Cac vi La Han chua Tay Phuong

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Bình | Ngày 21/10/2018 | 98

Chia sẻ tài liệu: cac vi La Han chua Tay Phuong thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

I . Giới thiệu :
1 . Nhà thơ Huy Cận .
- Cù Huy Cận , 1919, Hương Sơn , Hà Tĩnh
- Là nhà thơ Lãng mạn có tiếng trước Cách mạng . Bạn thân của Xuân Diệu .
- Sau Cách mạng giữ nhiều trọng trách ở Bộ văn hoá thông tin .
- Thơ :
+ Trước Cách mạng :
. Các tập " Lửa Thiêng" , " Vũ trụ ca".
. Thể hiện nỗi buồn thương về kiếp người quê hương , cuộc đời .
+ Sau Cách mạng :
. Các tập " Trời mỗi ngày lại sáng" ,"Bài thơ cuộc đời" .
. Thể hiện niềm tin yêu gắn bó với cuộc đời mới.".
I . Giới thiệu :
2 . Xuất xứ và hoàn cảnh ra đời:
-In trong tập " Bài thơ cuộc đời"
Sáng tác 1960 , khi nhà thơ thăm chùa Tây Phương .
3 . Chùa Tây phương và "các vị La Hán".
4 . Bố cục
+ Tám khổ : Chân dung các bức tượng La Hán
+ Năm khổ : Suy tưởng về bi kịch của cha ông .
+ Hai khổ : Niềm tin thời đại mới .
5 . Cảm hứng chủ đạo :
Dáng vẻ khổ đau của các bức tượng La Hán và niềm tin vào thời đại mới .

(Xem Sách giáo khoa)
II. Phân tích :
1 . Tám khổ thơ đầu :
a. Khổ 1 :
" Các vị La Hán chùa Tây Phương
Tôi đến thăm về lòng vấn vương
Há chẳng phải đây là xứ phật
Mà sao ai nấy mặt đau thương"

Tâm trạng nhà thơ khi ngắm các bức tượng La Hán chùa Tây Phương :
." Vấn vương"
?day dứt , băn khoăn bị ám ảnh
." Xứ phật" sao " đau thương"?
?Nghịch lí khó hiểu .
Câu hỏi tu từ như một nỗi niềm khắc khoải .


II . Phân tích
1 . Tám khổ thơ đầu
II. Phân tích :
1 . Tám khổ thơ đầu :
b. Khổ 2 , 3, 4 :
Đặc tả chân dung ba vị La Hán tiêu biểu
? Vị 1 :
"Đây vị xương trần chân với tay
Có chi thiêu đốt tấm thân gầy
Trầm ngâm đau khổ sâu vòm mắt
Từ bấy ngồi y cho đến nay"

- Các hình ảnh : " Xương trần", "tấm thân gầy" , "sâu vòm mắt" , "ngồi y"
? Tạo ấn tượng sâu sắc về sự trơ trụi , gầy guộc , bất động .
- "Có chi thiêu đốt" ? Câu hỏi tu từ
?Nỗi băn khoăn trăn trở .


II . Phân tích
1 . Tám khổ thơ đầu
II. Phân tích :
1 . Tám khổ thơ đầu :
b. Khổ 2 , 3, 4 :
Đặc tả chân dung ba vị La Hán tiêu biểu
? Vị 2 :
"Có vị mắt giương mày nhíu xệch.
Trán như nổi sóng biển luân hồi
Môi cong chua chát tâm hồn héo
Gân vặn bàn tay mạch máu sôi".

. ." Mắt giương" , "mày nhíu" , "trán nổi sóng" , "môi cong" , "gân vặn bàn tay , mạch máu sôi"
- Từ ngữ giàu chất tạo hình .
- Động từ , trạng từ đi liền

? Khắc chạm , diễn tả sinh động trạng thái căng thẳng dồn nén nung nấu dữ dội . trên hình hài La Hán



II . Phân tích
1 . Tám khổ thơ đầu
II. Phân tích :
1 . Tám khổ thơ đầu :
b. Khổ 2 , 3, 4 :
Đặc tả chân dung ba vị La Hán tiêu biểu
?Vị 3 :
" Có vị chân tay co xếp lại
Tròn xoe tựa thể chiếc thai non
Nhưng đôi tai rộng dài ngang gối
Cả cuộc đời nghe đủ chuyện buồn"

" Chân tay co xếp" , "trò xoe" , "Tai rộng dài"...
- Hình hài , tư thế lạ .
- Hình ảnh tương phản gợi chiều chuyển động tương phản
?Thể hiện tâm trạng sợ hãi .


