Các Vấn Đề Của Lá Cây

Chia sẻ bởi Lê Đại Thắng | Ngày 23/10/2018 | 89

Chia sẻ tài liệu: Các Vấn Đề Của Lá Cây thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

Thực Vật Học

Phân biệt lá đơn và lá kép
So sánh cấu tạo của lá cây 2 lá mầm và lá cây 1 là mầm
Cấu tạo giải phẫu của lá

Giảng viên hướng dẫn: Ths. Hoàng Hữu Tình
Sinh viên thực hiện: Nhóm 3, KHCT 48A
Thời gian thực hiện: Học kì 2, năm học 2014- 2015
I) Phân biệt lá đơn và lá kép
1) Khái niệm

Lá đơn là một dạng lá cây mà phiến lá gắn liền trực tiếp với thân cành cây. Chỉ có 1 cấp cuống lá, khi thay lá theo sinh lý, toàn bộ phần phiến lá và cuống sẽ rơi rụng cùng một thời điểm. Lá đơn chủ yếu xuất hiện ở lá dạng phiến và lá dạng dải.

Lá kép là một dạng tiến hóa của lá cây mà mỗi phiến lá không gắn trực tiếp với thân cành mà thường thông qua hệ thống cuống lá. Phiến lá này thường có cuống, gân lá như lá đơn nguyên, phần này là lá chét của lá kép. Khi cây thay lá, lá chét thường rơi rụng trước rồi cuống chính mới rụng khỏi thân cành.
Đặc điểm

1.Lá đơn
-Phiến lá gắn liền trực tiếp với thân cành cây

-Chỉ có một cấp cuống lá, khi thay lá theo sinh lý, toàn bộ phần phiến lá và cuống lá sẽ rơi cùng một thời điểm

-Lá đơn chủ yếu xuất hiện ở lá dạng phiến và lá dạng dải
2.Lá kép
-Do cuống lá phân nhánh, mỗi nhánh mang một phiến lá nhỏ gọi là lá chét. Mỗi lá chét có hình dạng như một lá, có cuống nhỏ, tất cả đều đính trên một cuống chung.

-Khi lá kép rụng thì đầu tiên lá chét sẽ rụng trước rồi sau đó cuống lá mới rụng.


Phân biệt lá mùng tơi và lá hoa hồng
+ Cuống lá
+ Phiến lá
+ Sự rụng lá
* Lá mùng tơi: lá đơn

• Có cuống nằm ngay dưới chồi nách, mỗi cuống chỉ mang một phiến, cuống và phiến cùng rụng một lúc, để lại vết sẹo trên thân hoặc cành




* Lá hoa hồng: lá kép

Có cuống chính phân nhánh thành nhiều cuống con, mỗi cuống con mang 1 phiến (lá chét), chồi nách chỉ có ở phía trên cuống chính. Khi rụng lá chét rụng trước, cuống chính rụng sau.
Hình dạng, kích thước
a) Lá kép : có hình dạng khác nhau tùy thuộc váo cách đính của lá chét vào cuống kép và các loại cuống kép thứ cấp vào cuống kép sơ cấp. Thường thấy 2 loại hình chủ yếu:
+ Lá kép lông chim (xương cá): cuống thứ cấp, lá chét đính vào cuống sơ cấp (cuống cấp 1) thành hính lông chim (xương cá).
+ Lá kép chân vịt: cuống thứ cấp hoặc lá chét đính quanh chung 1 điểm ở cuống sơ cấp.

b) Lá đơn :Tùy theo sự chia cắt của phiến lá có:
+ Lá đơn nguyên: Mép phiến lá phẳng, mép phiến lá lượn sóng hoặc có răng
+ Lá đơn có thùy: Phiến lá bị cắt thành nhiều thùy nhưng chỗ cắt không quá sâu
+ Lá đơn chia thùy:Phiến lá bị cắt vào sâu quá ½ của nửa phiến lá
+ Lá đơn xẻ thùy: Phiến lá bị cắt rất sâu vào gần hết chiều rộng của nửa phiến lá, có khi tới gân chính.

Ví dụ :
+ Lá đơn: mùng tơi, dừa, tía tô, bưởi, cam, chanh, quýt, rau muống, rau má …

+ Lá kép: phượng, me, hoa hồng, trinh nữ ….
LÁ KÉP
LÁ ĐƠN

II) So sánh cấu tạo của lá cây hai lá mầm và lá cây một là mầm
*** Ở thực vật một lá mầm ( số mầm của phôi là 1 ) , các gân lá chính là song song( rễ chùm) , trong khi ở thực vật hai lá mầm ( số mầm của phôi là 2 ) chúng có dạng hình mạng hoặc hình cung ( rễ cọc ) .

