Các vị La Hán chùa Tây Phương

Chia sẻ bởi Phạm Hồng Dũng | Ngày 21/10/2018 | 108

Chia sẻ tài liệu: Các vị La Hán chùa Tây Phương thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

I - Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
1. Tác giả.
- Con đường thơ :
+ Trước cách mạng : Là nhà thơ mới, nổi tiếng với "Lửa thiêng" (1940 )
+ Sau cách mạng : ( Đặc biệt từ 1958) Đi theo cách mạng nổi tiếng với
" Trời mỗi ngày lại sáng" (1958) , " Đất nở hoa" (1960) ...
- Phong cách thơ: Sự kết hợp giữa cảm xúc, suy tưởng và triết lý.
- Sinh: 1919 , Hà Tĩnh.
2. Tác phẩm.
a. Hoàn cảnh sáng tác.
Năm 1940 : đến thăm, sau đó nhiều lần trở lại.
Năm 1960: thăm lại chùa Tây Phương.
b. Đề tài:
Phật giáo,
c. Bố cục:
4 phần
- Phần I : Khổ 1, ấn tượng ban đầu.
- Phần IV: 2 khổ cuối , giải pháp thời đại.
- Phần II: 7 khổ tiếp, hình tượng quần thể La Hán.
- Phần III: 5 khổ tiếp, lời đối thoại với các nghệ nhân tạc tượng.
? Chuyển mình: Buồn sầu sang niềm vui của sự cống hiến hoà nhập.
nhưng mượn chuyện Phật để nói chuyện đời.
I - Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
II - Phân tích.
1. Cảm xúc ban đầu.
- Tâm trạng:
vấn vuơng,
- Nguyên nhân:
Sự nghịch lý.
Nơi xứ Phật > Đắc đạo, thanh thản, rũ sạch bụi trần.
< Ai nấy mặt đau thương.
Trĩu nặng suy tư, đậm nét trần thế - mẫu số chung của những gương mặt tượng.
một nỗi ám ảnh, day dứt, khôn nguôi.
2. Hình tượng quần thể La Hán.
a. Đặc tả cận cảnh.
Pho La Hán 1 Pho La Hán 2 Pho La Hán 3
*Đặc điểm
Ngoại hình
+ Xương trần, thân gầy, sâu vòm mắt .
?Tính từ giàu chất tạo hình đặc tả sự gầy guộc, khắc khổ, quắt héo về thân hình.
Tư thế
+ Trầm ngâm
, ngồi y .
? Ngồi bất động.
Nội tâm
+ Đau khổ, sâu, thiêu đốt
? Mải suy tư, nung nấu tâm can đến nỗi thiêu đốt , tiều tuỵ cả hình hài.
Trầm ngâm lặng lẽ, nhưng bên trong là ngọn hỏa tâm đang thiêu đốt. ( Lấy tĩnh tả động)
Nhận xét
+ Mắt giương, mày nhíu xệch,
trán nổi sóng, môi cong, gân vặn, mạch máu sôi.
? Động từ , tính từ, hình ảnh so sánh, khắc hoạ sự vận động mạnh mẽ, dữ dội trên khuôn mặt và thân thể.
? Đồng nhất diện mạo với nội tâm, nỗi đau khổ dữ dội lớn lao, căm giận sục sôi nhưng không tìm được sự giải thoát.
Căng toàn thân để nghĩ ngợi kiếm tìm sự giải thoát. ( Lấy động tả động)
+ Cơ thể: chân tay co xếp như chiếc thai non.
? Thu nhỏ tối đa.
+ Đôi tai rộng, dài ngang gối, tướng nhà Phật.
+ Nghe đủ chuyện buồn.
? Sự tương phản, đã tạo nét dị biệt, ngồi trong sự tĩnh tại, an bằng.
Cố an phận buông xuôi nhưng không thể tránh được nỗi đau khổ. ( Cố thu vào cái tĩnh )
? Phải nhập thế, nghe đủ những âm thanh của cuộc đời.
+ Ngồi y cho đến nay.
? Bất lực, bế tắc thời gian dài
*Nhận xét chung
Với ngôn ngữ giàu chất tạo hình tác giả đã khắc họa thành công ba pho tượng với ba hình hài, ba tư thế, ba nội tâm khác nhau theo đúng quan niệm của đạo Phật nhưng đều chứa đựng chung một nỗi đau đời, bất lực. Tác giả đã thổi hồn vào từng thớ gỗ để tạo nên những tác phẩm điêu khắc bằng ngôn từ.
b. Khái quát nhóm tượng.
* Bối cảnh.
- Hình ảnh:
Giông bão, vực thẳm, bóng tối, gió đen.
? Nghệ thuật ẩn dụ khắc hoạ bối cảnh u ám, đen tối, bế tắc đầy bi kịch.
* Đặc điểm chung của các pho tượng.
- Khuôn mặt:
Mỗi người - mặt con người. Mặt tượng - Mặt người.
Thế giới tượng Phật chính là thế giới của những kiếp trầm luân.
- Thế giới nội tâm:
+ Cuồn cuộn, đau thương, cháy, trăm vật vã, không khóc cũng đổ mồ hôi.
? Những động từ mạnh, từ láy gợi hình và biểu cảm đã diễn tả nỗi đau thương tột cùng.
Tư thế khác nhau, Nhìn khắp không gian, Hỏi vào nơi sâu thẳm.