II . Phân tích
1 . Tám khổ thơ đầu

?D�ng du?ng n�t ng?ai hình d? th? hi?n n?i t�m . Ba hình hài , ba tư thế khác nhau cùng làm nổi bật một thế giới đau khổ cả về vật chất lẫn tinh thần .

c .Khổ 5 , 6, 7,8 .
"Các vị ngồi đây trong lặng yên
Mà nghe giông bão nổ trăm miền
Như từ vực thẳm đời nhân loại
Bóng tối đùn ra trận gió đen.

Mỗi người một vẻ mặt con người
Cuồn cuộn đau thương cháy dưới trời
Cuộc họp lạ lùng trăm vật vã
Tượng không khóc cũng đổ mồ hôi.

Mặt cúi mặt nghiêng , mặt ngoảnh sau
Quay theo tám hướng hỏi trời sâu
Một câu hỏi lớn không lời đáp
Cho đến bây giờ mặt vẫn chau.

Có thực trên đường tu đến phật
Trần gian tìm cởi áo trầm luân
Bao nhiêu quằn quại run lần chót
Các vị đau theo lòng chúng nhân ?"

II. Phân tích :
1 . Tám khổ thơ đầu :
c . Khổ 5, 6, 7 , 8
Tả chung nhóm tượng .
Vừa tả vừa khái quát suy luận . Nhà thơ khẳng định Nỗi đau được thể hiện ở ba bức tượng trên là :
- Nỗi đau chung của quần thể " Các vị".
- Là nỗi đau của con người . "Nhân loại" "chúng nhân"
- Nỗi đau vô tận , ở đỉnh cao : " cuồn cuộn" , "tượng..đổ mồ hôi", " run lần chót"
- Nỗi đau bế tắc . Sôi sục kiếm tìm lối thoát , nhưng hoàn toàn bất lực "một câu hỏi lớn không lời đáp"
? Đó là nỗi đau của cha ông ta xưa.
II . Phân tích
1 . Tám khổ thơ đầu
Tóm lại :
Ngôn ngữ tạo hình , suy tưởng độc đáo, tám khổ thơ như tác phẩm điêu khắc bằng ngôn ngữ , tái hiện sinh động hình hài các bức tượng La Hán chùa Tây Phương với những nỗi đau của con người .
Qua đó làm nổi bật tài năng của nghệ nhân điêu khắc.
Đồng thời thể hiện sâu sắc tấm lòng và tài thơ Huy Cận .


II. Phân tích :
2 . Năm khổ giữa .
Nào đâu Bác thợ cả xưa đâu
Sống lại cho tôi hỏi một câu
Bác tạc bấy nhiêu hình khổ hạnh
Thật chăng chuyện phật kể cho nhau?

Hay bấy nhiêu hồn trong gió bão
Bấy nhiêu tâm sự bấy nhiêu đời
Là cha ông đó bằng xương máu
Đã khổ , không yên cả đứng ngồi.







Cha ông năm tháng đè lưng nặng
Những bạn đương thời của Nguyễn Du
Nung nấu tâm can vò võ trán
Đau đời có cứu được đời đâu .

Đứt ruột cha ông trong cái thủa
Cuộc sống giậm chân hoài một chỗ
Bao nhiêu hy vọng thúc bên sườn
Héo tựa mầm non thiếu A�nh Dương .

Hoàng hôn thế kỉ phủ bao la
Sờ soạng cha ông tìm lối ra
Có phải thế mà trên mặt tượng
Nửa như khói ám , nửa sương tà .