- Vd :
+ Một là mầm : lúa, ngô, rẻ quạt
+ Hai lá mầm : dừa cạn , rau má, bàng, cải, ổi, bầu , bí , cà chua
II) So sánh cấu tạo của lá cây hai lá mầm và lá cây một là mầm
Các kiểu gân lá
1. Cây một lá mầm
a) Bẹ lá :
- Biểu bì
- Lớp cương mô
- Nhu mô
- Những bó dẫn trong bẹ lá là những bó dẫn chồng chất kép, xếp nhiều vòng.
b) Phiến lá
- Xếp hơi thẳng đứng, 2 mặt lá được chiếu sáng tương đối đồng đều nhau
- Gân lá song song, hình cung.
c) Không có cuống lá

2. Cây hai lá mầm
Đa số cây 2 lá mầm đều có cuống lá và phiến lá.
a) Cuống lá:
Thường phân biệt rõ:
+ Mặt trên : phẳng hoặc hơi lõm.
+ Mặt dưới: lồi.
b) Phiến lá:
- Có vị trí nằm ngang, và có cấu tạo không đồng nhất.
- Có gân: Hình lông chim
- Gân chính thì ở giữa và dày.
- Gân con: phân nhánh ở 2 bên.

II) So sánh cấu tạo của lá cây hai lá mầm và lá cây một là mầm
CÂY MỘT LÁ MẦM
CÂY HAI LÁ MẦM
II) So sánh cấu tạo của lá cây hai lá mầm và lá cây một là mầm
III) Cấu tạo giải phẫu của lá
Sự hình thành và phát triển của lá
Cấu tạo cây Hai lá mầm
Cấu tạo cây Một lá mầm
1
2
3
1) Sự hình thành và phát triển của lá
1.1) Các giai đoạn phát triển của lá từ u lá
1.2) Lá non ở đầu đỉnh sinh trưởng
1) Sự hình thành và phát triển của lá
2) Cấu tạo cây Hai lá mầm

2.1) Cuống lá: mặt trên phẳng hoặc lõm, mặt dưới lồi
+ Biểu bì: Gồm các TB hình chữ nhật, ngoài có tầng cutin và lỗ khí. Có thể có lông che chở. Mô dày nằm sát lớp biểu bì -> nâng đỡ

+ Mô mềm: chứa nhiều lạp lục

+ Các bó dẫn: Libe ở ngoài, gỗ ở trong
2) Cấu tạo cây Hai lá mầm

2.2) Phiến lá: nằm ngang nên có cấu tạo không đồng nhất, thể hiện kiểu lưng bụng rõ rệt
Sơ đồ cấu tạo lá cây 2 lá mầm
+ Biểu bì:
- Biểu bì trên: gồm các TB không có lục lạp, vách thường dày thấm cutin, có hoặc không có khí khổng
- Biểu bì dưới: cutin mỏng, nhiều khí khổng
Nếu lá nổi trên nước thì khí khổng phân bố trên bề mặt lá, lá thủy sinh không có khí khổng
+ Mô đồng hóa:
- Mô dậu: thường có hình chữ nhật, chứa nhiều lục lạp -> chức năng đồng hóa
- Mô xốp: TB đa giác, tròn không đều, nhiều khoảng trống giữa các TB -> chức năng TĐ khí và vận chuyển sản phẩm hữu cơ
Giữa mô dậu và mô xốp có TB thâu góp -> góp các sp hữu cơ
+ Mô cơ:
- Hậu mô: dưới biểu bì gân chính
- Cương mô: quanh bó mạch gân chính
+ Nhu mô: có ít. ở gân chính
+ Mô dẫn: hệ thống các bó mạch: tạo thành hệ gân lá -> dẫn truyền
- Gân chính: bó mạch cắt ngang
- Gân bên: bó mạch cắt ngang và cắt dọc
2.2) Phiến lá
2) Cấu tạo cây Hai lá mầm

2) Cấu tạo cây Hai lá mầm

Sơ đồ cấu tạo lá cây 2 lá mầm
3) Cấu tạo cây Một lá mầm

Sơ đồ cấu tạo lá cây một lá mầm
3) Cấu tạo cây Một lá mầm

3.1) Bẹ lá
3) Cấu tạo cây Một lá mầm

3.2) Phiến lá
+ Mô bì: biểu bì trên và dưới đều có lớp cutin hoặc thấm sáp, silic và có khí khổng

+ Mô đồng hóa: thường chỉ có mô khuyết (mô dậu hoặc mô xốp)

+ Mô cơ: chỉ có cương mô ở gân chính và xung quanh các bó mạch

+ Mô dự trữ: nhu mô ở gân chính

+ Mô dẫn: chỉ có 1 loại bó mạch cắt ngang

Các bó mạch thấy rõ vòng TB thu góp là những TB hình đa giác, ít lục lạp
3) Cấu tạo cây Một lá mầm

Sơ đồ cấu tạo lá cây một lá mầm
Sơ đồ cấu tạo lá cây một lá mầm
3) Cấu tạo cây Một lá mầm

Thank You !
Nhóm 3 :
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Đại Thắng
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)