+ Mặt cúi, nghiêng, ngoảnh: Quay theo tám hướng: Hỏi trời sâu:
Sự bức xúc, nỗ lực sục sôi tìm lối đi.
+ "Một câu hỏi lớn. Không lời đáp . Cho đến bây giờ mặt vẫn chau"
Câu hỏi lớn: Câu hỏi về cuộc đời Không lời đáp: Sự im lặng vô vọng
Dấu chấm giữa dòng thơ, tạo ra vực thẳm ngăn cách giữa khát vọng và bế tắc.
Mặt vẫn chau: Những đau khổ bế tắc còn vẹn nguyên trong thớ gỗ.
? Bế tắc hoàn toàn.
* Nhận xét:
Huy Cận đã làm sống lại hiện thực cuộc đời trên những nét chạm khắc tài hoa bằng ngôn từ.
Tiểu kết
- Nghệ thuật miêu tả các pho tượng đi từ cụ thể đến bao quát đã đem đến cho người đọc cái nhìn khá cụ thể, toàn diện về thế giới của 18 vị La Hán chùa
Tây Phương.
- Hệ thống ngôn ngữ giàu chất tạo hình kết hợp cảm xúc với suy tưởng, Huy Cận đã thổi hồn vào những pho tượng vô tri - Đây thực sự là những công trình điêu khắc bằng thơ
- Thông qua hình tượng các vị La Hán tác giả dựng lên được sự bế tắc của thời đại, sự vùng vẫy kiếm tìm lối thoát của cả dân tộc trong quá khứ.
3. Đối thoại với nghệ nhân tạc tượng.
- Bóng dáng cha ông ta xưa:
+ Cha ông bằng xương máu + Đương thời của Nguyễn Du + Nung nấu ,vò võ + Đau đời nhưng không cứu được đời
? Những pho tượng là hiện thân cho nỗi khổ đau, bế tắc của những con người trong xã hội cũ.
- Hành động: Sờ soạng
-> Mò mẫm, kiếm tìm.
* Nhận xét:
- Đoạn thơ nói về bi kịch của cha ông ta trong quá khứ.
4. Giải pháp của thời đại.
- Xã hội đã lên đường, mặt tượng dường tươi lại, tươi vạn dặm đường xuân
? Cảm nhận chủ quan của nhà thơ: Đất nước đã thay da đổi thịt là lời giải đáp cho bế tắc của cha ông. Tác giả ngợi ca tính ưu việt của xã hội mới đồng thời còn là sự đồng cảm với nỗi đau của cha ông ta trong quá khứ.
- Cuộc sống:
+ Giậm chân một chỗ +Héo tựa mầm non thiếu ánh dương.
Luẩn quẩn ngưng đọng, đầy bi kịch làm héo hắt bao tâm hồn.
- Người đọc nhận ra một sự đồng cảm của tác giả qua giọng thơ nhập cuộc, bằng những tình cảm chân thành xuất phát từ trải nghiệm của bản thân nhà thơ.
I - Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
II - Phân tích.
1. Cảm xúc ban đầu.
2. Hình tượng quần thể La Hán.
a. Đặc tả cận cảnh.
Pho La Hán 1 Pho La Hán 2 Pho La Hán 3
b. Khái quát nhóm tượng.
* Bối cảnh.Tăm tối, bế tắc, bi kịch
* Đặc điểm chung của các pho tượng: Khuôn mặt/ Nội tâm: Đau thương, sục sôi tìm lối, bế tắc hoàn toàn.
3. Đối thoại với nghệ nhân tạc tượng.
4. Giải pháp của thời đại.
III - Tổng kết.
1. Nội dung.
- Qua miêu tả các pho tượng La Hán tác giả cảm nhận và suy tưởng về những đau khổ, trăn trở, bế tắc của ông cha ta trong một thời đại của quá khứ.
- Bài thơ thể hiện rõ nét phong cách thơ Huy Cận: Sự gắn bó giữa cảm xúc với suy tưởng triết lý.
2. Nghệ thuật.
- Tạo hình bậc thầy: Qua hệ thống ngôn từ, hình ảnh, các biện pháp tu từ, lối quay của điện ảnh -> Bài thơ điêu khắc của điêu khắc.
Trầm ngâm lặng lẽ, nhưng bên trong là ngọn hỏa tâm đang thiêu đốt. ( Lấy tĩnh tả động)
Căng toàn thân để nghĩ ngợi kiếm tìm sự giải thoát. ( Lấy động tả động)
Cố an phận buông xuôi nhưng không thể tránh được nỗi đau khổ. ( Cố thu vào cái tĩnh )
Kính chúc các thầy cô giáo mạnh khoẻ, hạnh phúc ! Chúc các em học tập chăm chỉ, tiến bộ !
Câu hỏi thảo luận nhóm
Tìm những chi tiết về ngoại hình, tư thế, nội tâm của các pho tượng? Qua đó nêu những nhận xét của em về các pho tượng?
Pho La Hán 3
Pho La Hán 1
Pho La Hán 2
A
B
C
1. Một góc nhìn chùa Tây Phương
2. Quần thể La Hán
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Hồng Dũng
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)