II. Phân tích :
2 . Năm khổ giữa .
- Mượn lời đối thoại với " Bác thợ cả". Nghệ nhân tạc tượng .
- Gắn các bức tượng vào hoàn cảnh thời đại nó ra đời .
Nhà thơ :
? Suy tưởng về tấn bi kịch của cha ông .
? Bình luận về ý nghĩa phản ánh hiện thực của tác phẩm điêu khắc .
+ " Những bạn đương thời của Nguyễn Du"
Nỗi đau được thể hiện trên các bức tượng là nỗi đau của cha ông ta thế kỉ XVII, XVIII
+ " Đau đời có cứu được đời đâu "
Là bi kịnh của cả một thời đại đen tối hủy diệt mọi hy vọng . "Bao nhiêu hy vọng ...Héo tựa mầm non thiếu ánh dương".

2. Năm khổ giữa
Tóm lại :
- Hình ảnh thơ có sức khái quát cao, diễn tả sâu sắc nỗi đau tinh thần của cha ông ta thế kỉ XVII , XVIII .
-Tác phẩm Nghệ thuật bắt nguồn và phản ánh hiện thực . Thể hiện tư tưởng tình cảm của người nghệ sĩ đối với cuộc sống .
- Đoạn thơ thể hiện sự đồng cảm sâu sắc của huy Cận - Người nghệ sĩ thời đại mới với người nghệ sĩ xưa . Với cha ông một thời khổ đau bế tắc .

II. Phân tích :
3. Hai khổ cuối :
"Các vị La Hán chùa Tây Phương!
Hôm nay xã hội đã lên đường
Tôi nhìn mặt tượng dường tươi lại
Xua bóng hoàng hôn , tản khói sương

Cha ông yêu mến thời xưa cũ
Trần trụi đau thương bỗng hóa gần !
Những bước mất đi trong thớ gỗ
Về đây tươi vạn dặm đường xuân" .

II. Phân tích :
3. Hai khổ cuối :
Đối chiếu hai thời đại , nhà thơ khẳng định :
- Thời đại mới đã:
+ Làm tươi lại những bức tượng khô héo
+ Giải thoát những bế tắc , những nỗi đau đời.
+ Giúp chúng ta , những con người thời đại mới gần gũi với cha ông .
- Lời thơ như một tiếng reo .
3 . Hai khổ cuối


III . Chủ đề :
Qua hình ảnh đau khổ của các bức tượng La Hán , nhà thơ nói lên:
- Những suy nghĩ sâu sắc về nỗi đau bế tắc của cha ông , của các nghệ sĩ trong quá khứ
- Niềm tin : Thời đại mới sẽ giải tỏa được những bế tắc đó .
Thử trí nhớ ! Ai nhớ nhanh ?
1 . Cảm xúc chủ đạo của bài thơ :
a.Nỗi đau đớn được thể hiện trên các bức tượng La Hán.
b.Niềm tin vào thời đại mới
c . Cả hai

2. Nhà thơ ngắm nhìn và suy nghĩ về các bức tượng La Hán bằng :
a. "Đôi mắt" và ý nghĩ của tín đồ phật giáo khi lên chùa thờ cúng
b . "Đôi mắt" và ý nghĩ của người thưởng thức , nhà phê bình tác phẩm Nghệ thuật.

3. Vẻ đẹp bao trùm ngôn từ nghệ thuật của bài thơ :
a. Giàu chất tạo hình.
b . Giàu tính trữ tình.
X
X
X
VI . Tổng kết:
1 . Nghệ thuật :
- Ngôn ngữ tạo hình .
- Chất suy tưởng triết lí sâu sắc .
2 . Nội dung :
- Thể hiện sự suy ngẫm của Huy cận - nhà thơ thời đại mới về giá trị phản ánh cuộc sống của những kiệt tác điêu khắc , kiệt tác Nghệ thuật của của nghệ sĩ xưa.
- Đó là tấm lòng của Huy Cận đối với di sản văn hoá cha ông đã truyền lại . Và niềm tin sâu sắc vào thời đại mới .
- Bài thơ thể hiện sâu sắc lý tưởng Chủ Nghĩa Xã Hội.
Dặn dò :
1. Học thuộc ba mươi hai câu đầu . Viết thành văn phân tích đoạn thơ.
2 .Nắm vững giá trị nội dung và nghệ thuật bài thơ .
3.Soạn : Mùa Lạc.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Bình
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)