước điện giải: truyền dịch Ringer, NaCl 0.9%, uống Oresol.
+ Theo dõi phát hiện dấu hiệu tiền sốc, sốc để xử lý.
+ Điều trị sốc bằng truyền dịch, thuốc vận mạch, trợ tim.
+ Đảm bảo hô hấp, chống toan, xuất huyết tiêu hoá.
Virus viêm não Nhật Bản
1. Đặc điểm sinh vật học
- Virus viêm não Nhật Bản là một loại Arbovirus nhóm B hình cầu, đối xứng hình khối, kích thước 40 - 60 nm. Lõi chứa ARN một sợi.
- Viêm não Nhật Bản có ổ dịch thiên nhiên ở khắp nơi: vùng đồng cỏ, rừng núi, vùng biển. Virus lưu hành trong các ổ dịch thiên nhiên ở các loài thú và chim.
- Sức đề kháng kém.
Virus lan truyền từ súc vật sang người qua các loại côn trùng, môi giới trung gian truyền bệnh chủ yếu là muỗi Culex Tritaeniorhyncus. Bình thường loại muỗi này thường gặp vào mùa hè.
Sau khi khỏi có miễn dịch bền vững.
2. Khả năng gây bệnh
- Khi muỗi nhiễm virus viêm não đốt, người sẽ mắc bệnh nhưng phần lớn là thể ẩn (không có triệu chứng nhưng có miễn dịch ). Thời kỳ ủ bệnh từ 6 - 16 ngày, trẻ em mắc bệnh là chủ yếu.
+ ở thể nhẹ có nhức đầu, sốt nhẹ, khó chịu vài ngày.
+ Thể điển hình có biểu hiện viêm não ( nhức đầu nặng, cổ cứng, sốt cao, thay đổi cảm giác ). Virus gây tổn thương nặng ở vỏ não, vỏ tiểu não và sừng tuỷ sống. Tỷ lệ tử vong cao ( 20 -70 % các trường hợp điển hình ). Khi khỏi để lại di chứng về thần kinh như giảm trí tuệ, thay đổi cá tính.
3. Chẩn đoán, phòng và điều trị
Chẩn đoán:
- Phân lập virus bệnh phẩm là máu người bệnh sốt chưa quá 4 ngày.
- Phản ứng huyết thanh học.
Phòng bệnh:
- Giám sát các vật chủ trung gian: mật độ muỗi.
- Diệt muỗi, nằm màn.
- Nuôi lợn xa nhà.
- Tiêm vaccine phòng viêm não Nhật Bản tất cả là 3 mũi: 2 mũi đầu cách nhau 1 tuần, mũi thứ 3 nhắc lại sau 1 năm.
Điều trị:
- Chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.
- Chủ yếu là điều trị triệu chứng.
Virus sởi
1. Đặc điểm sinh vật học
- Virus sởi thuộc nhóm ARN Paramyxovirus hình cầu, có đường kính 100 - 300 nm. Lõi có 1 sợi ARN đối xứng xoắn ốc.
- Virus sởi có thể sống ít nhất 34 h trong không khí. Không chịu được sự khô ráo.
- Tìm thấy virus trong dịch họng và máu người bệnh cuối thời kỳ ủ bệnh và một thời gian ngắn sau khi phát ban.
- Tất cả trẻ em chưa có miễn dịch đều có thể nhiễm virus. Lứa tuổi bị nhiễm nhiều nhất là 2 - 6 tuổi. Bệnh dễ phát sinh thành dịch.
- Khi khỏi có miễn dịch suốt đời.
2. Khả năng gây bệnh
Virus xâm nhập vào cơ thể bằng đường hô hấp. Khi người bệnh ho, hắt hơi, khóc, nói chuyện thì các hạt dịch nhầy trong có chứa virus bắn ra ngoài, bám vào đường hô hấp trên của người khác.

Thời gian ủ bệnh từ 9 - 11 ngày, sau đó là sốt cao, viêm long đường hô hấp trên và viêm kết - giác mạc mắt. Các triệu chứng này tồn tại từ 2 - 5 ngày rồi chuyển sang giai đoạn phát ban ( sởi mọc ).

- Bệnh thường gặp ở trẻ em, có thể có những biến chứng tới hệ thần kinh hoặc bội nhiễm ở đường hô hấp và tiêu hoá.
Triệu chứng bệnh sởi
3. Chẩn đoán, phòng và điều trị
Chẩn đoán
- Phân lập virus trong chất tiết của mũi, hầu, thanh quản hoặc máu người bệnh.
Phản ứng huyết thanh học.

Phòng bệnh
- Cách ly người bệnh sớm tránh sự lây lan trong cộng đồng.
- Giữ vệ sinh răng miệng, mắt, da tránh biến chứng.
- Vệ sinh môi trường.
Phòng đặc hiệu: tiêm vaccine sởi cho trẻ em theo lịch.
Điều trị

- Chưa có thuốc điều trị đặc hiệu
- Điều trị chủ yếu là chữa triệu chứng và điều trị biến chứng:
+ Hạ sốt.
+ Uống nước nhiều, uống Oresol pha đúng cách hướng dẫn.
+ Giảm ho.
+ Chỉ dùng kháng sinh khi có chỉ định chống bội nhiễm.
+ Tăng sức đề kháng bằng chế độ dinh dưỡng, vitamin
Virus HIV
1. Đặc điểm sinh vật học
Virus HIV hình cầu đường kính 120 nm. bao gồm:
- Lớp vỏ ngoài được gắn các gai nhú cấu trúc là các phân tử Glycoprotein có trọng lượng 120 kilodalton (gp120).
- Lớp vỏ trong: gồm 2 lớp
+ Lớp ngoài có cấu tạo bởi protein có trọng lượng 18 kilodalton (P18)
+ Lớp vỏ trong cấu tạo bởi protein có trọng lượng 24 kilodalton (P24)
+ Lõi: HIV có acid nhân là 2 sợi ARN, men sao mã ngược.
- Sức đề kháng:
+ HIV có sức đề kháng yếu bị tiêu diệt ở nhiệt độ 560C/30phút, trong tế bào ở ngoài cơ thể tồn tại được 3 - 4 ngày.
+ HIV nhạy cảm với một số hoá chất như cồn, ôxy già, nước javen.
+ HIV không chịu tác động của tia cực tím.
- Kháng nguyên:
+ Kháng nguyên P 24: là kháng nguyên quan trọng trong chẩn đoán HIV
+ Kháng nguyên Gp120 là kháng nguyên bề mặt, không bền dưới tác dụng của các yếu tố lý hoá.
- Hiện nay đã phát hiện đưược HIV- 1 (Phân lập đầu tiên năm 1983) và HIV - 2 (Phân lập đầu tiên năm 1985). Hiện nay trên thế giới HIV- 1 là phổ biến.
2. Khả năng gây bệnh
- Cho đến nay ngưười ta đã khẳng định HIV có trong :
+ Tinh dịch , chất nhày âm đạo
+ Máu và các sản phẩm của máu
+ Nước bọt, nước mắt, nước não tuỷ, nước tiểu
+ Sữa mẹ
- Virus xâm nhập vào cơ thể bằng 3 đường:
+ Đường máu: nguy cơ lây nhiễm rất cao trên 90%
+ Đường tình dục. đây là đường lây truyền phổ biến, khả năng lây từ nam sang nữ gấp 4-5 lần từ nữ sang nam.
+ Đường từ mẹ truyền sang con.
Khi xâm nhập vào cơ thể, HIV tấn công chủ yếu vào 2 loại tế bào miễn dịch là Lympho T4 và đại thực bào. ARN của Virut vào tế bào nhờ men sao mã ngược tổng hợp ADN, ADN chỉ huy ADN của tế bào để tổng hợp những thành phần của virus, tế bào vỡ giải phóng ra nhiều virus mới. Tế bào Lympho T4 bị suy giảm làm suy giảm cả hệ thống miễn dịch của cơ thể, tạo điều kiện cho nhiễm trùng và nấm phát triển.

- Đến giai đoạn toàn phát ( AIDS ), biểu hiện bệnh ở rất nhiều cơ quan : Nhiễm trùng ngoài da, rối loạn tiêu hoá, phát triển các khối u.. Cuối cùng người bệnh chết trong tình trạng suy kiệt.
3. Chẩn đoán, phòng và điều trị
Chẩn đoán
- Phát hiện kháng thể HIV: được dùng cho xét nghiệm hàng loạt mẫu máu, kết quả nhanh, độ nhạy cao nhưng không phát hiện được ở giai đoạn ủ bệnh (ELISA, SERODIA)
- Xét nghiệm tìm kháng nguyên P24: kỹ thuật này phát hiện được sớm nhiễm HIV nhưng độ nhạy chưa cao.
- Tìm HIV ít dùng vì phải có kính hiển vi điện tử
- Phản ứng khuyếch đại gen.
- Xét nghiệm về miễn dịch: đếm tế bào
+ Đếm tế bào CD4: bình thưường là 450- 1280 tế bào/ml
+ Đếm tế bào CD8: bình thường là 258 - 800 tế bào/ml
+ Tỷ lệ CD4 / CD8 : bình thường là 1,4- 2,2
Phòng bệnh
- Thực hiện nguyên tắc truyền máu và các sản phẩm của máu an toàn.
- Vô khuẩn dụng cụ tiêm truyền, phẫu thuật.
- Giáo dục tình dục an toàn, chung thuỷ.
- Xoá bỏ tệ nạn mại dâm, tiêm chích ma tuý.
- Phụ nữ nhiễm HIV không nên có con.

Điều trị
- Chưa có vaccine đặc hiệu.
- Điều trị trực tiếp trên HIV
- Điều trị phục hồi miễn dịch
- Điều trị nhiễm trùng cơ hội
- Điều trị sớm bằng thuốc ức chế HIV phát triển (AZT, Retrovir, Suramin)

ch�c c�c em h?c t?t
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lai Tien Thanh
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)